Trần Thắng (chính trị gia sinh 1966)

Trần Thắng
Chức vụ
Nhiệm kỳ26 tháng 11 năm 2024 – nay
28 ngày
Bí thưNguyễn Long Hải
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 11 năm 2020 – 25 tháng 11 năm 2024
4 năm, 5 ngày
Thủ tướng Chính phủ
Tiền nhiệmTrần Công Thuật
Kế nhiệmTrần Phong
Vị tríQuảng Bình
Nhiệm kỳ28 tháng 3 năm 2019 – 25 tháng 11 năm 2024
5 năm, 242 ngày
Bí thư Tỉnh ủy
Tiền nhiệmTrần Công Thuật
Kế nhiệmTrần Phong
Bí thư Thị ủy Ba Đồn
Nhiệm kỳtháng 3 năm 2014 – 28 tháng 3 năm 2019
Bí thư Tỉnh ủyLương Ngọc Bính
Hoàng Đăng Quang
Kế nhiệmTrương An Ninh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinhtháng 8, 1966 (58 tuổi)
Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcNgười Kinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Kinh tế
Thạc sĩ Kinh tế chính trị
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

Trần Thắng (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1966) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (Việt Nam), nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch thứ 17 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp tỉnh Quảng Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình; Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.[1]

Trần Thắng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Cao cấp lý luận chính trị.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thắng sinh ngày 28 tháng 8 năm 1966 tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông lớn lên và theo và theo học phổ thông tại quê nhà Quảng Bình. Thời thanh niên, ông theo học ở Bình Trị Thiên, từng học Trung cấp chuyên nghiệp tại Trường Trung học kinh tế Bình Trị Thiên.[Ghi chú 1] Sau đó, ông nhận bằng Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kinh tế – Kế toán tổng hợp rồi Thạc sĩ Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.[2]

Ngày 20 tháng 8 năm 1995, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 20 tháng 8 năm 1996. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 20 tháng 9 năm 2020, ông tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII (lớp thứ năm) tại Học viện Chính trị ở thủ đô Hà Nội.[3] Nay, ông thường trú tại Khu phố 3, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1986, lúc 20 tuổi, Trần Thắng bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc là Công nhân dịch vụ chăn nuôi tại huyện Quảng Trạch. Tháng 3 năm 1989, ông là Cán bộ cung ứng kho vận của Công ty Thương nghiệp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, một doanh nghiệp nhà nước. Một năm sau, tháng 6 năm 1990, ông là Kế toán Xí nghiệp đá ốp lát cơ quan Huyện ủy Quảng Trạch. Tháng 2 năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm phòng chống giảm nhẹ thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Bắc Quảng Bình. Ông công tác ở tổ chức xã hội này cho đến năm 1999, là Thường trực chuyên trách Hội Chữ thập đỏ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.[4]

Công chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1999, Trần Thắng được biên chế sang công chức, nhậm chức Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch. Sang tháng 12 năm 2000, ông được bầu làm Huyện ủy viên trong Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch. Tháng 1 năm 2003, ông là cán bộ luân chuyển được điều về địa phương làm Bí thư Đảng bộ xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tức lãnh đạo quê hương. Tháng 9 năm 2005, ông nhậm chức Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Quảng Trạch. Tháng 10, sau Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch, ông trở thành Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quảng Trạch khóa XXII; Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện khóa XVII.[4]

Tháng 5 năm 2009, ông là Phó Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch, rồi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình bổ nhiệm làm Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch vào tháng 8 năm 2010. Từ 2010 đến 2014, ông là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Quảng Trạch.[5] Tháng 3 năm 2015, ông chuyển chức làm Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn, trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ tháng 10 năm 2015.[6]

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 3 năm 2019, tại Hội nghị lần thứ 18, Tỉnh ủy Quảng Bình thống nhất bầu Trần Thắng giữ cương vị Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2015 – 2020 với 100% số phiếu bầu.[7][8] Chiều 20 tháng 11 năm 2020, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức kỳ họp lần thứ 17. Tại kỳ họp nói trên, các đại biểu đã bầu Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình với số phiếu 47/47, đạt tỉ lệ 100%.[9] Ông trở thành người lãnh đạo hành pháp tỉnh Quảng Bình trong nhiệm kỳ mới, hỗ trợ và phối hợp với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng.[10]

Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 11 năm 2024, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Trần Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thôi giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2020-2025; điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp, Trần Thắng được giao những giải thưởng như:

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2018;
  • Bằng khen Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2008 và 2012;
  • Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2019;

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trường Trung học Kinh tế Bình Trị Thiên thành lập năm 1977, hoặc động trong thời kỳ tỉnh Bình Trị Thiên, đến 21 tháng 9 năm 1989, sau khi tách tỉnh, một phần trường được đổi tên thành Trường Trung học Kinh tế Quảng Bình.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hương Giang (ngày 20 tháng 11 năm 2020). “Đồng chí Trần Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Lý lịch trích ngang Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Thắng”. UBND tỉnh Quảng Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Quyết định số 2180-QĐ/TU ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ a b “Tóm tắt tiểu sử Trần Thắng” (PDF). Hội đồng bầu cử tỉnh Quảng Bình. ngày 26 tháng 2 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Lê Phi Long (ngày 20 tháng 11 năm 2020). “Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh”. Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Đặng Tài (ngày 26 tháng 4 năm 2019). “Quảng Bình: Thị ủy Ba Đồn có Bí thư mới”. Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Trí Lưu (ngày 28 tháng 3 năm 2019). “Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Quảng Bình trưởng thành từ cơ sở”. VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Thông báo số 1092-TB/TU ngày 24 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ Hoàng Phúc (ngày 20 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Thanh Hiếu (ngày 20 tháng 11 năm 2020). “Ông Trần Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình”. VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Là người thân cận nhất với Ryomen Sukuna đến từ một nghìn năm trước. Mặc dù vẫn có khoảng cách nhất định giữa chủ - tớ, ta có thể thấy trong nhiều cảnh truyện tương tác giữa hai người
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Download Pokemon Flora Sky (Final Version Released)
Download Pokemon Flora Sky (Final Version Released)
Bạn sẽ đến một vùng đất nơi đầy những sự bí ẩn về những Pokemon huyền thoại