Bogue (lớp tàu sân bay hộ tống)

Tàu sân bay hộ tống USS Bogue (CVE-9)
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp Bogue
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước Long Island
Lớp sau Sangamon
Lớp con
  • Lớp Attacker
  • Lớp Ameer
Thời gian đóng tàu 1941-1944
Thời gian phục vụ 1942-1946
Hoàn thành 45
Bị mất 1
Nghỉ hưu 44
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu tàu sân bay hộ tống
Trọng tải choán nước 16.620 tấn Anh (16.890 t)
Chiều dài
  • 496 ft (151 m);
  • sàn đáp: 480 ft (150 m)
Sườn ngang
  • 69 ft 6 in (21,18 m);
  • sàn đáp: 70 ft (21 m)
Mớn nước 26 ft (7,9 m)
Công suất lắp đặt 8.500 shp (6.300 kW)
Động cơ đẩy
Tốc độ 18 kn (21 mph; 33 km/h)
Thủy thủ đoàn 646
Vũ khí
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 2 × thang nâng

Lớp tàu sân bay hộ tống Bogue là một nhóm các tàu sân bay hộ tống được chế tạo tại Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai để phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ cũng như cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chương trình Cho thuê-Cho mượn.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tàu sân bay hộ tống Bogue được chế tạo dựa trên lườn của loại tàu chở hàng Kiểu C3 của Ủy ban Hàng hải Hoa Kỳ; đa số được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Seattle-Tacoma Shipbuilding Corporation, nhưng một số kiểu mẫu ban đầu còn được chế tạo bởi Ingalls ShipbuildingPascagoula, Mississippi và bởi Western Pipe and Steel Company tại San Francisco thuộc California. Tất cả chúng đều được đặt tên theo các eo biển, và đều được trang bị cần trục để thu hồi thủy phi cơ.

Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số những chiếc trong lớp được chuyển sang phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh theo những điều khoản của Chương trình Cho thuê-Cho mượn, và được hoàn trả cho Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc. Nhóm tàu sân bay hộ tống đầu tiên được chuyển cho Anh được Hải quân Hoàng gia đặt tên là lớp Attacker, và được đặt lại những cái tên Anh; những chiếc được đóng mới để thay thế chỗ của chúng và mang trở lại những cái tên cũ để hoạt động cùng hạm đội Mỹ. Một nhóm thứ hai được chế tạo và hầu như gửi toàn bộ cho Hải quân Hoàng gia, được người Anh gọi là lớp Ameer hay lớp Ruler, đôi khi được gọi là lớp Prince William trong Hải quân Mỹ.

Khi được chuyển giao, các tàu sân bay này đòi hỏi phải được cải biến để phù hợp với những tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia, và trên một số chiếc, các công việc cải biến ban đầu được thực hiện tại BurrardsVancouver thuộc Canada. Những công việc này bao gồm việc kéo dài sàn đáp, trang bị các thiết bị điều khiển bay và dẫn đường được thiết kế lại, cải tiến hầm chứa máy bay, chỗ nghỉ ngơi và kho chứa, các biện pháp an toàn bổ sung, thiết bị tiếp nhiên liệu ngoài biển, vũ khí, hệ thống liên lạc nội bộ, các thiết bị vô tuyến và các trang bị cần thiết khác cho việc phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia.

Việc trì hoãn đưa những con tàu này vào hoạt động đã gây nên những lời chỉ trích nghiêm trọng từ các sĩ quan Hải quân Mỹ.

Những chiếc trong lớp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm thứ nhất (lớp Bogue / Attacker)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm thứ hai (lớp Bogue / Ameer / Ruler / Prince William)

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đặc tính chung tương tự như của lớp Attacker, ngoại trừ trọng lượng choán nước và vũ khí.

Tư liệu liên quan tới Bogue class aircraft carriers tại Wikimedia Commons

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan