Tiếng Tat hay Ba Tư Tat/Tati[1] hay Tati là một ngôn ngữ Iran Tây Nam và biến thể của tiếng Ba Tư[1][2][3][4][5] sử dụng bởi người Tat ở Azerbaijan và Nga. Theo Ethnologue, ngôn ngữ này có 18.000 người sử dụng ở Azerbaijan, 8.000 người ở Iran, và 2.300 người ở Nga cũng như một số người nói ở Israel và Hoa Kỳ[6]. Hình thức viết của nó có liên quan đến ngôn ngữ Ba Tư Trung cổ. Ngoài ra còn có một ngôn ngữ Tây Bắc Iran được gọi là Judeo-Tat có nguồn gốc từ tiếng Tat được nói bởi người Do Thái ở Kavkaz. Tiếng Tati, cùng với tiếng Ossetia, tiếng Kurd, tiếng Talysh là một trong những ngôn ngữ thuộc ngữ chi Iran có cộng đồng sử dụng khá lớn tại Kavkaz. Vladimir Minorsky đề cập đến trong ấn bản đầu tiên của Bách khoa toàn thư Hồi giáo giống như hầu hết các phương ngữ Ba Tư, tiếng Tati không có đặc điểm quy chuẩn, và có vị trí trung gian giữa tiếng Ba Tư và phương ngữ Caspi hiện đại[7]. Theo các nhà ngôn ngữ học, Từ điển bách khoa toàn thư của Nga năm 1901 ghi nhận số lượng người nói tiếng Tati năm 1901 là 135.000 người.[7] Trong những năm 1930, Minorsky ước tính số lượng người nói tiếng Tati còn 90.000 người và sự sụt giảm này là kết quả của "Turk hóa" dần dần[7].
Tiếng Tat có nguy cơ biến mất[8][9], phân loại là "có nguy cơ nghiêm trọng" bởi Atlas of the World's Languages in Danger của UNESCO.[10]
- ^ a b Gernot Windfuhr, "Persian Grammer: history and state of its study", Walter de Gruyter, 1979. pg 4:""Tat- Persian spoken in the East Caucasus""
- ^ V. Minorsky, "Tat" in M. Th. Houtsma et al., eds., The Encyclopædia of Islam: A Dictionary of the Geography, Ethnography and Biography of the Muhammadan Peoples, 4 vols. and Suppl., Leiden: Late E.J. Brill and London: Luzac, 1913–38.
- ^ V. Minorsky, "Tat" in M. Th. Houtsma et al., eds., The Encyclopædia of Islam: A Dictionary of the Geography, Ethnography and Biography of the Muhammadan Peoples, 4 vols. and Suppl., Leiden: Late E.J. Brill and London: Luzac, 1913–38.
Excerpt: Like most Persian dialects, Tati is not very regular in its characteristic features"
- ^ C Kerslake, Journal of Islamic Studies (2010) 21 (1): 147-151. excerpt:"It is a comparison of the verbal systems of three varieties of Persian—standard Persian, Tat, and Tajik—in terms of the 'innovations' that the latter two have developed for expressing finer differentiations of tense, aspect and modality..." [1]
- ^ Borjian, Habib, "Tabari Language Materials from Il'ya Berezin's Recherches sur les dialectes persans", Iran and the Caucasus, Volume 10, Number 2, 2006, pp. 243-258(16). Excerpt:"It embraces Gilani, Ta- lysh, Tabari, Kurdish, Gabri, and the Tati Persian of the Caucasus, all but the last belonging to the north-western group of Iranian language."
- ^ Ethnologue report for Tat
- ^ a b c V. Minorsky, "Tat" in M. Th. Houtsma et al., eds., The Encyclopædia of Islam: A Dictionary of the Geography, Ethnography and Biography of the Muhammadan Peoples, 4 vols. and Suppl., Leiden: Late E.J. Brill and London: Luzac, 1913–38. Excerpt: Like most Persian dialects, Tati is not very regular in its characteristic features"
- ^ Published in: Encyclopedia of the world’s endangered languages. Edited by Christopher Moseley. London & New York: Routledge, 2007. 211–280.
- ^ “Do the Talysh and Tat Languages Have a Future in Azerbaijan?” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012.
- ^ UNESCO Interactive Atlas of the World’s Languages in Danger
- Donald W. Stilo, “The Tati Language Group in the Sociolinguistic Context of Northwestern Iran an Transcaucasia,” Iranian Studies: Journal of the Society for Iranian Studies (IranS) 14 (1981).
- Gernot L. Windfuhr, “Typological Notes on Pronominal Cases in Iranian Tati,” Bulletin of the Asia Institute 4 (1990).
- Giles Authier, “New Strategies for Relative Clauses in Azeri an Apsheron Tat,” In Clause Linkage in Cross-Linguistic Perspective: Data-Drive Approaches to Cross-Clausal Syntax (Berlin: de Gruyter Mouton 2012).
- John M. Clifton, “Colonialism, Nationalism and Language Vitality in Azerbaijan,” in Responses to Language Endangerment: In honor of Mickey Noonan. New Directions in Language Documentation and Language Revitalization, ed. Elena Mihas, Bernard Perley, Gabriel Rei-Doval, Kathleen Wheatley (Amsterdam: John Benjamins Publishing Company, 2013): 201–205.
- John M. Clifton, “Do the Talysh and Tat Languages Have a Future in Azerbaijan?” SIL International & University of North Dakota.
- A.A. Saegehi, “New Words from the Old Language of Arran, Shirvan an Azerbaijan,” Iranian Journal of Linguistics 17.1 (2002) 21–40.
- Abbas Taheri, “Tati Dialect of Takistan,” Iranian Journal of Linguistics 9.2 (1992) 25–39.