Danh sách quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông

Các VĐV cầm cờ cho các đoàn tại Thế vận hội Mùa đông 1924 cùng tuyên thệ.

Bài này trình bày danh sách các quốc gia, đại diện bởi các Ủy ban Olympic quốc gia (NOC), đã tham dự Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924 đến 2018. Thế vận hội Mùa đông được tổ chức 4 năm một lần bắt đầu từ năm 1924 (khoảng thời gian giữa 2 lần tổ chức liên tiếp được gọi là Olympiad, trừ các kỳ bị hủy bỏ vào các năm 1940 và 1944, cũng như lần đại hội được tổ chức sớm 2 năm so với thông lệ - kỳ thứ 17). 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ) đã từng tham gia ít nhất 1 kỳ Thế vận hội Mùa đông, và 12 quốc gia (Anh, Áo, Ba Lan, Canada, Hoa Kỳ, Hungary, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy SĩÝ) đã tham gia hết 23 kỳ vận hội. SécSlovakia cũng hiện diện tại toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa đông nếu tính cả sự tiếp nối Tiệp Khắc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và những đại hội đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Môn thể thao mùa đông đầu tiên được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội hiện đại là trượt băng nghệ thuật, tại Thế vận hội Mùa hè 1908Luân Đôn. 21 vận động viên trượt băng đến từ 6 quốc gia (Anh, Argentina, Đức, Hoa Kỳ, NgaThụy Điển) tranh tài tại 4 nội dung từ ngày 28 đến 29 tháng 10.[1] Trượt băng không nằm trong danh sách các môn thể thao tại Thế vận hội Mùa hè 1912Stockholm, nhưng lại tiếp tục xuất hiện tại Thế vận hội Mùa hè 1920Antwerp. Khúc côn cầu trên băng cũng nằm trong chương trình thi đấu kỳ năm 1920, với 7 đội tham gia.[2]

Thế vận hội Mùa đông đầu tiên diễn ra vào năm 1924, ở Chamonix, Pháp. Đại hội ban đầu có tên Tuần lễ Thể thao mùa đông quốc tế, được tổ chức cùng với Thế vận hội Mùa hè 1924, sau đó Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đổi thành Thế vận hội Mùa đông lần thứ nhất.[3] 16 quốc gia đã tham dự kỳ vận hội này: 14 đoàn từ châu Âu và 2 đoàn của Bắc Mỹ.[4] Bốn năm sau, 25 quốc gia góp mặt tại Thế vận hội Mùa đông 1928, ở St. Moritz, Thụy Sĩ, trong đó có Argentina (quốc gia đầu tiên đến từ Bán cầu nam), Nhật Bản (quốc gia đầu tiên đến từ châu Á) và Mexico.[5] Tại Thế vận hội Mùa đông 1932 tổ chức ở Lake Placid, Hoa Kỳ, khi đó thế giới đang trong cuộc Đại khủng hoảng, số lượng các nước tham gia giảm xuống còn 17.[6] Thế vận hội Mùa đông 1936Garmisch-Partenkirchen, Đức, đã quy tụ 28 quốc gia, con số lớn nhất tính tới thời điểm đó.[7] Phải 12 năm sau kỳ đại hội này, Thế vận hội mới lại được tổ chức, bởi Thế vận hội 1940Thế vận hội 1944 đều bị hủy do Đệ Nhị Thế chiến.[8]

Thời kỳ hậu chiến và Chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, 28 nước đã tới St. Moritz tham dự Thế vận hội Mùa đông 1948, trong đó không có Đức và Nhật Bản, vì những vai trò của họ hồi Thế chiến.[9] Thế vận hội Mùa đông 1952Oslo, Na Uy, có 30 quốc gia tham dự.[10] Thế vận hội Mùa đông 1956Cortina d'Ampezzo, Ý, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của Liên Xô; 31 nước tham gia tranh tài.[11] Các Ủy ban Olympic quốc gia của Đông ĐứcTây Đức được đại diện chung bởi một đoàn thể thao Đức duy nhất, điều này được duy trì cho tới 1964.[12] 30 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông 1960Squaw Valley, Hoa Kỳ,[13] gồm cả Nam Phi, nước châu Phi đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông. 36 nước có đại diện tham gia ở Innsbruck, Áo, tại Thế vận hội Mùa đông 1964.[14]

Thế vận hội Mùa đông 1968Grenoble, Pháp, đánh dấu lần đầu tiên Đông Đức và Tây Đức góp mặt với các đoàn riêng; tổng cộng có 37 nước.[15] Thế vận hội Mùa đông 1972 được tổ chức ở Sapporo, Nhật Bản, là kỳ đại hội đầu tiên diễn ra tại khu vực ngoài châu Âu hay Hoa Kỳ. 35 nước tham dự, trong đó có Philippines, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên góp mặt thi đấu.[16] Thế vận hội Mùa đông quay trở lại Innsbruck vào năm 1976, với sự có mặt của 37 nước.[17]

Lake Placid một lần nữa là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông, vào năm 1980, với 37 quốc gia tham dự.[18] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần đầu tới với đại hội; đáp trả lại, Trung Hoa Dân Quốc tẩy chay kỳ vận hội này, sau khi đã từng tham gia Olympic Mùa đông vào các năm 1972 và 1976. Sarajevo, Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư là chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 1984, kỳ Olympic chào đón 49 nước tham dự.[19] Puerto RicoQuần đảo Virgin thuộc Mỹ là 2 quốc gia Caribbean đầu tiên tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông. Một vài quốc gia vùng nhiệt đới nữa đã tham gia Thế vận hội Mùa đông 1988, ở Calgary, Alberta, Canada, bao gồm Đội tuyển xe trượt lòng máng Jamaica nổi tiếng.[20]

Những kỳ vận hội gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sự kiện hậu Chiến tranh Lạnh của những năm đầu 1990 đã làm tăng mạnh số nước tham dự Thế vận hội. Tại Thế vận hội Mùa đông 1992Albertville, Pháp, Ủy ban Olympic quốc gia của 64 nước có đại diện góp mặt, trong đó có một đoàn vận động viên Đức duy nhất—kết quả của việc Tái thống nhất nước Đức năm 1990—và một Đội tuyển Thống nhất gồm 6 nước cựu cộng hòa Liên bang Xô viết.[21] Các nước Baltic lần đầu tiên độc lập tham gia kể từ năm 1936, và một số cựu quốc gia Nam Tư cũng bắt đầu tham dự với các đoàn riêng vào năm 1992.

Tháng 10 năm 1986, IOC đã bỏ phiếu quyết định chuyển thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa Olympiad mà không tổ chức trùng với Thế vận hội Mùa hè nữa,[22] và thay đổi này được áp dụng từ kỳ Thế vận hội Mùa đông thứ 17 năm 1994 ở Lillehammer, Na Uy. 67 quốc gia đã tham dự, trong đó có các quốc gia cựu Xô viết; Cộng hòa SécSlovakia cũng gửi đi các đoàn riêng biệt.[23]

Thế vận hội Mùa đông tiếp tục phát triển những năm sau đó, với 72 nước tại Thế vận hội Mùa đông 1998Nagano, Nhật Bản,[24] 77 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2002Thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ,[25] 80 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2006Turin, Ý,[26] 82 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver, British Columbia, Canada,[27] 88 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2014Sochi, Nga[28] và số lượng kỷ lục 92 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2018Pyeongchang, Hàn Quốc.[29]

Danh sách các quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách dưới đây bao gồm 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ)[30] được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bảng mã quốc gia ba chữ cũng được liệt kê cho mỗi Ủy ban Olympic Quốc gia. Từ những năm 1960, mã này được sử dụng thường xuyên bởi IOC và ban tổ chức Thế vận hội để nhận diện các Ủy ban Olympic Quốc gia, cũng như trong các báo cáo chính thức của Thế vận hội.[31] Một số quốc gia có tên chính thức ở Liên hiệp quốc khá dài, trong bảng này tên của quốc gia đó sẽ được viết gọn hơn, ví dụ: Lào (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) hay Moldova (Cộng hòa Moldova).

Một số quốc gia đã có những sự thay đổi trong thời gian là thành viên của Olympic. Sự thay đổi cách gọi do việc đặt lại tên miền địa lý sẽ được chú thích sau tên quốc gia, và những thay đổi khác được giải thích với những đường dẫn chú ý trong bảng.

Tên các quốc gia cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia từng tồn tại trong quá khứ được liệt kê trong bảng nhằm làm rõ hơn quá trình tham gia Thế vận hội của các quốc gia kế tục.

Chú thích bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
96   Tiêu đề bảng, chỉ năm diễn ra Thế vận hội từ 1924 tới 2018
Tham dự kỳ Thế vận hội
H Chủ nhà của kỳ Thế vận hội
[A] Giải thích bổ sung
  Các kỳ 1940 và 1944 bị hủy do thế chiến
  NOC thay thế hoặc đại diện bởi tiền thân NOC khác trong những năm đó

Danh sách theo thứ tự

[sửa | sửa mã nguồn]
A Â B C D Đ E F G H I J K L M N P Q R S T U V Y Z Tổng
A 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ai Cập EGY 1
 Albania ALB 4
 Algérie ALG 3
 Andorra AND 12
 Anh Quốc GBR 23
 Áo AUT H H 23
 Argentina ARG 19
 Armenia ARM Liên Xô EUN 7
 Azerbaijan AZE Liên Xô 6
 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ấn Độ IND [D] 10
B 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ba Lan POL 23
 CHDCND Triều Tiên PRK 9
 Belarus BLR Liên Xô EUN 7
 Bermuda BER 8
 Bỉ BEL 21
 Bolivia BOL 6
 Bosna và Hercegovina BIH Nam Tư 7
 Bồ Đào Nha POR 8
 Brasil BRA 8
 Bulgaria BUL 20
C 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Cameroon CMR 1
 Canada CAN H H 23
 Chile CHI 17
 Colombia COL 2
 Costa Rica CRC [B] 6
 Bắc Macedonia MKD Nam Tư 6
 Cộng hòa Séc CZE Tiệp Khắc 7
 Tiệp Khắc [^] TCH 16
 Síp CYP 11
 Croatia CRO Nam Tư 8
D 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Dominica DMA 1
Đ 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Đan Mạch DEN 14
 Đông Timor TLS 2
 Đức GER H 12
 Đông Đức [^] GDR EUA 6
 Tây Đức [^] FRG EUA 6
 Đoàn thể thao Đức thống nhất [^] EUA 3
E 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ecuador ECU 1
 Eritrea ERI 1
 Estonia EST [A] Liên Xô 10
 Ethiopia ETH 2
F 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Fiji FIJ 3
G 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ghana GHA 2
 Gruzia GEO Liên Xô 7
 Guam GUM 1
 Guatemala GUA 1
H 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Hà Lan NED 21
 Antille thuộc Hà Lan [^] AHO 2
 Hàn Quốc KOR H 18
 Hoa Kỳ USA H H H H 23
 Honduras HON 1
 Hồng Kông HKG 5
 Hungary HUN 23
 Hy Lạp GRE 19
I 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Iceland ISL 18
 Iran IRI 11
 Ireland IRL 7
 Israel ISR 7
J 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Jamaica JAM 8
K 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Kazakhstan KAZ Liên Xô EUN 7
 Kenya KEN 4
 Kosovo KOS Yugoslavia SCG SRB 1
 Kyrgyzstan KGZ Liên Xô 7
L 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Latvia LAT Liên Xô 11
 Liban LIB 17
 Liechtenstein LIE 19
 Litva LTU Liên Xô 9
 Luxembourg LUX 9
M 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Madagascar MAD 2
 Malaysia MAS 1
 Malta MLT 2
 Maroc MAR 7
 México MEX 9
 Moldova MDA Romania Liên Xô 7
 Monaco MON 10
 Montenegro MNE Nam Tư SCG 3
 Mông Cổ MGL 14
N 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Nam Phi RSA 7
 Na Uy NOR H H 23
 Nepal NEP 4
 New Zealand NZL 16
 Nga RUS Liên Xô EUN H OAR 6
 Đoàn thể thao hợp nhất [^] EUN 1
 Liên Xô [^] URS EUN 9
 Vận động viên Olympic từ Nga OAR 1
 Nhật Bản JPN H H 21
 Nigeria NGR 1
P 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Pakistan PAK 3
 Paraguay PAR 1
 Peru PER 2
 Pháp FRA H H H 23
 Phần Lan FIN 23
 Philippines PHI 5
 Puerto Rico PUR 7
Q 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Quần đảo Cayman CAY 2
 Quần đảo Virgin thuộc Anh IVB 2
 Quần đảo Virgin thuộc Mỹ ISV [C] 7
R 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 România ROU 21
S 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Samoa thuộc Mỹ ASA 1
 San Marino SMR 10
 Sénégal SEN 5
 Serbia SRB Nam Tư SCG 3
 Serbia và Montenegro[SCG] [^] SCG Nam Tư 3
 Nam Tư [^] YUG H 14
 Singapore SGP 1
 Slovakia SVK Tiệp Khắc 7
 Slovenia SLO Nam Tư 8
 Eswatini SWZ 1
T 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Tajikistan TJK Liên Xô 4
 Tây Ban Nha ESP 20
 Thái Lan THA 4
 Thổ Nhĩ Kỳ TUR 17
 Thụy Điển SWE 23
 Thụy Sĩ SUI H H 23
 Togo TOG 2
 Tonga TGA 2
 Triều Tiên COR 1
 Trinidad và Tobago TRI 3
 Đài Bắc Trung Hoa[TPE] TPE 12
 Trung Quốc CHN 11
U 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Úc AUS 19
 Ukraina UKR Liên Xô EUN 7
 Uruguay URU 1
 Uzbekistan UZB Liên Xô EUN 7
V 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Venezuela VEN 4
Y 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Ý ITA H H 23
Z 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18 Tổng
 Zimbabwe ZIM 1
Tổng số NOC 16 25 17 28 28 30 32 30 36 37 35 37 37 49 57 64 67 72 78 80 82 88 92 1117

Các quốc gia chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông

[sửa | sửa mã nguồn]

90 trong tổng số 206 Ủy ban Olympic quốc gia hiện nay chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông.[35]

Quốc gia
 Afghanistan AFG
 Angola ANG
 Antigua và Barbuda ANT
 Ả Rập Xê Út KSA
 Aruba ARU
 Bahamas BAH
 Bahrain BRN
 Bangladesh BAN
 Barbados BAR
 Belize BIZ
 Bénin BEN
 Bhutan BHU
 Botswana BOT
 Bờ Biển Ngà CIV
 Brunei BRU
 Burkina Faso BUR
 Burundi BDI
 Cabo Verde CPV
 UAE UAE
 Campuchia CAM
 Comoros COM
 Cộng hòa Congo CGO
 Cộng hòa Dân chủ Congo COD
 Cộng hòa Dominica DOM
 Trung Phi CAF
 Cuba CUB
 Djibouti DJI
 El Salvador ESA
 Gabon GAB
 Gambia GAM
 Grenada GRN
 Guinea Xích Đạo GEQ
 Guiné-Bissau GBS
 Guinée GUI
 Guyana GUY
 Haiti HAI
 Indonesia INA
 Iraq IRQ
 Jordan JOR
 Kiribati KIR
 Kuwait KUW
 Lào LAO
 Lesotho LES
 Liberia LBR
 Libya LBA
 Micronesia FSM
 Malawi MAW
 Maldives MDV
 Mali MLI
 Mauritanie MTN
 Mauritius MRI
 Mozambique MOZ
 Myanmar MYA
 Namibia NAM
 Nam Sudan SSD
 Nauru NRU
 Nicaragua NCA
 Niger NIG
 Oman OMA
 Palau PLW
 Palestine PLE
 Panama PAN
 Papua New Guinea PNG
 Qatar QAT
 Quần đảo Cook COK
 Quần đảo Marshall MHL
 Quần đảo Solomon SOL
 Rwanda RWA
 Saint Kitts và Nevis SKN
 Saint Lucia LCA
 Saint Vincent và Grenadines VIN
 Samoa SAM
 São Tomé và Príncipe STP
 Seychelles SEY
 Sierra Leone SLE
 Somalia SOM
 Sri Lanka SRI
 Sudan SUD
 Suriname SUR
 Syria SYR
 Tanzania TAN
 Tchad CHA
 Tunisia TUN
 Turkmenistan TKM
 Tuvalu TUV
 Uganda UGA
 Vanuatu VAN
 Việt Nam VIE
 Yemen YEM
 Zambia ZAM

Thay đổi tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
^  TPE:  Đài Bắc Trung Hoa có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC) vào năm 1972[16] và 1976.[17] Từ 1979, IOC sử dụng cụm từ Đài Bắc Trung Hoa để chỉ Ủy ban Olympic quốc gia nước này, qua đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể bắt đầu quay lại Thế vận hội.[36][37]
^  SCG:  Cộng hòa Liên bang Nam Tư, gồm Cộng hòa SerbiaCộng hòa Montenegro, tham gia đại hội từ 1998. Chính thể này cấu trúc lại thành Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro vào năm 2003. Tại Thế vận hội 1998[24] và 2002[25] vẫn được gọi là Nam Tư (YUG). Tên gọi Serbia và Montenegro (SCG) được dùng lần đầu ở Thế vận hội Mùa đông năm 2006.[26]

Ghi chú các lần tham gia của một số nước và vận động viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một vận động viên trượt băng tốc độ Estonia được đăng ký tham dự Thế vận hội Mùa đông 1924 và cầm cờ cho đoàn nước mình tại lễ khai mạc, nhưng đã không đến tham gia thi đấu.[4]
  2. ^ Costa Rica không dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002, nhưng các vận động viên quốc gia này có tham gia thi đấu; 78 nước góp mặt ở Thế vận hội 2002, tuy nhiên trang web của IOC chỉ liệt kê 77 quốc gia, có thể là chưa tính Costa Rica.[38]
  3. ^ Anne Abernathy là vận động viên duy nhất tới từ Quần đảo Virgin thuộc Mỹ tại Thế vận hội Mùa đông 2006, nhưng đã rút thi đấu môn trượt băng nằm ngửa (nội dung nữ) sau khi gặp chấn thương trong lúc tập luyện.[39]
  4. ^ Các vận động viên Ấn Độ ban đầu thi đấu như những vận động viên tự do và diễu hành cùng với lá cờ Olympic trong lễ khai mạc do Hiệp hội Olympic Ấn Độ bị đình chỉ. Ngày 11 tháng 2, Hiệp hội Olympic Ấn Độ được phục hồi và các vận động viên nước này được cho phép lựa chọn thi đấu dưới lá cờ tổ quốc từ thời điểm đó.[40]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cook, Theodore Andrea (tháng 5 năm 1909). The Fourth Olympiad London 1908 Official Report (PDF). Luân Đôn: British Olympic Association. tr. 284–295. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ Olympic Games Antwerp 1920 — Official Report (PDF) (bằng tiếng Pháp). Belgian Olympic Committee. 1957. tr. 144, 168–170. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Decisions taken by the Technical Congress at Prague” (PDF). Official Bulletin of the International Olympic Committee (PDF). Lausanne: International Olympic Committee (1): 17. tháng 1 năm 1926. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ a b (ed.) M. Avé, Comité Olympique Français. Les Jeux de la VIIIe Olympiade Paris 1924 - Rapport Officiel (PDF) (bằng tiếng Pháp). Paris: Librairie de France. tr. 669. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Comité Olympique Suisse (1928). Rapport Général du Comité Exécutif des IImes Jeux Olympiques d'hiver (PDF) (bằng tiếng Pháp). Lausanne: Imprimerie du Léman. tr. 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ (ed.) George Lattimer (1932). Official Report III Olympic Winter Games Lake Placid 1932 (PDF). tr. 70–72, 270. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ (ed.) Peter von le Fort (1936). IV. Olympische Winterspiele 1936 Amtlicher Bericht (PDF) (bằng tiếng Đức). Berlin: Reichssportverlag. tr. 272. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ (ed.) Carl Diem (tháng 1 năm 1940). “The Fifth Olympic Winter Games Will Not Be Held” (PDF). Olympic Review (PDF). Berlin: International Olympic Institute (8): 8–10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Comité Olympique Suisse (tháng 1 năm 1951). Rapport Général sur les Ves Jeux Olympiques d'hiver St-Moritz 1948 (PDF) (bằng tiếng Pháp). Lausanne: H. Jaunin. tr. 11. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ (ed.) Rolf Petersen (1952). The Official Report of the Organising Committee of the VIth Winter Olympic Games 1952 at Oslo (PDF). Oslo. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ VII Olympic Winter Games Cortina d'Ampezzo 1956 Official Report (PDF). Rome: Società Grafica Romana. tr. 70. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  12. ^ a b (ed.) Berlioux, Monique (July–August 1975). “The Federal Republic of Germany and Olympism” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (93–94): 290–306. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ (ed.) Robert Rubin. VIII Olympic Winter Games Squaw Valley California 1960 Final Report. California Olympic Commission. tr. 92. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ (ed.) Friedl Wolfgang and Bertl Neumann (1967). Offizieller Bericht der IX. Olympischen Winterspiele Innsbruck 1964 (PDF) (bằng tiếng Đức). Vienna, Munich: Österreichischer Bundesverlag für Unterricht, Wissenschaft und Kunst. tr. 51. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Xth Winter Olympic Games Official Report (PDF). Comité d'Organisation des xèmes Jeux Olympiques d'Hiver de Grenoble. 1969. tr. 399. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  16. ^ a b The Official Report of XIth Winter Olympic Games, Sapporo 1972 (PDF). The Organizing Committee for the Sapporo Olympic Winter Games. 1973. tr. 228–229. ISBN 0-900315-05-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  17. ^ a b (ed.) Bertl Neumann. XII.Olympische Winterspiele Innsbruck 1976 Final Report (PDF). Organizing Committee for the XIIth Winter Olympic Games 1976 at Innsbruck. tr. 163. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ Final Report XIII Olympic Winter Games (PDF). Ed Lewi Associates. 1980. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  19. ^ a b Official Report of the Organising Committee of the XlVth Winter Olympic Games 1984 at Sarajevo (PDF). Sarajevo: Oslobodenje. 1984. tr. 89–90. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  20. ^ (ed.) Rodney Chapman (1988). XV Olympic Winter Games Official Report (PDF). Calgary Olympic Development Association. tr. 621–645. ISBN 0-921060-26-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ a b (ed.) Claudie Blanc, Jean-Marc Eysseric (1992). “Results”. Official Report of the XVI Winter Olympic Games of Albertville and Savoie (PDF). Albertville, France: Comité d'organisation des XVIes Jeux olympiques d'hiver d'Albertville et de la Savoie. tr. 3. ISBN 2-9507109-0-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ (ed.) Gafner, Raymond (November–December 1986). “Decisions of the 91st IOC Session” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (229–230): 651. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ “Volume IV”. Official Report of the XVII Olympic Winter Games (PDF). 1994. tr. 63. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  24. ^ a b c (ed.) Shinano Mainichi Shimbun (1998). “Volume Three Competition Results and Participants”. The XVIII Olympic Winter Games Official Report (PDF). The Organizing Committee for the XVIII Olympic Winter Games, Nagano 1998. tr. 12. ISBN 4-7840-9827-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ a b c Official Report of the XIX Olympic Winter Games (PDF). Salt Lake Organizing Committee. 2002. ISBN 0-9717961-0-6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  26. ^ a b c Torino 2006 - XX Olympic Winter Games (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  27. ^ Vancouver 2010 - Staging the Olympic Winter Games Knowledge Report (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  28. ^ “Record 88 nations to participate in Winter Games”. Global News. Sochi, Nga. Associated Press. ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  29. ^ “6 New National Olympic Committees Welcomed to Winter Olympics for the First Time”. pyeongchang2018.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  30. ^ “National Olympic Committees”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  31. ^ Mallon, Bill; Karlsson, Ove (tháng 5 năm 2004). “IOC and OCOG Abbreviations for NOCs” (PDF). Journal of Olympic History. 12 (2): 25–28. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
  32. ^ “Olympic Medal Winners”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  33. ^ (ed.) Berlioux, Monique (September–October 1975). “The German Democratic Republic and Olympism” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (95–96): 362–377. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  34. ^ “Curtain comes down on 123rd IOC Session”. Olympic.org.
  35. ^ “Olympic Countries”. sports-reference. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  36. ^ (ed.) Berlioux, Monique (August–September 1983). “China and Olympism” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (190–191): 583–592. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  37. ^ Chan, Gerald (Autumn 1985). “The "Two-Chinas" Problem and the Olympic Formula”. Pacific Affairs. Vancouver: University of British Columbia. 58 (3): 473–490. doi:10.2307/2759241. JSTOR 2759241.
  38. ^ “Salt Lake City 2002 Winter Olympics”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  39. ^ “Olympics: 'Grandma Luge' crashes out”. CNN.com. ngày 13 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.
  40. ^ “IOC Executive Board lifts suspension of NOC of India”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Giới thiệu siêu ứng dụng đầu tư chứng khoán PineX
Giới thiệu siêu ứng dụng đầu tư chứng khoán PineX
PineX là ứng dụng thuộc công ty Pinetree - Thành viên của Hanwha Investment and Securities Co.Ltd., thuộc tập đoàn Hanwha, một trong bảy tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông