Trung Mỹ Tây

Trung Mỹ Tây
Phường
Phường Trung Mỹ Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND36 Đỗ Mười (QL1)
Thành lập16/6/2025[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°51′21″B 106°36′57″Đ / 10,85583°B 106,61583°Đ / 10.85583; 106.61583
Bản đồBản đồ phường Trung Mỹ Tây
Trung Mỹ Tây trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Trung Mỹ Tây
Trung Mỹ Tây
Vị trí phường Trung Mỹ Tây trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Trung Mỹ Tây trên bản đồ Việt Nam
Trung Mỹ Tây
Trung Mỹ Tây
Vị trí phường Trung Mỹ Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,92 km²
Dân số (31/12/2024)
Tổng cộng126.917 người
Thành thị126.917 người
Mật độ18.340 người/km²
Khác
Mã hành chính26785[2]

Trung Mỹ Tây là một phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Trung Mỹ Tây có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 6,92 km², dân số năm 2021 là 126.917 người, mật độ dân số đạt 18.340 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chính thức sắp xếp lại các khu phố của 11 phường thuộc địa bàn Quận 12 vào ngày 14/03/2024, phường Trung Mỹ Tây từ 7 khu phố cùng 78 tổ dân phố ở cấp dưới sẽ chia thành 21 khu phố mới đánh số từ 1 đến 21. Điều đó đồng nghĩa với việc, phường Trung Mỹ Tây sẽ không còn cấp hành chính tổ dân phố như trước.[4]

Sau đợt sáp nhập vào ngày 16 tháng 6 năm 2025, phường Trung Mỹ Tây có 57 khu phố được đánh số từ 1 đến 57.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Trung Mỹ Tây có từ thời Pháp thuộc, khi đó là tên một làng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Làng Trung Mỹ Tây được hình thành trên cơ sở sáp nhập ba làng có từ thời Nguyễn là Mỹ Hòa, Trung Chánh và Trung Chánh Tây.

Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập tổng Bình Thạnh Hạ vào quận Hóc Môn. Sau năm 1956, các làng được gọi là xã, Trung Mỹ Tây là một xã thuộc quận Hóc Môn.

Sau năm 1975, xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT[6]. Theo đó:

  • Tách 145 ha diện tích tự nhiên và 4.516 người của xã Đông Hưng Thuận (gồm một phần ấp Hàng Sao một phần ấp Tân Hưng); 461 ha diện tích tự nhiên và 4.720 người của xã Trung Mỹ Tây (gồm ấp Đông, ấp Chánh Tây) để thành lập xã Tân Chánh Hiệp
  • Tách 141 ha diện tích tự nhiên và 631 người của ấp Đồng Tiến thuộc xã Đông Hưng Thuận để sáp nhập vào xã Trung Mỹ Tây.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Trung Mỹ Tây có 297 ha diện tích tự nhiên và 15.272 người, gồm 6 ấp: Vạn Hạnh, Mỹ Hòa, Trung Mỹ Tây, Trung Chánh, Quang Trung và Đồng Tiến.

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[7]. Theo đó:

  • Thành lập Quận 12 trên cơ sở tách toàn bộ diện tích, dân số của 5 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc và một phần diện tích, dân số của 2 xã: Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn.
  • Thành lập phường Trung Mỹ Tây trên cơ sở 273 ha diện tích tự nhiên và 11.332 người của xã Trung Mỹ Tây (phần diện tích, dân số điều chỉnh về Quận 12).

Sau khi thành lập, phường Trung Mỹ Tây có 273 ha diện tích tự nhiên, dân số là 11.332 người. Phần diện tích và dân số còn lại của xã Trung Mỹ Tây được sáp nhập vào xã Tân Xuân thuộc huyện Hóc Môn.

Ngày 16 tháng 6 năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15[8]. Theo đó:

  • Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tân Chánh Hiệp và Trung Mỹ Tây thành phường mới có tên gọi là phường Trung Mỹ Tây (khoản 33 Điều 1).

Sau khi thành lập, phường Trung Mỹ Tây có 692,9 ha diện tích đất tự nhiên và 126.917 người.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở giáo dục đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Website Ghi chú
Trường Đại học FPT Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Trung Mỹ Tây [1] Cơ sở TPHCM
Trường Đại học Hoa Sen [2] Cơ sở Quang Trung
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 70 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây [3] Lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2019 tại Wayback Machine Cơ sở 3
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) 1018 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây

Cơ sở TPHCM

Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm GDNN - GDTX

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website Ghi chú
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tòa nhà QTSC9 (tòa T), Phường Trung Mỹ Tây [4] Cơ sở TPHCM
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Trung Mỹ Tây [5] Cơ sở 1
Trường Cao đẳng Viễn Đông Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Trung Mỹ Tây [6] Cơ sở 1
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12 592 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây [7] Cơ sở 1
Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên Quận 12 2Bis Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây [8]

Các trường THPT, trường liên cấp có bậc THPT

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ Website Ghi chú
Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Trần Cao Vân 41 Giang Cự Vọng, Phường Trung Mỹ Tây [9] Kiểm định CLGD cấp độ 1

Trường ngoài công lập

Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Lạc Hồng 2276/5 Đỗ Mười (QL1), Phường Trung Mỹ Tây [10] Kiểm định CLGD cấp độ 1

Trường ngoài công lập

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Báo điện tử chính phủ (ngày 20 tháng 6 năm 2025). "Nghị quyết sắp xếp ĐVHC cấp xã ở TPHCM". Báo điện tử chính phủ. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2025.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ "Bản đồ 168 phường, xã dự kiến của TP.HCM mới". tuoitre.vn. ngày 13 tháng 6 năm 2025.
  4. ^ Phòng Văn hóa và Thông tin (ngày 30 tháng 8 năm 2023). "Quận 12 sắp xếp lại khu phố ở 11 phường". Cổng thông tin điện tử Quận 12. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Phòng Văn hóa và Thông tin (ngày 27 tháng 5 năm 2025). "Phương án sắp xếp khu phố tại 5 phường trên địa bàn Quận 12". Cổng thông tin điện tử Quận 12. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2025.
  6. ^ "Quyết định 136-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Hóc Môn và các quận Bình Thạnh, Tân Bình thuộc thành phố Hồ Chí Minh".
  7. ^ "Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh".
  8. ^ Báo điện tử chính phủ (ngày 20 tháng 6 năm 2025). "Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15". Báo điện tử chính phủ. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2025.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh (Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy) là một phim tâm lý tội phạm có lối kể chuyện thú vị với các tình tiết xen lẫn giữa đời thực và tiểu thuyết
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen