Văn hóa làng xã Việt Nam

Ba biểu tượng không thể thiếu của nền văn hóa làng xã Việt Nam. Từ trái qua phải: Đình làng, cổng lànglũy tre làng. Trong đó cổng làng và lũy tre là những thành trì vững chắc giúp bảo vệ cho mỗi ngôi làng.

Văn hóa làng xã Việt Nam hay văn hóa làng là tổng hợp các giá trị và nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Văn hóa làng xã phản ánh những yếu tố cơ bản và tiêu biểu cho tính cách con người Việt Nam, nó có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội ở quốc gia này cũng như cộng đồng người Việt ở hải ngoại.[1]

Tuy nhiên bên cạnh đó, văn hóa làng xã cũng tồn tại nhiều hạn chế, bao gồm: lối suy nghĩ vụn vặt, tự trói mình trong lũy tre làng, lối sống khép kín, tự cấp, tự túc, bảo thủ của người nông dân.[1]

Nhận xét và đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam mới có.

[…] văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, tính cộng đồng trong văn hóa thể hiện rất rõ. Mỗi làng một cái đình, mọi việc lớn nhỏ của làng đều đưa ra đình làng. Trong văn hóa làng thì đình là nơi sinh hoạt văn hóa, là công đường xử những ai vi phạm luật làng, nơi tổ chức lễ hội…

Chúng ta hay nói “phép vua thua lệ làng”, điều đó không có nghĩa là cả làng đó hơn được pháp luật vua ban, làng to hơn vua mà nói đến việc chính quyền của triều đình nó chỉ nắm tới góc độ làng xã mà thôi, các cá nhân trong làng thì làng tự giải quyết. Làng là hạt nhân cơ bản của văn hóa Việt.

— Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức, theo Báo Giáo dục Việt Nam.


Người Việt Nam có nền tảng văn hóa ảnh hưởng của đời sống lấy nông nghiệp làm chủ đạo, có đặc tính ăn, ở, mặc, đi lại từ văn minh lúa nước và không thể cắt bỏ được căn tính tiểu nông. “Vì vậy, dù ở tầng lớp nào trong suốt 2 thế kỷ 19 và 20 hoặc thời đại bây giờ chăng nữa, thì người Việt Nam cũng chỉ là những “nông dân” mà thôi”.
[...] Bản thân các thành phố ở ta giống như một cái làng to, cư dân ở đó chưa hẳn là công dân đô thị, mà mới là người làng ra phố, sinh hoạt, thói quen vẫn như người nông dân.

— Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, tác giả cuốn sách Tập tục đời người ra mắt năm 2017.


Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang vốn chỉ là một cái làng lớn;[2] hay như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước.

— Về bản chất của nhà nước Văn Lang - Vương quốc đầu tiên của người Việt


Thăng Long - Hà Nội từ xưa đã được coi là một cái làng lớn mang trong mình nhiều làng nhỏ. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, quyết định thương hiệu của đô thị.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nguyễn Đắc Hưng (tháng 7 năm 2017). Văn hóa làng và nhân cách người Việt. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-3018-8. 8935211192980.
  2. ^ Hà Văn Tấn (1987). Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp). Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh mục sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Đình Đầu (tháng 7 năm 1992). Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh. Hà Nội: NXB Hội sử học Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2011). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin.
  • Nguyễn Đình Đầu (ngày 2 tháng 3 năm 2016) [1999]. Chế độ Công điền Công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục tỉnh. Tủ sách Góc nhìn sử Việt. NXB Khoa học Xã hội. ISBN 978-604-944-564-4. 8-935251-401653.
  • Nguyễn Mạnh Tiến (tháng 8 năm 2017). Sống đời của chợ. Hiểu Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn. ISBN 978-604-53-8978-2.
  • Phan Cẩm Thượng (tháng 11 năm 2017). Tập tục đời người. NXB Hội Nhà Văn.
  • Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2018). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc.
  • Sơn Nam (ngày 1 tháng 9 năm 2018) [1970 và 1985]. Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh Miệt Vườn. Biên khảo (ấn bản thứ 4). NXB Trẻ. ISBN 978-604-1-12853-8. 8-934974-157632.
  • Phan Cẩm Thượng (ngày 9 tháng 4 năm 2019) [2017]. Tập tục đời người. Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20. NXB Hội nhà văn. ISBN 978-604-9823-91-6. 8-935235-214187.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Luminous Valentine (ルミナス・バレンタイン ruminasu barentain?) là một Ma Vương, vị trí thứ năm của Octagram, và là True Ruler of Holy Empire Ruberios. Cô ấy là người cai trị tất cả các Ma cà rồng và là một trong những Ma Vương lâu đời nhất.
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Chuyển thể từ game đi động cùng tên là câu chuyện về một anh chàng tỉnh dậy ở thế giới phép thuật không có ký ức gì và Cuộc phiêu lưu của chàng trai ấy và các nữ pháp sư xinh đẹp bắt đầu
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )