Tiếng Tatar Krym

Tiếng Tatar Krym
Qırımtatarca, Qırımtatar tili
Къырымтатарджа, Къырымтатар тили
Phát âm[qɯrɯmtɑtɑrˈd͡ʒɑ]
Sử dụng tạiUkraina, Nga
Khu vựcBiển Đen
Tổng số người nói480.000 (2006–2011)
Dân tộcNgười Tatar Krym
Phân loạiTurk
Hệ chữ viếtChữ KirinLatinh; trước đây là chữ Ả Rập
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Nga
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2crh
ISO 639-3crh
Glottologcrim1257[4]
Linguaspherepart of 44-AAB-a
Khu vực nói tiếng Tatar Krym
ELPCrimean Tatar
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Tatar Krym (Къырымтатарджа Qirimtatarca, Къырымтатар тили Qırımtatar tili), cũng gọi đơn giản là tiếng Krym, là một ngôn ngữ đã được sử dụng trong hàng thế kỷ tại Krym. Đây là một ngôn ngữ Turk hiện diện ở Krym và các cộng đồng người Tatar Krym ở Uzbekistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria, cũng như Hoa Kỳ và Canada. Nó không nên bị nhầm lẫn với tiếng Tatar (ở Tatarstan và những vùng lân cận thuộc Nga), một ngôn ngữ mà tiếng Tatar Krym có liên hệ nhưng không thông hiểu lẫn nhau. Nó đã được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Oghuz lân cận như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếng Tatar Krym

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phương ngữ nói Tatar Krym hình thành từ thời gian diễn ra các cuộc xâm lược Krym của người Turk và chấm dứt vào giai đoạn Hãn quốc Krym. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết chính thức của hãn quốc này là tiếng Chagataitiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Sau khi bị Hồi giáo hóa, người Tatar Krym dùng chữ Ả Rập để viết.

Năm 1876, các phương ngữ Krym Thổ Nhĩ Kỳ khác nhau được Ismail Gasprinski hợp lại thành một ngôn ngữ viết thống nhất, trong đó ưu tiên phương ngữ Oghuz của người Tatar Yalıboylus nhằm tránh phá vỡ mối liên kết giữa người Krym và người Thổ Nhĩ Kỳ trong Đế quốc Ottoman.

Năm 1928, bộ mẫu tự được thay bằng bảng chữ cái Turk thống nhất dựa trên bảng chữ cái Latinh. Bảng chữ cái Turk thống nhất bị thay thế vào năm 1938 bằng bảng chữ cái Kirin. Từ thập kỉ 1990, chữ viết lại dần được thay bằng chữ Latinh, tuy nhiên chữ Kirin vẫn rất phổ biến (chủ yếu là trong các tài liệu xuất bản và báo chí). Hiện bảng chữ cái tiếng Tatar Krym giống với bảng chữ cái tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bổ sung thêm hai mẫu tự là Ñ ñ và Q q.

Tiếng Tatar Krym là tiếng mẹ đẻ của nhà thơ Bekir Çoban-zade.

Tình trạng hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Tự trị Krym (được viết bằng tiếng Nga)[5] thì tiếng Nga và tiếng Tatar Krym được "bảo vệ" (Nga: обеспечивается... защита); mọi công dân đều có quyền - nếu yêu cầu (ходатайство) - nhận các giấy tờ do chính phủ cấp như "hộ chiếu, giấy khai sinh và các giấy tờ khác" được viết bằng tiếng Tatar Krym. Theo Hiến pháp Ukraina, chỉ duy nhất tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính thức trên toàn quốc nên vấn đề có nên công nhận tiếng Tatar Krym (và cả tiếng Nga) hay không vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi về mặt chính trị và pháp luật. Thời kỳ trước khi người Tatar Krym bị Liên Xô trục xuất sang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbek (18 tháng 5 năm 1944) thì tiếng Tatar Krym từng có địa vị chính thức tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Krym.

Hệ chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Tatar Krym có thể được viết bằng chữ Kirin hoặc chữ Latinh đều được. Việc dùng bảng chữ cái nào là tùy thuộc vào địa điểm sử dụng ngôn ngữ.

Bảng chữ cái Latinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Â â không được xem là mẫu tự riêng biệt.

a b c ç d e f g ğ h ı i j k l m n ñ o ö p q r s ş t u ü v y z
[a] [b] [dʒ] [tʃ] [d] [e] [f] [ɡ] [ɣ] [x] [ɯ] [i], [ɪ] [ʒ] [k] [l] [m] [n] [ŋ] [o] [ø] [p] [q] [r] [s] [ʃ] [t] [u] [y] [v], [w] [j] [z]

Bảng chữ cái Kirin

[sửa | sửa mã nguồn]
а б в г гъ д е ё ж з и й к къ л м н нъ o п p c т у ф x ц ч дж ш щ ъ ы ь э ю я
[a] [b] [v],[w] [ɡ] [ɣ] [d] [ɛ],[jɛ] [ø],[jø],[jo],[ʲo] [ʒ] [z] [i],[ɪ] [j] [k] [q] [l],[ɫ] [m] [n] [ŋ] [o],[ø] [p] [r] [s] [t] [u],[y] [f] [x] [ts] [tʃ] [dʒ [ʃ] [ʃtʃ] [(.j)] [ɨ] [ʲ] [ɛ] [y],[jy],[ju],[ʲu] [ʲa],
[ja]

гъ, къ, нъдж là các mẫu tự riêng biệt.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tình trạng của Krym và thành phố Sevastopol từ tháng ba 2014 đang nằm dưới sự tranh chấp giữa Nga và Ukraina; Ukraina và cộng đồng thế giới xem Krym là một cộng hòa tự trị của Ukraina và Sevastopol là một thành phố với tình trạng đặc biệt của Ukraina, trong khi Nga xem Krym là một chủ thể liên bang của Nga và Sevastopol là một trong các thành phố liên bang của Nga.
  2. ^ “To which languages does the Charter apply?”. European Charter for Regional or Minority Languages. Council of Europe. tr. 2. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Reservations and Declarations for Treaty No.148 - European Charter for Regional or Minority Languages”. Council of Europe. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Crimean Tatar”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  5. ^ Конституция Автономной Республики Крым, Верховный Совет Автономной Республики Крым

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Berta, Árpád (1998). “West Kipchak Languages”. Trong Johanson, Lars; Csató, Éva Ágnes (biên tập). The Turkic Languages. Routledge. tr. 301–317. ISBN 978-0-415-08200-6.
  • Kavitskaya, Darya (2010). Crimean Tatar. Munich: Lincom Europa.
  • Изидинова, С. Р. (1997). “Крымскотатарский язык”. Языки мира. Тюркские языки (bằng tiếng Nga).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Tổng quan về các nền tảng game
Tổng quan về các nền tảng game
Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson