Stichodactyla | |
---|---|
S. mertensii | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Cnidaria |
Lớp (class) | Anthozoa |
Bộ (ordo) | Actiniaria |
Họ (familia) | Stichodactylidae |
Chi (genus) | Stichodactyla Brandt, 1835[1] |
Các loài | |
5 loài, xem trong bài | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Stichodactyla là một chi hải quỳ nằm trong họ Stichodactylidae. Chi này được lập ra vào năm 1835.
Có 5 loài được ghi nhận trong chi này, bao gồm:
Ngoại trừ S. helianthus được tìm thấy ở Tây Đại Tây Dương, cả 4 loài còn lại được ghi nhận trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đỏ.
Các loài hải quỳ kể trên đều là vật chủ của các loại tảo đơn bào cộng sinh (zooxanthellae) và nhiều loài giáp xác nhỏ. Trừ S. helianthus và S. tapetum, ba loài còn lại đều có mối quan hệ cộng sinh với cá hề và cá thia con Dascyllus trimaculatus.
Bảng dưới đây liệt kê các loài cá hề cộng sinh với từng loài hải quỳ:
S. mertensii | S. haddoni | S. gigantea | |
---|---|---|---|
Amphiprion akallopisos | x | ||
Amphiprion akindynos | x | x | x |
Amphiprion allardi | x | ||
Amphiprion bicinctus | x | x | |
Amphiprion chagosensis | x | ||
Amphiprion chrysogaster | x | x | |
Amphiprion chrysopterus | x | x | |
Amphiprion clarkii | x | x | x |
Amphiprion fuscocaudatus | x | x | |
Amphiprion latezonatus | x | ||
Amphiprion latifasciatus | x | ||
Amphiprion ocellaris | x | x | |
Amphiprion omanensis | x | ||
Amphiprion percula | x | ||
Amphiprion perideraion | x | ||
Amphiprion polymnus | x | ||
Amphiprion rubrocinctus | x | ||
Amphiprion sandaracinos | x | ||
Amphiprion sebae | x | ||
Amphiprion tricinctus | x | x | |
"Amphiprion leucokranos" | x |
S. mertensii có thể gây ra sự chuyển đổi màu sắc đối với 4 loài cá hề, đó là A. chrysogaster, A. chrysopterus, A. clarkii và A. tricinctus. Những loài cá này khi tiếp xúc với hải quỳ S. mertensii sẽ chuyển sang màu đen, trừ các dải sọc vẫn còn giữ lại màu trắng. Còn S. gigantea làm các viền đen xung quanh các dải sọc trắng của A. percula trở nên dày và sẫm màu hơn.[2] Cơ chế gây ra hiện tượng đổi màu này vẫn chưa rõ, cũng như giá trị mà nó đem lại cho cá hề và hải quỳ.