Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Trong một số trường hợp cụ thể nhưng hạn chế, bảo quản viên và điều phối viên có thể xóa trang mà không cần qua thảo luận. |
Quy định về xóa trang |
---|
Xóa không thông qua biểu quyết |
Xóa vì các lý do khác |
Xóa thông qua biểu quyết |
Quy định và Hướng dẫn |
Nhật trình xoá |
Các trang biểu quyết xóa |
---|
|
Xoá bài |
Xóa thể loại, bản mẫu và mô đun |
Xoá tập tin |
Xóa trang thuộc không gian tên khác |
Bài viết dịch thuật (không còn hoạt động) |
Xóa nhanh |
Quy định xóa trang |
Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã nhất trí cho phép các bảo quản viên và điều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xóa và tự xem xét quyết định xóa một bài hoặc một tập tin đa phương tiện nào đó trên Wikipedia. Họ chỉ được phép làm vậy trong những trường hợp được nêu ra cụ thể trong quy định nêu dưới đây.
Các trang bị xóa có thể phục hồi được, nhưng cũng chỉ có bảo quản viên và điều phối viên mới có thể làm vậy, cho nên những trường hợp xóa khác đều phải qua thảo luận. Quy định xóa nhanh được tạo ra nhằm giúp các thành viên đỡ mất thời gian biểu quyết xóa đối với các bài viết hoặc tập tin rõ ràng không thể được giữ lại kể cả khi có biểu quyết đi chăng nữa.[1]
Các quản trị viên nên cẩn thận không xóa nhanh các trang hoặc tập tin trừ phi chúng rơi vào những trường hợp quá rõ ràng bên dưới. Nếu một trang trước đây đã từng được biểu quyết giữ, bạn không nên xóa nhanh chúng trừ phi nội dung mới của chúng vi phạm bản quyền hoặc chúng rơi vào những trường hợp cụ thể không cần bàn cãi dưới đây. Các thành viên đôi khi phải mất một vài lần sửa đổi mới viết xong một trang mới, do đó bạn nên tránh xóa nhanh những trang vừa mới được tạo ra mà trông có vẻ chưa hoàn chỉnh.
Bất kỳ ai cũng có thể đề nghị xóa nhanh một trang bằng cách thêm một trong số những bản mẫu chờ xóa nhanh. Trước khi đề nghị xóa nhanh một trang, bạn nên cân nhắc liệu nó có thể được cải thiện, rút gọn thành một bài sơ khai, hợp nhất hoặc đổi hướng tới đâu đó, lùi về một phiên bản trước tốt hơn, hoặc giải quyết bằng cách khác. Trang chỉ có thể bị xóa nhanh nếu như mọi mọi phiên bản trước của trang cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thành viên đề nghị xóa nhanh cần ghi rõ trang bị xóa theo tiêu chí nào, và phải thông báo cho người tạo trang và những người đóng góp chủ yếu của trang đó được biết.
Thành viên tạo trang không được phép xóa bản mẫu xóa nhanh khỏi trang. Chỉ có những thành viên không phải người tạo trang mới được làm vậy. Người tạo trang nếu không đồng ý với quyết định xóa nhanh cần nhấn nút Nhấn vào đây để phản đối yêu cầu xóa nhanh ở trong biển xóa nhanh đó. Nút đó liên kết với trang thảo luận của bài; trang đó được định dạng sẵn để người tạo trang có thể giải thích tại sao không nên xóa bài đó. Tuy nhiên, nếu người viết duy nhất tẩy trống một trang (trừ trường hợp đó là trang thành viên của họ hoặc một trang thể loại) thì đó được coi như là một yêu cầu xóa trang, và trang bị tẩy trống đó cần được gắn biển {{Db-blanked}} (xem tiêu chí C7).
Các tiêu chí dưới đây áp dụng cho mọi loại trang thuộc mọi không gian tên trừ những ngoại lệ được liệt kê ở các loại tiêu chí cụ thể khác, và do đó chúng được áp dụng cho các bài viết, trang đổi hướng, trang thành viên, trang thảo luận, tập tin, và nhiều nội dung khác. Xin hãy tham khảo nội dung định nghĩa của các tiêu chí để biết cách áp dụng và khi nào nên áp dụng.
Tiêu chí này áp dụng với những trang chứa các đoạn văn bản hoàn toàn không mạch lạc hoặc vô nghĩa, và cả nội dung lẫn lịch sử trang đều không chứa nội dung gì có ý nghĩa. Tiêu chí này không bao gồm những trường hợp viết kém, nội dung tuyên truyền dài dòng, câu chữ khiêu dâm, những lý thuyết còn nghi vấn, phá hoại hoặc tin vịt, nội dung hư cấu, văn bản viết bằng ngôn ngữ không phải tiếng Việt nhưng có nội dung mạch lạc, hoặc những trang được dịch sơ sài. Tiêu chí này cũng không áp dụng đối với chỗ thử hoặc những trang khác nằm trong không gian tên trang thành viên. Nói ngắn gọn, nếu có thể hiểu nội dung trang đó viết gì, thì sẽ không áp dụng tiêu chí C1.
Tiêu chí này áp dụng với những trang được tạo ra nhằm thử nghiệm chức năng sửa đổi hoặc những chức năng khác của Wikipedia. Tiêu chí cũng áp dụng với những trang con của chỗ thử Wikipedia được tạo ra cho mục đích thử nghiệm, nhưng không áp dụng với chính trang Chỗ thử:
. C2 không áp dụng với những trang nằm trong không gian tên thành viên, cũng như những bản mẫu hợp lệ nhưng không còn được sử dụng hay trùng lặp.
Tiêu chí này áp dụng với những trang tung thông tin sai lệch, tin vịt (thông tin lừa bịp) rõ ràng (kể cả những hình ảnh được tải lên nhằm cố ý cung cấp thông tin sai lệch), và các trang đổi hướng được tạo ra sau khi đổi tên những trang bị phá hoại tiêu đề về trang có tên đúng. Những bài viết nói về những lần tung tin vịt nổi tiếng từng xảy ra được chấp nhận (không thuộc diện xóa nhanh) nếu như nội dung bài cho thấy rằng đó là bài viết nói về sự kiện tung tin vịt.
Tiêu chí này áp dụng với những bản sao y hệt, dù đã được đổi sang tiêu đề mới, của một trang đã từng bị xóa theo kết quả của lần biểu quyết xóa gần đây nhất.[2] C4 không áp dụng với những trang có nội dung không hoàn toàn giống hệt phiên bản bị xóa, những trang mà lý do xóa không còn hiệu lực, cũng như những nội dung đã được đưa vào không gian tên thành viên hoặc chuyển thành một bản nháp để tiếp tục cải thiện (với điều kiện việc di chuyển ấy không phải để lách luật). Tiêu chí này cũng không áp dụng với những nội dung mới được khôi phục bởi một bảo quản viên hoặc điều phối viên, hoặc trang bị xóa nhanh không thông qua biểu quyết (tuy nhiên nếu cần thiết, vẫn có thể áp dụng tiêu chí này để yêu cầu xóa trang được tạo lại).
Tiêu chí này áp dụng với những trang do các thành viên bị cấm tạo ra mà vi phạm lệnh cấm (ví dụ, sử dụng các tài khoản phụ, tài khoản con rối để lách lệnh cấm), và không có sự bổ sung, cải thiện đáng kể nào từ những người dùng khác. Tiêu chí C5 không nên được áp dụng với các bản mẫu được nhúng hoặc với các thể loại có thể còn được sử dụng hữu ích hoặc có thể hợp nhất.
Tiêu chí này áp dụng với các tác vụ xóa để thực hiện công tác bảo trì kĩ thuật không gây tranh cãi, bao gồm:
Tập tin:
mà có tên trùng với một tập tin đang có trên Commons, với điều kiện trang đổi hướng trên Wikipedia không tồn tại liên kết tập tin nào (trừ phi những liên kết đó được cố ý tạo ra cho tập tin hoặc cho một trang đổi hướng khác trên Commons).Các bản mẫu thường dùng:
|rationale=
., {{Db-xoakythuat}}, {{Db-technical}}
Tiêu chí này chỉ được áp dụng trong không gian trang thành viên và trang thảo luận thành viên trong trường hợp thành viên yêu cầu quyền "được biến mất vĩnh viễn" khỏi Wikipedia. Một chế tài sẽ được áp dụng lên bất kỳ thành viên nào cố ý lách quy định/chơi trò luẩn quẩn với hệ thống bằng phương cách di chuyển các trang trong các không gian khác về không gian trang thành viên hoặc thảo luận thành viên nhằm mục đích áp dụng quy định xóa nhanh C7.[4]
Những trường hợp áp dụng tiêu chí này bao gồm trang thảo luận không có trang nội dung tương ứng, trang con nhưng không có trang cha mẹ bên ngoài, trang tập tin không chứa tập tin tương ứng, trang đổi hướng tới trang đích không hợp lệ, chẳng hạn như trang đích không tồn tại, trang đổi hướng bị lặp vòng, hoặc đổi hướng đến trang có tên nằm trong danh sách đen tiêu đề trang, thông báo sửa đổi không sử dụng thuộc về những trang không tồn tại hoặc bị xóa và khóa khả năng tạo mới, và các thể loại được thêm tự động nhờ các bản mẫu đã bị xóa hoặc bị đổi hướng. Tiêu chí này không áp dụng với các trang còn hữu ích với Wikipedia, và đặc biệt là các thảo luận xóa không được ghi lại nhật trình ở nơi nào khác, các trang thành viên, các trang thảo luận thành viên, các trang lưu trữ thảo luận (ngoại trừ các trang lưu trữ thảo luận của các trang đã bị xóa, và bản thân trang thảo luận gốc cũng bị xóa rồi và việc lưu trữ lại thảo luận không còn hữu ích với Wikipedia – hãy kiểm tra nhật trình di chuyển và trộn trang trước khi sử dụng tiêu chí C8 để xóa các lưu trữ trang thảo luận bài viết, có thể trang gốc vẫn còn tồn tại dưới tên mới)), những trang đổi hướng nghe-có-vẻ-hợp lý có khả năng đổi hướng sang các trang đích hợp lệ hơn, các trang thảo luận của các tập tin tồn tại trên Wikimedia Commons, và cuối cùng là với trang có thể di chuyển được sang tiêu đề mới.[5] Các ngoại lệ có thể được đánh dấu bằng bản mẫu {{C8-ngoại lệ}}.
Tiêu chí này áp dụng với những trang chỉ có một mục đích duy nhất là quảng cáo hoặc quảng bá cho một công ty, sản phẩm, dịch vụ hay cá nhân và cần được viết lại hoàn toàn để đáp ứng yêu cầu của một bách khoa toàn thư, thay vì quảng cáo. Nếu chủ thể của nó đủ điều kiện về độ nổi bật và nội dung trang hoàn toàn có thể thay thế bằng văn bản viết bằng thái độ trung lập, thì không nhất thiết phải thực hiện xoá. Xin lưu ý: Bất kì bài viết nào mô tả chủ thể của nó với một thái độ trung lập thì không đủ điều kiện để gắn bản mẫu xoá theo tiêu chí này. Tuy nhiên, "nội dung tâng bốc" không có nghĩa phải là xúc tiến thương mại: bất cứ điều gì cũng có thể được tâng bốc, điều này bao gồm cá nhân, một tổ chức phi thương mại, một quan điểm, v.v. những nội dung trên cần được gắn biển xoá nhanh theo tiêu chí "tâng bốc rõ ràng".
Tiêu chí này là một trong những tiêu chí xóa nhanh thường xuyên được áp dụng ở Wikipedia. Quản trị viên nên theo dõi thêm nhật trình của bộ lọc sai phạm thứ 100 để biết một số nội dung quảng cáo đã bị chặn.
Tiêu chí này áp dụng với các bài viết có tên sai, chẳng hạn như lỗi chính tả, lỗi bỏ dấu từ, lỗi trình bày... Lưu ý trong một số trường hợp, nếu tên bài viết sai nhưng phổ biến thì có thể giữ lại và đổi hướng đến trang đích có tên đúng. Đối với các trang đổi hướng có tên sai, hãy xem xét tiêu chí ĐH4.
Các ví dụ của các "trang có nội dung tấn công" có thể bao gồm phỉ báng, đe dọa pháp lý, thông tin hoàn toàn với ý định quấy rối hoặc đe dọa một cá nhân hay tiểu sử người đang sống, có giọng điệu hoàn toàn tiêu cực và không có nguồn gốc. Những trang này nên được xóa nhanh khi không có bất cứ phiên bản sửa đổi trang nào thể hiện thái độ trung lập để lùi sửa. Khi đánh giá một cuộc tấn công, cả tiêu đề lẫn nội dung trang cần được xem xét đến. Các bài viết về người còn sống bị xóa theo tiêu chí này không nên được phục hồi hoặc tạo lại bởi bất kỳ biên tập viên nào cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn tiểu sử người đang sống.
Các trang khác vi phạm chính sách Thông tin tiểu sử người đang sống có thể có tính là hợp lệ khi thực hiện theo tác xóa dựa theo các điều kiện quy định ở Wikipedia:Tiểu sử người đang sống, mặc dù trong đa số các trường hợp, thay vào đó nên khởi tạo một cuộc thảo luận xóa.
Các trang chuyển hướng từ các cụm từ tìm kiếm có vẻ hợp lý không đủ điều kiện để xóa theo tiêu chí này. Ví dụ: một thuật ngữ được sử dụng trên trang đích để đề cập đến chủ đề của nó thường là một chuyển hướng hợp lý - xem Wikipedia: RNEUTRAL.
Tiêu chí này áp dụng cho các bài viết không được viết bằng tiếng Việt hoặc có ít hơn 10 chữ là từ tiếng Việt và về cơ bản nội dung có thể giống như một bài viết ở một dự án Wikimedia khác. Nếu bài viết không giống như một bài viết ở một dự án khác, hãy sử dụng bản mẫu {{Không có tiếng Việt}}
để thay thế và liệt kê trang tại Wikipedia:Các trang cần dịch sang tiếng Việt để xem xét và có thể dịch.
Tiêu chí này áp dụng cho các trang văn bản chứa tài liệu bản quyền mà không có khẳng định tin cậy để sử dụng ở phạm vi công cộng, cơ sở sử dụng hợp pháp hoặc giấy phép tự do có tính tương thích, và không có nội dung không vi phạm nào đáng được lưu trữ lại. Chỉ khi lịch sử trang bị phá hỏng quá mức (không thể phục hồi) thì mới nên xóa toàn bộ trang; các phiên bản trang trước đó không vi phạm thì nên giữ lại. Đối với các trường hợp lập lờ không đáp ứng tiêu chí xóa nhanh (chẳng hạn như trường hợp có sự khẳng định sử dụng giấy phép mơ hồ với các sửa đổi nội dung tự do làm gia tăng vi phạm hoặc chỉ vi phạm một phần hoặc diễn giải nội dung gần giống), bài viết hoặc phần thích hợp nên được tẩy trống với bản mẫu {{thế:Copyvio}} và trang cần liệt kê ở Wikipedia:Có vấn đề về bản quyền. Vui lòng tham khảo Wikipedia:Vi phạm bản quyền để biết các hướng dẫn khác. Phạm vi công cộng và nội dung tự do khác, chẳng hạn như Wikipedia:Gương và nĩa và việc thiếu sót ghi công tác phẩm không thuộc phạm vi của tiêu chí này.
Các tiêu chí này chỉ áp dụng cho các trang trong không gian tên bài viết (chính). Chúng không áp dụng cho các trang chuyển hướng. Đối với bất kỳ bài viết nào không thuộc diện tiêu chí xóa nhanh, hãy sử dụng Wikipedia:Đề xuất xóa với hình thức thảo luận tìm đồng thuận hoặc Wikipedia:Biểu quyết xóa bài với hình thức biểu quyết để phân định xóa hay giữ trang.
Tiêu chí này áp dụng cho các bài viết "thiếu ngữ cảnh cần thiết" để nhận diện chủ đề của bài viết. Ví dụ: "Anh ấy là người đàn ông vui tính với chiếc xe màu đỏ. Anh ta làm mọi người cười." Nội dung đó chỉ áp dụng cho các bài viết rất ngắn và không nêu rõ ngữ cảnh của bài. Lưu ý rằng "ngữ cảnh" khác với "nội dung", nêu ở Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh#BV2. Tiêu chí này loại trừ các tài liệu có nội dung không phải tiếng Việt mạch lạc, và các trang cần dịch sang tiếng Việt. Nếu bất kỳ thông tin nào ở tiêu đề hoặc trong trang, bao gồm cả các liên kết, cho phép một biên tập viên, có thể cùng với sự hỗ trợ của việc tìm kiếm trên web, tìm thêm thông tin về chủ đề với nỗ lực mở rộng hoặc chỉnh sửa bài viết, thì tiêu chí BV1 là không thích hợp.
Đừng gán thẻ (treo biển) xóa nhanh theo tiêu chí này quá sớm, trong vòng vài phút đầu tiên sau khi bài viết mới được tạo.
Tiêu chí này áp dụng cho các bài viết chỉ chứa các liên kết ngoài, các nhãn thể loại hoặc các phần "Xem thêm", cách diễn đạt tiêu đề, các nỗ lực trao đổi thư tín với cá nhân hay nhóm được đặt tên theo tiêu đề bài viết, các câu hỏi đáng lẽ nên nằm ở bảng thông báo, các bình luận dạng trò chuyện, các nhãn bản mẫu, hoặc là các hình ảnh. Tiêu chí này cũng có thể áp dụng cho các bài viết hoàn toàn thuộc khuôn khổ thuật sĩ bài viết mà không có nội dung thêm, hoặc không có bất kỳ nội dung nào cả. Tuy nhiên, một bài viết "rất ngắn" có thể là bài sơ khai hợp lệ nếu nội dung bài có ngữ cảnh, và trong trường hợp đó bài không thể xóa theo tiêu chí này. Tương tự, tiêu chí này không bao gồm một bài viết chỉ chứa một hộp thông tin (infobox), trừ khi nội dung bài đáp ứng điều kiện của một tiêu chí xóa nhanh khác. Tiêu chí này loại trừ trường hợp bài viết có cách viết kém, tài liệu không phải tiếng Việt mạch lạc và các trang cần dịch sang tiếng Anh.
Đừng gán thẻ (treo biển) xóa nhanh theo tiêu chí này quá sớm, trong vài phút đầu tiên sau khi bài viết mới được tạo.
Tiêu chí này áp dụng cho bất kỳ bài viết được tạo gần đây nào, dù không có lịch sử trang có liên quan nhưng trùng lặp nội dung với (các) bài viết hiện có và không mở rộng chi tiết hoặc cải thiện thông tin, và tiêu đề bài không phải là một trang đổi hướng. Tiêu chí này này không bao gồm việc chia tách các trang hoặc bất kỳ bài viết nào được mở rộng hoặc sắp xếp lại một bài hiện có hoặc chứa tài liệu tham chiếu, hợp nhất. Tiêu chí không bao gồm các trang định hướng.
Cơ sở để áp dụng thao tác xóa nhanh theo tiêu chí này hiếm khi được sử dụng. Trong đa số các bài viết trùng lặp nội dung, tiêu đề bài viết thường được sử dụng như là một lỗi chính tả hợp lý hoặc tên thay thế cho bài viết chính, và do đó bài viết nên trở thành một trang đổi hướng, liên kết với bài viết chính. Tiêu chí này chỉ nên được áp dụng nếu tiêu đề bài viết có thể được xóa nhanh dưới dạng một trang đổi hướng, khi đó hãy xem xét các tiêu chí xóa nhanh dành cho trang đổi hướng.
Tiêu chí này áp dụng cho các chủ thể rõ ràng chưa đủ nổi bật. Tiêu chí này chỉ nên được sử dụng hạn chế và cẩn thận, sau khi đã trải qua các quá trình đánh giá bài viết kỹ lưỡng, bao gồm thẩm định nội dung bài viết, tìm kiếm/bổ sung nguồn tham khảo, đánh giá nguồn đáng tin cậy, đối chiếu các tiêu chí nổi bật theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật và các quy định độ nổi bật con liên quan.
Đối với các bài viết về người còn sống mà không có bất kỳ nguồn tham khảo nào, hãy sử dụng bản mẫu {{Prod blp}} (có thể xóa 7 ngày treo biển mà không bổ sung bất cứ nguồn tham khảo nào) và xem thêm ở Wikipedia:Tiểu sử người đang sống bị đề nghị xóa để có các hướng dẫn chi tiết.
Đừng gán thẻ (treo biển) xóa nhanh theo tiêu chí này quá sớm, trong vòng vài phút đầu tiên sau khi bài viết mới được tạo.
Các tiêu chí trong mục này áp dụng cho các trang đổi hướng ở bất kỳ không gian tên nào, với các ngoại lệ được liệt kê tại các tiêu chí cụ thể. Đối với bất kỳ trang đổi hướng không thuộc diện xóa nhanh, hãy sử dụng Wikipedia:Đề xuất xóa để thảo luận có nên xóa hay giữ trang.
Tiêu chí này áp dụng cho bất kỳ trang đổi hướng nào đến trang không tồn tại. Khi xóa một trang, quản trị viên lưu ý kiểm tra và xóa tất cả các trang đổi hướng đến trang vừa xóa nếu có. Các trang đổi hướng đến trang không tồn tại được lưu trữ ở Đặc biệt:Đổi hướng sai.
Tiêu chí này áp dụng cho tất cả các trang đổi hướng lặp hay đổi hướng đến chính nó. Các trang đổi hướng lặp, có thể xuất hiện do lỗi của biên tập viên hoặc bot, không có bất kỳ ý nghĩa đổi hướng nào và cần phải được xóa nhanh.
Tiêu chí này áp dụng cho các trang đổi hướng (trừ các trang viết tắt) từ không gian chính (không gian bài viết) đến bất kỳ không gian nào, ngoại trừ các không gian sau Thể loại:, Bản mẫu:, Wikipedia:, Giúp đỡ: và Chủ đề:. Đối với các trang đổi hướng bị hỏng, hãy kiểm tra liên kết để sửa chữa và đối chiếu lại tiêu chí này để xem có thuộc diện xóa nhanh hay không. Nếu đổi hướng đến trang không tồn tại thì xem xét tiêu chí ĐH1.
Tiêu chí này áp dụng với các trang đổi hướng có tên sai, chẳng hạn như lỗi chính tả, lỗi bỏ dấu từ, lỗi trình bày... Lưu ý trong một số trường hợp, nếu tên trang đổi hướng viết sai nhưng phổ biến có thể giữ lại và đổi hướng đến trang đích có tên đúng. Đối với bài viết có tên sai, hãy xem xét tiêu chí C10.
Với những hình ảnh và phương tiện không thuộc diện xóa nhanh, hãy xem xét mang ra Wikipedia:Biểu quyết xoá tập tin hoặc Wikipedia:Đề xuất xóa.
Tiêu chí này áp dụng cho các bản sao không dùng đến hoặc các bản sao có chất lượng/độ phân giải thấp hơn của một bản sao khác có cùng Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh.
Tiêu chí này loại trừ các hình ảnh ở Wikimedia Commons; đối với các hình này, hãy xem xét các tiêu chí xóa nhanh.[6]
Tiêu chí này áp dụng cho các tập tin bị hỏng, bị thiếu, trống hoặc chứa thông tin không phải siêu dữ liệu, thừa và có tính chất quấy rối.[7] Tiêu chí này cũng bao gồm các trang mô tả tập tin cho các tập tin Commons, ngoại trừ các trang chứa thông tin cục bộ chỉ Wikipedia tiếng Việt mới có, không liên quan đến các dự án khác (chẳng hạn như {{Hình ảnh của ngày}}
).[8]
Tiêu chí này áp dụng cho các tập tin phương tiện được cấp phép là "chỉ dùng cho mục đích phi thương mại" (bao gồm các giấy phép Creative Commons phi thương mại), "không sử dụng phái sinh", "chỉ sử dụng trên Wikipedia" hoặc "mỗi lần sử dụng phải xin phép". Nếu không được chuyển sang diện sử dụng hợp lý (SDHL) và tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nội dung không tự do thì các tập tin đó có thể bị xóa. Các tập tin được cấp phép theo các phiên bản GFDL trước phiên bản 1.3 mà không cho chuyển đổi giấy phép sang các phiên bản mới hơn hay chuyển đổi sang các giấy phép khác, cũng có thể bị xóa.
Tiêu chí này áp dụng cho các tập tin phương tiện thiếu thông tin cấp phép để có thể xác minh tình trạng bản quyền sau khi được xác định là không rõ tình trạng bản quyền trong vòng 7 ngày, thường là thiếu nguồn gốc và/hoặc thiếu thẻ quyền. Các thành viên cầm công cụ nên kiểm tra tóm tắt tải lên, trang thông tin tập tin và chính hình ảnh để tìm nguồn trước khi xóa theo tiêu chí này.
Tiêu chí này áp dụng cho các hình ảnh và phương tiện không có giấy phép tự do, không thuộc phạm vi công cộng và không được dùng trong bài viết nào. Sau khi xác định là không được dùng đến, các tập tin này có thể bị xóa sau 7 ngày. Những hình chỉ dùng cho một bài mà bài này đã bị xóa và hình rất khó có khả năng được sử dụng ở một bài khác hợp lệ thì có thể bị xóa ngay lập tức. Tiêu chí này cũng áp dụng cho các phiên bản cũ của hình không tự do. Một số ngoại lệ khả dĩ là hình để dùng cho cho một bài sắp viết.
Tiêu chí này áp dụng cho các tập tin không tự do được dùng theo diện SDHL nhưng lại không giải trình lý do (chỉ gắn mỗi thẻ quyền sử dụng hợp lý là chưa đủ). Các tập tin này có thể bị xóa 7 ngày sau khi treo bảng thiếu lý do SDHL. Tiêu chí này không áp dụng cho các trường hợp người đăng hình có đưa ra lý do nhưng lý do đó bị tranh cãi.
{{thế:Xh-SDHL thay thế được}}
đủ 2 ngày và người muốn giữ hình không đưa ra được lý do hợp lý để giữ hình. Nếu khả năng thay thế bị tranh cãi, người đề cử xóa không nên là người xóa hình.{{thế:Xh-lý do SDHL vô lý}}
đủ 7 ngày.Các bản mẫu:
Có thể xóa tập tin theo tiêu chí này miễn là thỏa đủ các điều kiện sau:
{{đừng chuyển sang Commons}}
hoặc {{Keep local}}
.{{Hình ảnh của ngày}}
) thì phải phục hồi trang mô tả hình ảnh sau khi xóa tập tin.Tiêu chí này có thể khá phức tạp và khó hiểu với những ai chưa có kinh nghiệm, hãy xem xét tham vấn các thành viên khác ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc Wikipedia:Thảo luận.
Tiêu chí này áp dụng cho các hình ảnh (hoặc các tập tin phương tiện) rõ ràng là không tự do và cũng không thuộc diện SDHL. Để xóa theo tiêu chí này, bạn cần kẹp link URL nguồn (có thể tìm link bằng công cụ Google Images và TinEye trong Tùy chọn) hoặc một lời giải thích hợp lý (ví dụ, "áp phích phim mới ra mắt, có đơn vị giữ bản quyền", "bìa sách do NXB... giữ bản quyền",...). Tiêu chí này không bao gồm các hình mà người tải lên tuyên bố rằng chủ sở hữu đã phát hành chúng theo giấy phép tự do tương thích với Wikipedia. Đa số các hình của các thư viện ảnh như Getty Images (cũng như đa số hình trên mạng Internet) đều không được phát hành với giấy phép tự do. Nếu thấy đó là một tập tin rõ ràng vi phạm bản quyền, hãy treo bảng {{Db-tt9}}
. Nếu đó không phải là trường hợp vi phạm bản quyền rõ ràng, hãy mang tập tin đó ra thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin.
Tiêu chí này dành cho các tập tin không phải là tập tin hình ảnh, âm thanh hoặc video; không được sử dụng ở bất kỳ bài viết nào; và không có khả năng sử dụng trong tương lai ở một bài viết nào. Lưu ý rằng các tập tin sau đây hiếm khi là tập tin âm thanh, hình ảnh hoặc video: .doc, .pdf, .ps, .html, .rtf, .txt, .xls và .zip. Ví dụ về tập tin hình ảnh, âm thanh và video là: .jpg, .gif, .png, .svg, .mpg, .ogg và .wav. Đây không phải là danh sách đầy đủ các tập tin có thể bị xóa, cũng không phải là danh sách đuôi tập tin mở rộng đầy đủ để căn cứ thực hiện thao tác xóa; tiêu chí này dựa trên nội dung tập tin.
Nếu người tải lên công bố rằng tác phẩm này do người khác làm tác giả/giữ bản quyền nhưng lại không cung cấp bằng chứng cho thấy chủ sở hữu bản quyền đã đồng ý cấp phép thì tập tin có thể bị xóa sau 7 ngày sau khi đã thông báo cho người tải lên. Bằng chứng xác nhận cấp phép bản quyền thường bao gồm: một đường liên kết đến trang web nguồn chứa lời xác nhận tuyên bố cấp phép hoặc chủ sở hữu bản quyền viết thư xác nhận cấp phép rồi gửi đến địa chỉ permissions-viwikimedia.org. Nếu người tải lên cũng là đại diện cho tổ chức hay chủ sở hữu của ấn phẩm web hay trang web sở hữu tập tin đó, họ cũng cần phải làm theo quy trình trên.
Các trường hợp vi phạm bản quyền rõ ràng, tức người tải lên gần như không thể xin phép đơn vị giữ bản quyền (ví dụ: áp phích các bộ phim lớn, hình ảnh trên truyền hình, bìa album, hình được tạo ra cho mục đích thương mại, biểu trưng không đủ đơn giản để thuộc phạm vi công cộng, v.v.) cần được xóa nhanh theo tiêu chí TT9, trừ phi chuyển sang diện SDHL. Các tập tin được gắn thẻ {{Chờ VRT}} trong hơn 30 ngày cũng có thể xóa nhanh theo tiêu chí này. Nếu team VRT xác nhận rằng đã nhận được thư điện tử (bằng bản mẫu {{VRT đã nhận được thư}}) nhưng 30 ngày rồi mà vẫn chưa thể chứng thực tình trạng cấp phép của tập tin và rằng tác vụ này đang không tiến triển thì tập tin đó có thể bị xóa ngay lập tức theo tiêu chí này mà không cần đợi thêm 7 ngày.
Các tiêu chí này chỉ áp dụng cho các trang ở không gian Bản mẫu:
và Mô đun:
. Đối với bất kỳ bản mẫu hay mô đun nào không thuộc diện xóa nhanh, hãy thêm tên trang ở đề xuất xóa để thảo luận có nên xóa hay giữ trang.
Tiêu chí này áp dụng cho các bản mẫu/mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia. Lưu ý các bản mẫu/mô đun quan trọng nhiều người xem hoặc được nhúng ở nhiều trang khác thì không thuộc diện xóa nhanh.
Tiêu chí này áp dụng cho các bản mẫu/mô đun không được sử dụng hữu ích. Quản trị viên cần phải xem xét kỹ lưỡng bản mẫu/mô đun có thật sự hữu ích với Wikipedia hay không trước khi xóa nhanh. Lưu ý các bản mẫu/mô đun quan trọng nhiều người xem hoặc được nhúng số lượng lớn ở nhiều trang khác thì không thuộc diện xóa nhanh.
Nếu không thể xóa nhanh, bản mẫu/mô đun nên được đưa ra thảo luận tìm đồng thuận để quyết định xóa hay giữ. Tiêu chí này sẽ có hiệu lực nếu biểu quyết đồng thuận có kết quả là xóa.
Tiêu chí này áp dụng cho các bản mẫu/mô đun không liên kết hoặc không sử dụng ở bất kỳ trang nào. Lưu ý các bản mẫu/mô đun quan trọng nhiều người xem hoặc được nhúng số lượng lớn ở nhiều trang khác thì không thuộc diện xóa nhanh.
Đối với những thể loại không thuộc diện xóa nhanh, hãy thảo luận ở Wikipedia:Thảo luận thể loại.
Tiêu chí này áp dụng cho các thể loại trống hoặc không cần thiết. Đối với các thể loại bảo quản (ví dụ như Thể loại:Chờ xóa) thì phải đặt nhãn {{Thể loại trống}}
để đánh dấu và các thể loại này không thuộc diện xóa nhanh.
Tiêu chí này đang gây tranh cãi tại Wikipedia:Thảo luận#Thảo luận về Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh.
Tiêu chí này áp dụng với các thể loại có tên sai, chẳng hạn như lỗi chính tả, lỗi bỏ dấu từ, lỗi trình bày... Lưu ý trong một số trường hợp, nếu tên thể loại viết sai nhưng phổ biến có thể giữ lại và đổi hướng đến thể loại đích có tên đúng. Đối với bài viết có tên sai, hãy xem xét tiêu chí C10. Đối với các trang đổi hướng có tên sai, hãy xem xét tiêu chí ĐH4.
Các tiêu chí này chỉ áp dụng cho các trang ở hai không gian Thành viên:
và Thảo luận Thành viên:
. Đối với bất kỳ trang thành viên nào không thuộc diện xóa nhanh, hãy thêm tên trang ở Wikipedia:Đề xuất xóa để thảo luận có nên xóa hay giữ trang.
Thành viên có quyền được yêu cầu xóa các trang thành viên và trang con của mình (nhưng không phải là các trang thảo luận thành viên) theo yêu cầu cá nhân. Tiêu chí này cũng bao gồm các thông báo sửa đổi dành cho trang thành viên. Trong một số trường hợp hiếm hoi, để giữ trang thì có thể cần có sự can thiệp của quản trị viên. Các trang thảo luận của thành viên không đủ điều kiện để xóa nhanh theo tiêu chí này, bởi vì trên các trang này có thể chứa nhiều thảo luận của các thành viên khác. Các trang đã được di chuyển (đổi hướng) trước kia chỉ đủ điều kiện nếu tất cả các tiêu đề trước đó nằm trong không gian người dùng của người dùng. Lưu ý: Bản mẫu không hiển thị trên các trang nhất định (chẳng hạn như các trang .css và .js), nhưng việc phân thể loại của nó sẽ hoạt động.
Tiêu chí này áp dụng cho các trang thành viên chưa đăng ký/không tồn tại (kiểm tra tên thành viên tại Đặc biệt:Danh sách thành viên). Tiêu chí này loại trừ các trang thành viên của người dùng IP đã thực hiện sửa đổi (vì có thể chứa lịch sử của các cuộc thảo luận hoặc thông tin quan trọng có thể được quan tâm), các trang đổi hướng do lỗi chính tả của trang thành viên của người dùng đã đăng ký, và tên cũ của người dùng đã đổi tên.
Trước khi đặt bản mẫu này hoặc xóa một trang theo tiêu chí này, hãy cân nhắc xem việc di chuyển trang đến một nơi khác, chẳng hạn như trang con của trang thành viên của người dùng có đóng góp chính, để xem có thích hợp hơn việc xóa đi hay không.
Tiêu chí này áp dụng cho các hình ảnh trong không gian người dùng, bao gồm hầu hết hoặc toàn bộ hình ảnh không tự do hoặc "sử dụng hợp lý". Chính sách nội dung không tự do của Wikipedia cấm sử dụng nội dung không tự do trong không gian người dùng (thành viên), ngay cả đối với nội dung mà người dùng đã tải lên. Việc sử dụng nội dung ở phạm vi công cộng hoặc theo giấy phép tự do thì được chấp nhận.
Không cần phải xóa trang thành viên nếu các hình không tự do trong trang đã được loại bỏ. Tuy nhiên, nếu trang thành viên chứa quá nhiều hình không tự do mà không thể loại bỏ dễ dàng, quản trị viên nên cân nhắc việc xóa trang.
Đối với bất kỳ cổng thông tin (tên cũ là chủ đề) nào mà không thuộc diện xóa nhanh hoặc không xác định được thuộc tiêu chí xóa nhanh nào, quản trị viên có thể xem xét đưa ra ở Wikipedia:Đề nghị xóa.
Bất kỳ cổng thông tin nào không thuộc diện bài viết cần xóa nhanh, đều hợp lệ theo tiêu chí này. Khi xóa hoặc đề xuất xóa một cổng thông tin theo tiêu chí này, hãy nhớ chỉ ra tiêu chí bài viết cần xóa nhanh nào áp dụng cho cổng thông tin đó.
Tiêu chí này áp dụng cho bất kỳ cổng thông tin nào chỉ có một bài viết sơ khai hoặc ít hơn ba bài viết không sơ khai hình thành nên nội dung của cổng thông tin đó.
Những lý do sau là không đủ để áp dụng việc xóa nhanh bài viết: