Chiến tranh Nagorno-Karabakh | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Tàn dư của APCs của Ailen; di cư nội bộ người Đức khỏi lãnh thổ do người Armenia kiểm soát; Đài tưởng niệm xe tăng T-72 của Armenia ở ngoại ô Stepanakert; Lính NKR | |||||||||
| |||||||||
Tham chiến | |||||||||
1988–1991 | 1988–1991 | ||||||||
1991–1994 |
1991–1994 | ||||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||||
| |||||||||
Lực lượng | |||||||||
20.000 | 72.000 | ||||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||||
5856 chết 25.000 bị thương |
25.000-30.000 chết (Ước tính của phương Tây và Nga) 20.000 hoặc 50.000 bị thương Mất tích: 4,210 | ||||||||
Thương vong dân sự:
Hơn 15.000 dân Azerbaijan |
Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh là cuộc xung đột vũ trang diễn ra từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 5 năm 1994, tại vùng Nagorno-Karabakh(I) nằm trong vùng lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, giữa dân cư Nagorno-Karabakh tuyệt đại đa số là người Armenia, được hỗ trợ bởi Cộng hòa Armenia, chống lại Cộng hòa Azerbaijan. (Các cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ tiếp tục tiếp diễn cho tới tháng 8 năm 2008). Cùng với sự gia tăng chiến sự, Armenia và Azerbaijan, đều là các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ, bị cuốn vào cuộc chiến tranh sơn cước ở Karabakh vì Azerbaijan muốn dập tắt phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh. Chính quyền vùng đất này bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Armenia, với đa số dân cư Karabakh ủng hộ độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý. Yêu cầu sáp nhập với Armenia, ra đời cuối những năm 1980, diễn ra một cách hòa bình; nhưng trong những tháng tiếp theo, khi Liên bang Xô Viết tan rã, đã biến thành một cuộc xung đột bạo lực giữa hai nhóm sắc tộc, dẫn đến những tố cáo về các hành vi thanh lọc sắc tộc từ cả hai phía.[10][11]
Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh, một tỉnh tự trị thuộc Azerbaijan, bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20 tháng 2 năm 1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự "bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno Karabakh do sự cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi chính quyền trung ương Xô Viết và nhà cầm quyền Azerbaijan",[12] nhưng quan trọng hơn, là cuộc xung đột lãnh thổ.[13]
Cùng với các phong trào ly khai tại các nước Cộng hòa Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva, phong trào ly khai tại vùng Kavkaz góp phần quan trọng và cũng là đặc trưng của sự sụp đổ Liên bang Xô Viết. Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập và cách chức chính quyền Karabakh, cộng đồng Armenia chiếm đa số bỏ phiếu tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh.
Giao tranh trên quy mô lớn nổ ra vào cuối mùa đông năm 1992. Các nỗ lực thương thảo từ nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả OSCE thất bại trong việc tìm ra một giải pháp được cả hai bên chấp nhận. Mùa xuân năm 1993, các lực lượng Armenia chiếm được các khu vực nằm phía ngoài Karabahk, khiến cho cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng với sự can thiệp của những quốc gia khác trong khu vực. Tới cuối cuộc chiến, người Armenia giành được quyền kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ, ngoài ra còn chiếm được thêm chừng 9% lãnh thổ Azerbaijan.[14] Chừng 230.000 người Armenia từ Azerbaijan và 800.000 người Azeris từ Armenia và Karabakh phải chạy tị nạn do cuộc xung đột.[15] Một cuộc ngưng bắn do Nga làm trung gian được ký kết tháng 5 năm 1994 và đàm phán hòa bình, trung gian bởi OSCE vẫn tiếp diễn kể từ đó.
Chủ quyền lãnh thổ Nagorno-Karabakh cho tới ngày nay vẫn là một vấn đề bị tranh cãi quyết liệt giữa Armenia và Azerbaijan. Người Armenia gọi nó là Artsakh, với lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ, và đã trải qua nhiều ách thống trị của nhiều đế quốc trong vùng. Cuộc tranh cãi tuy nhiên tập trung chính vào thời kỳ sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sau khi Đế quốc Ottoman đầu hàng, Đế quốc Nga cũng sụp đổ tháng 10 năm 1917, và rơi vào vòng kiểm soát của những người Bolshevik. Ba quốc gia ở miền Kavkaz, là Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trước đó nằm dưới ách thống trị của Sa Hoàng, tuyên bố độc lập và thành lập Liên bang Ngoại Caucasus, nhưng liên bang này nhanh chóng giải tán chỉ sau ba tháng tồn tại.[16]
Xung đột nhanh chóng bùng lên giữa Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Azerbaijan tại ba vùng Nakhichevan, Zangezur (nay là tỉnh Syunik thuộc Armenian) và vùng Karabakh. Armenia và Azerbaijan cãi nhau về việc phân định đường biên giới của các tỉnh trên. Người Armenia tại Karabakh muốn tuyên bố độc lập, nhưng không thành công trong việc thiết lập liên lạc với Cộng hòa Armenia.[16] Sau khi Đế chế Ottoman bị đánh bại, quân Anh chiếm đóng miền Nam Caucasus năm 1919. Chính quyền Anh tạm thời xác nhận với Khosrov bey Sultanov (người được bổ nhiệm bởi chính phủ Azerbaijan) làm tổng trấn Karabakh và Zangezur, trong khi chờ quyết định cuối cùng từ Hội nghị Paris năm 1919.[17]
Hai tháng sau, quân đoàn 11 Liên Xô giải phóng vùng Caucasus và chỉ trong vòng 3 năm, toàn bộ các Cộng hòa Caucasus đã gia nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Caucasus thuộc Liên Xô. Những người Bolshevik tiếp đó thành lập một Ủy ban gồm 7 thành viên, Hội đồng Caucasus (gọi tắt là Kavburo), dưới sự giám sát của lãnh tụ Liên Xô sau này là Joseph Stalin, chính ủy nhân dân về vấn đề các dân tộc thiểu số, với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề ở đây.[18] Mặc dù Ủy ban bỏ phiếu 4-3 chấp thuận đặt Karabakh vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia mới được thành lập, sự phản đối từ phía các lãnh tụ Azerbaijan, bao gồm cả chủ tịch Đảng Cộng sản Azerbaijan Nariman Narimanov và một cuộc nổi dậy chống chính quyền Xô viết tại thủ đô Armenia là Yerevan năm 1921 làm xấu đi quan hệ giữa Armenia và Nga. Những nhân tố đó dẫn đến việc Ủy ban đảo ngược quyết định ban đầu, và trao Karabakh cho Azerbaijan năm 1921, sau đó sáp nhập lãnh thổ Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh (NKAO) vào Azerbaijan năm 1923,[16] mặc dù 94% dân cư là người Armenia.[19][20] Thủ phủ được chuyển từ Shusha về Khankendi, sau đổi thành Stepanakert.
Các học giả Armenia và Azeri đoán rằng quyết định của phía Nga thực chất là làm theo nguyên tắc "chia để trị".[16] Một ví dụ, như việc lãnh thổ Nakhichevan, với vị trí địa lý lạ lùng, bị ngăn cách bởi Armenia, nhưng lại thuộc Azerbaijan. Những người khác thì đoán là đây là cách bày tỏ thiện chí của chính quyền Xô viết để giữ quan hệ tốt với chính quyền Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ.[21] Người Armenia liên tục từ chối chấp nhận quyết định này, và liên tục phản đối tính hợp lệ của nó trong những thập kỷ tiếp đó dưới chính quyền Xô viết.[13]
Với tư cách Tổng thư ký Liên Xô, Mikhail Gorbachev nắm quyền năm 1985 và bắt đầu kế hoạch cải tổ của mình. Các kế hoạch đó có thể tóm gọn trong hai chương trình: perestroika và glasnost. Perestroika hướng về cải cách kinh tế, còn glasnost trao các quyền tự do ngôn luận có giới hạn, khiến người dân có thể khiếu nại về hệ thống Sô viết và các nhà lãnh đạo. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Cộng hòa sô viết Karabakh quyết định bỏ phiếu thống nhất lãnh thổ tự trị này với Armenia ngày 20 tháng 2 năm 1988.[22] Các nhà lãnh đạo người Armenia ở Karabakh phàn nàn là tại đây không có sách giáo khoa cũng như đài phát thanh dùng tiếng Armenia,[23] và rằng các lãnh đạo Đảng Cộng sản Azerbaijan, Tổng bí thư Heydar Aliyev tiến hành các hoạt động rộng khắp nhằm "Azeri hóa" lãnh thổ này, tăng cường ảnh hưởng cũng như dân số người Azeris sinh sống tại Nagorno-Karabakh, trong khi thu giảm số dân người Armenian(năm 1987, Aliev từ chức Tổng bí thư Bộ chính trị Azerbaijan).[24] Tới năm 1988, người Armenia tại Karabakh đã giảm xuống còn ba phần tư tổng số dân cư tại đây.[25]
Dẫn đầu phong trào là các nhân sỹ người Armenia và cả các trí thức Nga, như nhà hoạt động đối lập, từng được giải Nobel, Andrei Sakharov. Trước khi tuyên bố (bỏ phiếu trưng cầu thống nhất với Armenia), người Armenia tổ chức biểu tình phản đối và tiến hành bãi công tại Yerevan, đòi thống nhất với lãnh thổ này. Người Azeri cũng ngay lập tức biểu tình đáp lại tại Baku. Phản ứng trước các cuộc biểu tình, Gorbachev tuyên bố biên giới giữa các nước Cộng hòa không thể xê dịch, theo tinh thần Điều 78 của Hiến pháp Liên Xô năm 1977.[26] Gorbachev cũng tuyên bố là, nhiều vùng khác thuộc Liên Xô cũng có mong muốn thay đổi lãnh thổ, nên việc vẽ lại biên giới tại Karabakh sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm. Người Armenia nhìn nhận quyết định Kavburo năm 1921 (tách Karabakh khỏi Armenia) với thái độ khinh thị, cho rằng bằng quyết tâm của mình, họ có thể sửa chữa một sai lầm có tính chất lịch sử, theo nguyên tắc tự quyết, là một quyền được đảm bảo trong hiến pháp[26] Người Azeri thì coi đòi hỏi từ bỏ lãnh thổ bởi người Armenia là không thể hiểu nổi, và ủng hộ lập trường của Gorbachev.[27]
Sau khi Liên Xô tan rã mùa thu năm 1991, cả hai phe tìm kiếm vũ khí từ các kho quân sự nằm rải rác ở Karabakh. Thoạt đầu phe Azerbaijan có ưu thế hơn: Trong cuộc chiến tranh lạnh, học thuyết quân sự của phía Xô Viết về việc phòng thủ vùng Caucasus vạch ra chiến lược đặt Armenia vào vùng chiến sự, trong trường hợp thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược từ hướng tây. Vì vậy, Cộng hòa Xô viết Armenian chỉ có 3 sư đoàn bộ binh và không có sân bay nào, trong khi Cộng hòa Xô viết Azerbaijan có tới 5 sư đoàn và 5 sân bay. Hơn thế nữa, phía Armenia chỉ có khoảng 500 toa xe lửa đạn dược, trong khi phía Azerbaijan có đến mười ngàn toa xe đạn dược.[28]
Khi lực lượng của Bộ nội vụ Nga bắt đầu rút khỏi khu vực, họ bỏ lại cho người Armenia và Azerbaijan một kho khổng lồ đạn dược và xe quân sự. Quân chính quy được chính quyền Gorbachev gửi đến từ 3 năm trước nguyên là từ các nước Cộng hòa khác thuộc Liên Xô, và phần đông trong số họ không muốn ở lại đây lâu hơn nữa. Phần lớn binh lính đều là lính quân dịch trẻ và nghèo, nên nhiều người trong số họ bán lại vũ khí lấy tiền cho bất kỳ phe nào, hay chỉ đơn giản là đổi lấy vodka uống, một số thậm chí còn muốn bán xe tăng và xe bọc thép chở quân (APC). Các kho vũ khí không được kiểm soát là nguyên do khiến cả hai phe buộc tội và chế nhạo chính sách của Gorbachev là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến.[29] Phía người Azeris mua một số lớn các xe quân sự đó, như bộ Ngoại giao Azeri cho biết tháng 11 năm1993, rằng họ đã mua được 286 xe tăng, 842 xe bọc thép và 386 pháo.[16] Một số chợ đen cũng bắt đầu hoạt động, bán cả vũ khí xuất xứ từ phương Tây.[30]
Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy phía Azerbaija nhận được nhiều viện trợ quân sự từ phía Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia Ả Rập]].[31] Phần lớn trong số đó là các vũ khí do Nga sản xuất, hoặc đến từ các nước đông Âu, tuy nhiên, cả hai phía tham chiến đều tỏ ra rất sáng tạo. Cộng đồng Armenia hải ngoại quyên góp một số lớn tiền bạc gửi về cho Armenia, và thậm chí vận động Quốc hội Mỹ ra luật "Section 907 of the Freedom Support Ac" để phản đối việc Azerbaijan tiến hành phong tỏa Armenia; hạn chế việc hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Azerbaijan năm 1992.[32] Trong khi phía Azerbaijan buộc tội người Nga hỗ trợ cho phía Armenia, thì thực tế là "binh lính Azeri trong khu vực được vũ trang tốt hơn rất nhiều bằng vũ khí thời Sô viết, so với đối thủ của họ."[29]
Khi Gorbachev từ chức Tổng bí thư ngày 26 tháng 12 năm 1991, các Cộng hòa còn lại là Ukraina, Belarus và Nga tuyên bố độc lập, và Liên Xô ngừng tồn tại ngày 31 tháng 12 năm 1991. Việc giải tán Liên bang Xô viết dỡ bỏ những rào cản cuối cùng ngăn cản hai phía Armenia và Azerbaijan tiến hành một cuộc chiến tổng lực. Một tháng trước đó, Quốc hội Azerbaijan bãi bỏ hiện trạng của Karabakh là một tỉnh tự trị, đổi tên thủ phủ của nó thành "Xankandi". Đối lại, ngày 10 tháng 12, một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Karabakh bởi thành viên nghị viện (cộng đồng Azeri tẩy chay cuộc trưng cầu), với người Armenia bỏ phiếu áp đảo ủng hộ độc lập. Ngày 6 tháng 1 năm 1992, vùng này tuyên bố độc lập từ Azerbaijan.[13]
Việc quân bộ nội vụ Liên Xô rút khỏi vùng Nagorno-Karabakh chỉ mang tính tạm thời. Tới tháng 2 năm 1992, các nước thuộc Liên Xô cũ thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Trong khi Azerbaijan không tham gia, thì Armenia lo ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, gia nhập SNG vì nó sẽ đóng vai trò "lá chắn quân sự bảo vệ". Tháng 1 năm 1992, lực lượng SNG tiến vào, đóng đại bản doanh tại Stepanakert, bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong việc gìn giữ hòa bình, sáp nhập thêm vào các đơn vị cũ ở đó, trong đó có Trung đoàn Bộ binh cơ giới 366 và Quân đoàn 4 Sô viết cũ.[18]
Các cuộc xung đột lẻ tẻ giữa người Armenia và Azeris trở nên quyết liệt hơn sau "chiến dịch Ring", thu hút hàng ngàn quân tình nguyện gia nhập các lực lượng cả hai phía Armenia và Azerbaijan. Tại Armenia, một đề tài được lặp đi lặp lại khi đó so sánh và thần tượng hóa các chiến binh ly khai với các nhóm du kích quân Armenia trong lịch sử, cũng như các anh hùng được ngưỡng mộ như Andranik Ozanian và Garegin Njdeh, những người chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman trong khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.[16] Thêm vào việc chính phủ ban bố lệnh tòng quân cho đàn ông độ tuổi 18-45, rất nhiều người Armenia tình nguyện chiến đấu và thành lập các phân đội tchokats, chừng 40 người, cùng với vài đơn vị tương tự thành một toán quân dưới quyền của một thiếu tá. Ban đầu, nhiều người trong số họ chọn thời gian và địa điểm họ muốn tham chiến, thường là chẳng suy tính kỹ gì, khi tham gia tấn công hay phòng thủ một khu vực.[31] Việc bất tuân lệnh xảy ra như cơm bữa, nhiều người không ra trình diện, hay lột đồ của những người tử trận, hay lấy cắp dầu xe bọc thép và đem bán trên chợ đen.[31]
Nhiều phụ nữ cũng phục vụ trong quân Armenia; tuy nhiên, họ thường đóng vai trò hỗ trợ, như sơ cứu, tải thương... hơn là trực tiếp tham chiến. Tình hình quân Azerbaijan cũng tương tự, tuy nhiên họ được tổ chức tốt hơn trong những năm đầu cuộc chiến. Chính phủ Azeri cũng ra lệnh nhập ngũ, và nhiều người Azeris hăng phái tòng quân để chiến đấu, trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột, sau khi Liên Xô sụp đổ. Quân đội quốc gia Azerbaijan gồm khoảng 30 ngàn quân, cộng với khoảng 10 ngàn quân đặc nhiệm OMON bán vũ trang, vài ngàn quân tình nguyện thuộc Mặt trận Bình dân. Suret Huseynov, một người Azeri giàu có, cũng thành lập lữ đoàn dân quân của riêng mình, lữ đoàn 709 của quân đội Azerbaijan, và mua nhiều súng đạn và xe cộ từ kho vũ khí của Sư đoàn 23 bộ binh cơ giới Nga.[16] Lữ đoàn bozkurt hay sói xám của İsgandar Hamidov cũng được huy động để tham chiến. Chính phủ Azerbaijan bỏ ra một khoản tiền lớn để tuyển mộ lính đánh thuê, từ nguồn lợi dầu mỏ quanh Biển Caspi.[33]
Các binh sĩ thuộc Liên Xô cũ cũng phục vụ trong cả hai phe. Ví dụ tiêu biểu là tướng Anatoly Zinevich, ở lại Nagorno-Karabakh trong 5 năm (1992 – 1997) và tham gia lên kế hoạch và tiến hành nhiều chiến dịch của quân Armenia. Tới cuối cuộc chiến, ông nắm vai trò Tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang NKR.[34] Ước tính lực lượng khí tài các bên xung đột trong khoảng thời gian 1993–1994:[35]
Thực thể | Số quân | Pháo binh | Xe tăng | Xe bọc thép chở quân | Xe bọc thép chiến đấu | Máy bay chiến đấu |
---|---|---|---|---|---|---|
Cộng hòa Nagorno-Karabakh | 20.000 | 16 | 13 | 120 | Không rõ | Không rõ |
Armenia | 20.000 | 170 | 160 | 240 | 200 | Không rõ |
Azerbaijan | 42.000 | 330 | 280 | 360 | 480 | 170 |
Để so sánh, tổng số đàn ông trong độ tuổi quân dịch ở Armenia, từ 17–32, là 550.000 người, trong khi ở Azerbaijan là 1.3 triệu. Phần lớn đàn ông ở cả hai phía đề đã phục vụ trong Quân đội Liên Xô, và có ít nhiều kinh nghiệm quân sự trước khi chiến cuộc nổ ra. Trong số những người Armenia ở Karabakh, khoảng 60% đã phục vụ trong quân đội Liên Xô.[35] Phần lớn người Azeris, tuy nhiên, thường bị phân biệt đối xử trong thời kỳ tại ngũ trong quân đội Xô Viết, và thường phải phục vụ trong các đơn vị xây dựng, hơn là trong các đơn vị chiến đấu.[36] Mặc dù hai học viện quân sự, trong đó có một trường hải quân đã được thành lập ở Azerbaijan, việc thiếu hụt kinh nghiệm quân sự là một trong những nhân tố khiến phía Azerbaijan tỏ ra thiếu chuẩn bị cho cuộc chiến[36]
Cộng hòa Armenia bác bỏ việc họ cung cấp vũ khí, xăng dầu, lương thực và hậu cần cho lực lượng nổi dậy ở Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, về sau Ter-Petrossian thừa nhận là đã cung cấp hậu cần, cũng như trả lương cho quân nổi dậy, nhưng không thừa nhận việc gửi quân sang trực tiếp tham chiến. Armenia phải đối mặt với một cuộc phong tỏa nặng nề từ phía Azerbaijan cũng như chịu sức ép từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cùng nguồn gốc dân tộc và có mối liên hệ lịch sử với Azerbaijan[37]. Con đường bộ duy nhất nối liền Armenia với Karabakh phải xuyên qua vùng núi hành lang Lachin. Sân bay duy nhất ở vùng này nằm ở thị trấn nhỏ Khojaly, chừng 7 km về phía bắc Stepanakert với dân cư từ 6 đến 10 ngàn người. Thêm vào đó, Khojaly còn đóng vai trò căn cứ pháo binh kể từ ngày 23 tháng 2, bắn phá các đơn vị Armenia và Nga tại thủ phủ Stepanakert[27]. Tới cuối tháng 2, Khojaly hầu như đã bị phong tỏa hoàn toàn. Ngày 26 tháng 2, các lực lượng Armenia, được xe bọc thép của trung đoàn 366 của Nga hỗ trợ, mở cuộc tấn công đánh chiếm Khojaly.
Theo phía Azerbaijan và một số tổ chức khác, và tiểu sử của một chỉ huy cao cấp Armenia, Monte Melkonian, do anh trai của ông ghi lại và xuất bản,[38], sau khi các lực lượng Armenia chiếm được Khojaly, họ tiến hành thảm sát hàng trăm dân thường chạy di tản khỏi thị trấn. Phía Armenia trước đó đã tuyên bố họ sẽ tấn công thị trấn, nhưng bỏ ngỏ một hành lang cho dân thường chạy tị nạn. Tuy nhiên, khi cuộc tấn công diễn ra, quân Armenia dễ dàng đè bẹp quân phòng thủ. Quân Azerbaijan cùng dân chúng bỏ chạy về thành phố Agdam ở phía bắc, vẫn còn do người Azeri kiểm soát. Đường băng của sân bay bị cố tình phá hủy, không thể sử dụng được. Lực lượng tiến công tiếp đó truy kích những người bỏ chạy và bắn vào họ, khiến cho hàng chục dân thường bị thiệt mạng.[38] Đối mặt với cáo buộc thảm sát dân thường, chính quyền Armenia bác bỏ việc thảm sát xảy ra, và xác nhận chiến dịch tấn công nhằm khóa họng pháo binh từ Khojaly.[39] Không có con số chính xác về số người thiệt mạng, nhưng ước tính tối thiểu có 485 người chết.[16] Theo phía Azerbaijan, trong thời gian từ 25–26 tháng hai, có 613 thường dân, trong đó có 106 phụ nữ và 83 trẻ em, bị thiệt mạng[40].
Theo báo cáo của tổ chức quyền con người Helsinki Watch, cho biết, quân đặc nhiệm Azerbaijan OMON và "dân quân, mặc quân phục và mang theo vũ khí, chạy lẫn vào dân thường", có lẽ là nguyên nhân khiến lực lượng Armenia nổ súng vào họ[41].
Sau sự kiện Khojaly, tổng thống Azerbaijan, Ayaz Mutalibov buộc phải từ chức vào ngày 6 tháng 3, năm 1992, dưới sức ép dư luận do thất bại trong việc bảo vệ và di tản dân cư ở Khojaly. Trong các tháng tiếp theo, các chỉ huy người Azeri, bám trụ ở thành lũy cuối cùng Shusha trong vùng, tiến hành một cuộc bắn phá quy mô lớn vào thủ phủ Stepanakert sử dụng các dàn hỏa tiễn nhiều nòng Grad. Tới tháng 4, các cuộc bắn phá khiến cho 50.000 người sống tại Stepanakert phải trú ẩn trong các công sự và tầng hầm[29]. Đối mặt với các cuộc xâm nhập bằng bộ binh vào các vị trí ngoại vi thành phố, các chỉ huy quân sự Nagorno-Karabakh tổ chức một chiến dịch đánh chiếm thị trấn này.
Ngày 8 tháng 5, một lực lượng gồm hàng trăm quân Armenia, hỗ trợ bởi xe tăng và máy bay trực thăng, tiến công pháo đài Shusha. Giao tranh quyết liệt diễn ra trên đường phố thị trấn, khiến cho hàng trăm người thuộc cả hai phía thiệt mạng. Không chống lại nổi lực lượng áp đảo, chỉ huy Azeri tại Shusha hạ lệnh tháo lui, giao tranh chấm dứt ngày 9 tháng 5.[31]
Việc Shusha thất thủ làm rung động Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ giữa quốc gia này và Armenia vốn đã trở nên tốt hơn sau khi Armenia giành được độc lập, nhưng dần xấu đi từ khi Armenia chiếm được ưu thế tại Nagorno-Karabakh. Người Armenia vẫn thù oán người Thổ, kể từ cuộc diệt chủng Armenia do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành từ trước khi Liên Bang Xô Viết hình thành.[42]. Nhiều người Armenia vẫn gọi chung người Azeris là "Thổ", vì họ có chung nguồn gốc dân tộc. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Demirel, cho biết ông chịu sức ép nặng nề phải can thiệp và hỗ trợ Azerbaijan. Tuy nhiên Demirel phản đối chính sách can thiệp, cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp sẽ làm bùng nổ cuộc xung đột Hồi giáo - Thiên chúa giáo (người Thổ đa phần theo Hồi giáo).[43]
Thổ Nhĩ Kỳ tuy không gửi quân tham chiến, nhưng viện trợ một số lớn trang thiết bị quân sự và cố vấn cho Azerbaijan. Tháng 5 năm 1992, chỉ huy các lực lượng SNG, Nguyên soái Yevgeny Shaposhnikov, ra một thông cáo, cảnh cáo các quốc gia phương tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, không nên can thiệp vào cuộc xung đột tại Caucasus; vì sẽ đẩy "chúng tôi [SNG-Cộng đồng các quốc gia độc lập] tới bờ đại chiến thế giới lần thứ ba, và việc đó là không thể chấp nhận được."[13]
Một cánh quân Chechnya, chỉ huy bởi Shamil Basayev, cũng tham chiến, theo đại tá người Azeri Azer Rustamov, năm 1992, "hàng trăm quân tình nguyện Chechen do Shamil Basayev và Salman Raduev chỉ huy, dành cho chúng tôi sự giúp đỡ to lớn trong các trận đánh". Basayev được cho là một trong số các chiến binh cuối cùng rút khỏi Shusha. Basayev về sau kể lại là trong đời binh nghiệp của mình, ông ta và tiểu đoàn của mình chỉ thất trận một lần duy nhất, và đó là trận chiến ở Karabakh đánh lại tiểu đoàn "Dashnak". Ông ta cho biết ông rút cánh quân mujahideen của mình khỏi cuộc xung đột, khi chiến sự trở nên mang tính dân tộc chủ nghĩa, hơn là thánh chiến. Cũng tại đây Basayev lần đầu biết đến Amir Ibn Khattab[44] Bộ quốc phòng Azerbaijan bác bỏ việc Khatab tham chiến ở đây.[45]
Việc Shusha thất thủ khiến quốc hội Azeri buộc Mamedov phải chịu trách nhiệm, rồi phế truất ông ta, đồng thời dỡ bỏ mọi trách nhiệm Mutalibov phải chịu trong việc Khojaly thất thủ, rồi bổ nhiệm ông lên làm Tổng thống ngày 15 tháng 5 năm 1992. Nhiều người Azeris xem động thái này là một cuộc đảo chính, cùng với việc bãi bỏ cuộc bầu cử quốc hội theo dự định sẽ tiến hành vào tháng 6 năm đó. Quốc hội Azeri khi đó bao gồm chủ yếu là các lãnh đạo Cộng sản cũ, việc mất Khojaly và Shusha chỉ làm tăng thêm mong muốn của dân chúng tiến hành bầu cử tự do...[13]
Thêm vào tình hình vốn đã rối bời, người Armenia mở cuộc tấn công ngày 18 tháng 5 để đánh chiếm thị trấn Lachin trên hành lang hẹp chiến lược ngăn cách Armenia và Nagorno-Karabakh. Thị trấn này chỉ được phòng ngự rất sơ sài, nên chỉ trong ngày hôm sau, người Armenia đã chiếm được thị trấn và càn quét tàn quân Azeris để mở con đường tiếp nối với Armenia, cho phép các đoàn xe tiếp viện có thể băng qua con đường đèo Lachin tiến vào Karabakh.[46]
Việc Lachin thất thủ là đòn cuối cùng giáng vào chế độ Mutalibov. Các cuộc biểu tình diễn ra bất chấp lệnh cấm, rồi cuộc đảo chính của những người theo Mặt trận bình dân nổ ra. Giao tranh giữa quân chính phủ và người của Mặt trận bình dân ngày càng ác liệt, phe đối lập chiếm được nhà quốc hội ở Baku và sân bay cùng với phủ tổng thống. Ngày 16 tháng 6 năm 1992, Abulfaz Elchibey được bầu làm lãnh đạo Azerbaijan, nhiều thủ lĩnh của Đảng Mặt trận bình dân cũng được bầu vào nghị viện. Những người chủ xướng cuộc nổi dậy cáo buộc Mutalibov là không hết mình và yếu kém trong cuộc chiến ở Karabakh. Elchibey nhất quyết phản đối việc nhờ Nga hỗ trợ, thay vào đó tìm kiếm liên kết chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ.[47]
Ngày 12 tháng 6 năm 1992, quân đội Azeri, cùng với lữ đoàn của Huseynov, sử dụng một số lớn xe tăng, xe bọc thép chở quân và máy bay trực thăng chiến đấu, mở chiến dịch Goranboy, một chiến dịch lớn kéo dài ba ngày ở khu vực Shahumyan hầu như không được phòng thủ, nằm ở phía bắc Nagorno-Karabakh, và đánh chiếm được hàng chục làng mạc ở khu vực Shahumyan, vốn nằm trong tay lực lượng Armenia. Một lý do khác giải thích việc mặt trận này tan vỡ dễ dàng là vì nó được phòng ngự bởi các phân đội quân tình nguyện từ Armenia, nhưng họ đã trở về nhà sau chiến thắng Lachin.[16] Chiến dịch này khiến chính quyền Armenian phải ra mặt đe dọa Azerbaijan rằng họ sẽ công khai hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Karabakh.[48]
Cuộc tấn công buộc lực lượng Armenian phải rút lui theo phía nam về Stepanakert, nơi các chỉ huy Karabakh đã phải tính đến việc phá hủy đập thủy điện Martakert trọng yếu trong vùng, nếu như họ không chặn lại được chiến dịch này. Chừng 30.000 người Armenian buộc phải dời bỏ nhà cửa chạy tị nạn, vì lực lượng tấn công đã chiếm được gần nửa lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, mũi đột kích của quân Azeris bị chặn lại bởi trực thăng chiến đấu[16]. Người ta cho là rất nhiều tổ lính lái xe tăng của quân Azeri là lính Nga thuộc Sư đoàn 104 Dù cận vệ, đóng tại Ganja, và nghịch lý là, cũng chính những đơn vị thuộc sư đoàn đó chặn đứng họ. Theo một quan chức chính phủ Armenia, họ đã thuyết phục được các đơn vị quân Nga bắn phá, và chặn đứng lại được cuộc công kích trong mấy ngày, tạo điều kiện cho chính quyền Armenia phục hồi tổn thất, và mở cuộc phản công để tái lập tuyến mặt trận trước khi nổ ra chiến dịch.[16]
Mùa hè 1992, tổ chức CSCE (sau này là OSCE), thành lập nhóm Minsk ở Helsinki, bao gồm 7 quốc gia, đồng chủ tịch gồm Pháp, Nga và Hoa Kỳ, nhằm mục tiêu trung gian đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan. Tuy nhiên, trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên năm 1992, tổ chức này không thành công trong việc đề cập đến và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh kể từ khi Liên Xô tan rã, chứ chưa kể đến cuộc xung độ Karabakh. Cuộc chiến ở Nam Tư, chiến tranh ở Moldova với Cộng hòa ly khai Transnistria, yêu sách đòi độc lập khỏi Nga của người Chechnya và việc Gruzia mâu thuẫn với Nga trong vấn đề Abkhazia và Nam Ossetia đều là các vấn đề nghị sự quan trọng hàng đầu, liên quan đến nhiều nhóm sắc tộc xung đột lẫn nhau.[49]
Tổ chức CSCE đề xuất sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình NATO và SNG để kiểm soát lệnh ngưng bắn, bảo vệ các chuyến hàng nhân đạo gửi đến cho người tị nạn. Một vài lệnh ngưng bắn được đưa vào hiệu lực sau chiến dịch tháng 6, nhưng việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu, được Armenia chấp thuận, không trở thành hiện thực. Ý tưởng đưa 100 quan sát viên quốc tế đến Karabakh được đặt ra, nhưng đàm phán giữa các lãnh đạo Armenia và Azeri đổ vỡ hoàn toàn vào tháng 7. Nước Nga kiên quyết phản đối sự có mặt của bất kỳ lực lượng đa quốc gia nào ở vùng núi Caucasus, coi đó là hành vi xâm lấn vào "sân sau" của mình.[13]
Cuối tháng 6, một chiến dịch tấn công nhỏ của quân Azeri diễn ra, nhằm vào thị trấn Martuni ở nửa đông nam của Karabakh. Lực lượng tấn công gồm hàng chục xe tăng và xe bọc thép, hỗ trợ bởi vài đại đội bộ binh, dàn quân dọc theo mặt trận Majgalashen và Jardar gần Martuni và Krasnyi Bazar. Chỉ huy trung đoàn Martuni, Monte Melkonian, được binh sĩ của mình mệnh danh là "Avo", dù không có xe bọc thép hạng nặng, cũng tìm cách đẩy lùi được mấy đợt tấn công của quân Azeri[31]
Cuối tháng 8 năm 1992, chính quyền Nagorno-Karabakh rơi vào tình hình hỗn loạn, các thành viên chính phủ từ nhiệm ngày 17 tháng 8. Quyền lực được trao vào tay một hội đồng gọi là Ủy ban Quốc phòng, chủ tịch là Robert Kocharyan, tuyên bố họ sẽ tạm thời nắm quyền cho tới khi cuộc xung đột chấm dứt[16]. Cùng thời gian, Azerbaijan mở nhiều cuộc tấn công bằng phi cơ, ném bom vào các vị trí dân cư. Kocharyan lên án cái ông gọi là sự cố ý giết chóc dân thường của phía Azeris, và sự thờ ơ, bàng quan của phía Nga trong việc để cho các kho vũ khí của mình bị mang ra bán hay chuyển giao cho Azerbaijan. Tuyên bố của Kocharyan được xác nhận bởi các phi công Nga và Ukraina, được thuê để lái máy bay cho không lực Azerbaijan, sau khi bị bắn rơi gần Stepanakert. Các phi công cho biết các chỉ huy Azerbaijani vạch kế hoạch bắn phá các khu dân cư thay vì các mục tiêu quân sự, nhằm tạo ra sự hoảng loạn trong dân cư sống ở thủ phủ[50]
Mùa đông năm 1992 đến gần, cả hai phía đều tránh tung ra các chiến dịch lớn để bảo tồn nguồn cung ứng như điện và dầu cho nhu cầu dân sự. Mặc dù đã mở được một con đường nối với các khu dân cư ở Karabakh, cả Armenia lẫn vùng lãnh thổ này đều phải trải qua một thời kỳ khó khăn, do cuộc phong tỏa mà Azerbaijan tiến hành. Dù không hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, nhưng hàng viện trợ gửi qua đường Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đến nhỏ giọt[13]
Do thiếu lương thực và điện trầm trọng, sau khi nhà máy điện hạt nhân Metsamor phải đóng cửa, tình hình kinh tế Armenia rất ảm đạm: ở Gruzia, một cuộc xung đột với các vùng lãnh thổ ly khai Abkhazia và Nam Ossetia bùng lên, quân ly khai liên tục đột kích các chuyến xe và tuyến đường dẫn dầu từ Nga đến Armenia. Cũng giống như mùa đông 1991–1992, mùa đông 1992–1993 hết sức khắc nghiệt, rất nhiều gia đình trên toàn Armenia và Karabakh phải chịu cảnh không có nước nóng và lò sưởi.[51]
Các nhu yếu phẩm khác, như ngũ cốc, còn khó kiếm được hơn. Cộng đồng Armenia hải ngoại quyên góp tiền bạc và gửi đồ tiếp tế về cho Armenia. Trong tháng 12, hai chuyến tàu chở 33.000 tấn ngũ cốc và 150 tấn bột cho trẻ em được chuyển về từ Hoa Kỳ theo đường Biển Đen cập cảng Batumi của Gruzia.[51] tháng 2 năm 1993, Cộng đồng châu Âu cũng gửi 4.5 triệu Ecu cho Armenia.[51] Láng giềng phía nam của Armenia là Iran, cũng hỗ trợ kinh tế cho Armenia bằng cách cung cấp năng lượng và điện cho Armenia. Lập trường chống Iran của Elchibey cũng như những tuyên bố muốn thống nhất với các vùng dân cư người Azeri thiểu số ở Iran làm quan hệ giữa hai phía trở nên căng thẳng.
Những người Azeris mất nhà cửa buộc phải sống trong các khu trại tạm bợ do chính quyền Azerbaijan và Iran dựng. Hội chữ thập đỏ cũng phân phát chăn màn cho người dân Azeris, và cho biết tới tháng 12, đã có đủ lương thực dành cho người tị nạn[52]. Azerbaijan cũng phải vật lộn để khôi phục lại nền công nghiệp khai thác dầu của mình, nguồn xuất khẩu chính của họ. Các nhà máy lọc dầu của họ không được chạy hết công suất, và sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với ước tính. Năm 1965, các giếng dầu ở Baku sản xuất được 21.5 triệu tấn dầu hàng năm; tới 1988, con số đó chỉ còn gần 3.3 triệu tấn. Trang thiết bị lạc hậu từ thời Sô Viết, và việc các công ty dầu mỏ phương tây e ngại không muốn đầu tư vào một vùng đất có chiến tranh, nơi đường ống dẫn dầu liên tục bị phá hoại, khiến cho Azerbaijan không thể nào phát huy hết được nguồn tài nguyên giàu có của mình.[13]
Mặc dù phải hứng chịu một mùa đông kiệt quệ, cả hai phe hồ hởi chào đón năm mới. Tổng thống Azerbaijan tỏ ra lạc quan trong khả năng mang lại một giải pháp chấp nhận được cho cuộc xung đột, với Tổng thống Armenia Ter-Petrossian. Nhưng những tia hy vọng mong manh nhanh chóng bị dập tắt vào tháng 1 năm 1993, dù cho những lời kêu gọi ngưng bắn từ phía Tổng thống Boris Yeltsin và George H. W. Bush, khi chiến sự trong khu vực âm ỉ trở lại.[53] Lực lượng Armenia bắt đầu một đợt công kích mới, đánh chiếm các làng ở phía bắc Karabakh vốn nằm trong tay quân Azeris từ mùa thu năm trước.
Sự thất vọng với các thất bại quân sự dẫn đến những hậu quả tai hại trong nội bộ Azerbaijan. Quân đội Azerbaijan ngày càng trở nên tuyệt vọng, bộ trưởng bộ quốc phòng Gaziev và lữ đoàn Huseynov quay sang cầu cứu Nga, một bước đi ngược lại với chính sách của Elchibey và bị xem là bất phục tùng. Các cuộc ẩu đả chính trị và tranh cãi về việc dịch chuyển vị trí các đơn vị quân đội giữa Bộ trưởng bộ nội vụ İsgandar Hamidov và Gaziev dẫn đến việc ông này từ chức vào ngày 20 tháng 2. Một cuộc cải tổ nội các cũng diễn ra ở Armenia, Ter-Petrossian bãi nhiệm thủ tướng Khosrov Arutyunyan và nội các vì không thực thi được một kế hoạch kinh tế khả dĩ. Các cuộc biểu tình phản đối của người Armenians chống lại Ter-Petrossian bị đàn áp và dập tắt.[54]
Nằm ở ngoài lãnh thổ phía bắc Karabakh, là tỉnh Kelbajar của Azerbaijan, cũng nằm trên biên giới với Armenia. Với dân số chừng 45.000, dân cư của mấy chục làng ở đây bao gồm chủ yếu người Azeris và người Kurds. Tháng 3 năm 1993, các khu vực do người Armenia kiểm soát gần đập chứa nước Sarsang ở Mardakert bị quân Azeris tấn công. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ bảo vệ Martuni, các chiến binh của Melkonian được giao nhiệm vụ đánh chiếm Kelbajar, xuất phát điểm của các đợt xâm nhập bộ binh và bắn phá bằng pháo binh.[31] Hầu như không gặp mấy kháng cự từ phía quân Azeris, các chiến binh của Melkonian nhanh chóng chiếm được một bàn đạp trong khu vực và chiếm được một số xe bọc thép và xe tăng bị quân Azeris bỏ lại. Tới 2:45 chiều ngày 2 tháng 4, các lực lượng Armenia từ hai cánh tiến về Kelbajar trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào các binh lính và xe bọc thép của quân Azeris trong các chiến hào gần ngã tư Ganje-Kelbjar. Quân Azeri không chặn được bước tiến của các đơn vị xe bọc thép của Armenia, và tử trận gần hết. Cuộc tấn công thứ hai về hướng Kelbajar cũng nhanh chóng đánh bại lực lượng phòng thủ. Ngày 3 tháng 4, quân Armenia đã chiếm được Kelbajar.[31]
Cuộc tấn công khiến cho cộng đồng quốc tế tức giận chính quyền Armenia, và nó cũng đánh dấu việc lần đầu tiên, lực lượng Armenia vượt qua đường biên giới lãnh thổ Karabakh và tiến đánh Azerbaijan. Ngày 30 tháng 4, the Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 822, đồng bảo trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, xác nhận Nagorno-Karabakh là một phần không thể tách rời của Azerbaijan và yêu cầu lực lượng Armenia rút khỏi Kelbajar.[55]
Hệ quả chính trị cũng diễn ra ở Azerbaijan, với Huseynov bắt tay vào tiến hành cuộc "hành quân về Baku" từ Ganje. Thất vọng với cái mà ông ta cho là sự yếu kém của Elchibey trong việc giải quyết cuộc xung đột, và vì bị cắt chức đại tá, lữ đoàn của ông tiến về Baku để lật đổ tổng thống vào ngày 18 tháng 6, rồi quyền lực được chuyển cho thành viên nghị viện Heidar Aliev. Ngày 11 tháng 6, Huseynov được bổ nhiệm làm thủ tướng Azerbaijan.[56]
Trong khi người Azerbaijan vẫn còn tìm cách thích ứng với sự thay đổi bộ mặt chính trị trong nước, thì người Armenia đau buồn vì cái chết của Melkonian, hy sinh trong một cuộc chạm trán gần thị trấn Merzuli, lễ quốc tang diễn ra tại Yerevan. Lực lượng Armenia nắm lấy cơ hội khủng hoảng chính trị ở Baku, khiến cho mặt trận Karabakh gần như bỏ ngỏ.[16] Trong 4 tháng sau cuộc rối loạn chính trị ở Azerbaijan, họ giành thêm được quyền kiểm soát 5 tỉnh lân cận, cũng như phần phía bắc của Nagorno Karabakh.[16] Quân Azerbaijani không có khả năng kháng cự lại bước tiến của người Armenia, phải bỏ hầu hết các vị trí của mình mà không kháng cự lại.[16] Tới cuối tháng 6, họ đã bị đẩy bật khỏi Martakert, mất đi bàn đạp cuối cùng ở vùng lãnh thổ này. Tới tháng 7, lực lượng Armenia chuẩn bị để đánh chiếm khu vực Agdam, một tỉnh lân cận và nằm cuốn vào Nagorno-Karabakh, tuyên bố họ muốn củng cố một vùng đệm an ninh để buộc pháo binh Azeri phải nằm ngoài tầm tác xạ.[57]
Ngày 4 tháng 7, một cuộc pháo kích từ phía Armenia vào thủ phủ của Agdam phá hủy nhiều nơi trong thị trấn. Binh lính và thường dân bắt đầu sơ tán khỏi Agdam. Đối mặt với tình hình quân đội suy sụp, Aliev tìm cách đàm phán với chính phủ Karabakh và các quan chức của nhóm Minsk. Tới giữa tháng 8, người Armenia tập trung quân quanh các vị trí của người Azeri ở Fizuli và Jebrail, bên ngoài lãnh thổ Nagorno-Karabakh.
Trước đà chiến thắng của người Armenia, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Çiller, cảnh cáo chính quyền Armenia không được phép tấn công Nakhichevan, và đòi người Armenia phải rút khỏi lãnh thổ Azerbaijan. Hàng ngàn binh lính Thổ Nhĩ Kỳ được gửi tới biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia cuối tháng 9. Lực lượng Liên bang Nga đồn trú tại Armenia phản ứng lại bằng cách cũng tăng cường lực lượng ở phía bên kia biên giới, ngăn ngừa khả năng quân Thổ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột.[58]
Tới đầu tháng 9, quân Azeri đã hoàn toàn bị rối loạn. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã bị thua và mất tới 5 tỉnh. Phần lớn vũ khí hạng nặng mà họ mua hoặc nhận được từ phía Nga hoặc bị phá hủy hoặc bị bỏ lại chiến trường. Kể từ chiến dịch tháng 6 năm 1992, phía người Armenia chiếm được hàng chục xe tăng, xe bọc thép hạng nhẹ và pháo từ phía quân Azeris.[59] Nhiều dấu hiệu chứng tỏ sự tuyệt vọng của phía Azerbaijan được thể hiện như việc Aliev tuyển mộ chừng 1.000–1500 chiến binh mujahadeen Afghan và Arab từ Afghanistan. Mặc dầu chính quyền Azerbaijan bác bỏ, nhưng thư từ và ảnh mà phía Armenia bắt được chứng thực cho việc đó.[13] Phía Azerbaijan cũng tìm cách tuyển mộ người thiểu số Lezgin và Talysh, nhưng gặp sự phản kháng kịch liệt. Những sự hỗ trợ từ nước ngoài phải kể đến Pakistan và Chechnya, trong đó có cả chiến binh nổi tiếng Shamil Basayev.[60] Công ty dầu của Hoa Kỳ, MEGA OIL, cũng phải thuê một số chuyên gia huấn luyện quân sự, như điều kiện tiên quyết cho việc họ được phép khoan dầu ở các bãi dầu của Azerbaijan.[33]
Tới tháng 10 năm 1993, Aliev chính thức được bầu làm Tổng thống, hứa hẹn mang lại trật tự trong xã hội, cũng như tái chiếm lại các vùng bị mất. Tháng 10, Azerbaijan gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Mùa đông năm đó cũng giống như năm trước, với hai phía thu nhặt củi đốt và thực phẩm dự trữ. Hai nghị quyết của UNSC được thông qua, (874 và 884), trong các tháng 10 và 11, và mặc dù trong đó nhấn mạnh các điểm trong hai nghị quyết trước đó, công nhận Nagorno-Karabakh như một bên tham chiến.[55]
Đầu tháng 1, lực lượng Azerbaijan và quân du kích Afghan tái chiếm một phần quận Fizuli, bao gồm cả đầu mối đường sắt Horadiz trên biên giới với Iran, nhưng không chiếm được thị trấn Fizuli.[61] Ngày 10 tháng 1 năm 1994, quân Azerbaijan mở chiến dịch tiến công nhằm vào khu vực Mardakert để tái chiếm phần phía bắc Karabakh, họ thành công trong việc tiến chiếm một số vùng ở phía bắc và nam Karabakh nhưng rồi bị chặn lại. Cộng hòa Armenia bắt đầu chuyển tân binh cùng với quân chính quy và quân của Bộ Nội vụ để chặn bước tiến của quân Azerbaijan ở Karabakh.[62] Để tăng cường lực lượng chiến đấu, chính quyền Armenia ra sắc lệnh động viên trong vòng 3 tháng tất cả đàn ông dưới 45 tuổi, và thậm chí tiến hành cả việc truy quét bắt thanh niên để đưa vào quân đội. Quân Azerbaijan bắt được làm tù binh cả một số quân chính quy Armenia đang tại ngũ.
Chiến dịch tấn công của Azerbaijan trở nên ngày càng khốc liệt, với việc họ tuyển mộ cả thiếu niên chỉ 16 tuổi, không được huấn luyện, hay chỉ được huấn luyện rất sơ sài để tung vào các cuộc tấn công biển người vô hiệu quả, chiến thuật này từng được quân Iran sử dụng thành công trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq. Trong hai chiến dịch mùa đông, quân Azerbaijan mất tới 5000 binh lính, trong khi Armenia chỉ mất chừng vài trăm người.[13] Chiến dịch chính của phía Azeri nhằm tái chiếm quận Khelbajar, đe dọa trực tiếp hành lang Lachin. Cuộc tiến công lúc đầu chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt, và quân Azeri chiếm được đèo Omar. Tuy nhiên, khi quân Armenian phản kích, các trận giao tranh đẫm máu diễn ra và quân Azeri bị đánh bại nặng nề. Mấy lữ đoàn quân Azeri bị cô lập khi quân Armenians tái chiếm lại được đèo Omar, và cuối cùng bị bao vây và tiêu diệt hoàn toàn.
Trong khi tình hình chính trị tại Azerbaijan tiếp tục bất ổn, phần lớn binh sĩ Armenia tại Karabakh cho biết các binh lính Azeris mất tinh thần, không có mục tiêu và động cơ chiến đấu.[63] Giáo sư Nga Georgiy I. Mirsky cũng đồng tình với nhận định đó, ông nói "Karabakh không có giá trị với người Azerbaijan như với người Armenia. Có lẽ đó là lý do, mà những thanh niên tình nguyện từ tận nội địa Armenia cũng hăng hái xung phong chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất Karabakh hơn là người Azerbaijan."[64] Thực tế này được phản ánh bởi một phóng viên, ghi lại là "Tại Stepanakert, không tài nào có thể tìm được một người đàn ông nào - dù là quân tình nguyện hay người địa phương, mà không mặc quân phục. [Ngược lại] ở Azerbaijan, thanh niên trong độ tuổi quân dịch thì lại la cà trong các quán cà phê."[65] Trước khi mất năm 1989, Andrei Sakharov cũng đồng tình với nhận xét này, và ông có câu nói nổi tiếng: "Với Azerbaijan, vấn đề Karabakh chỉ là lòng tham, còn với người Armenia ở Karabakh, đó là vấn đề sinh tử."[66]
Sau sáu năm chiến tranh ác liệt, cả hai phía đều đã sẵn sàng ký lệnh ngưng bắn. Azerbaijan, sau khi đã cạn kiệt nguồn nhân lực, phải nhờ vào Nga hoặc CSCE đưa ra giải pháp ngưng bắn, vì các chỉ huy Armenia tuyên bố họ không có bất kỳ trở ngại nào trên đường thẳng tiến về Baku. Đường biên giới mới tuy vậy, chỉ hạn chế tại Karabakh và các tỉnh giáp gianh. Các kênh liên lạc ngoại giao giữa Armenia và Azerbaijan được tăng cường trong tháng 5.[13] Các trận đánh cuối cùng của trận chiến diễn ra gần Shahumyan trong một loạt các cuộc chạm trán giữa quân Armenia và Azeri tại Gulistan.
Ngày 15 tháng 5, lãnh đạo của Armenia, Azerbaijan, Nagorno-Karabakh và Nga gặp mặt tại Moscow để ký hiệp định ngưng bắn. Tại Azerbaijan, nhiều người hoan hỉ đón mừng lệnh ngưng bắn, trong khi nhiều người khác muốn lực lượng gìn giữ hòa bình đóng tại khu vực đó không phải là quân Nga. Các cuộc giao tranh lẻ tẻ tiếp tục tại một số nơi, nhưng tất cả các phe đều xác nhận họ quyết tâm tôn trọng lệnh ngưng chiến.[67]
Nga, nước Cộng hòa lớn nhất trong số các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ, đóng vai trò khá rối rắm trong cuộc chiến. Các thành viên thuộc phe cứng rắn của chính quyền Xô viết ban đầu ủng hộ Azerbaijan trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, vì "cho tới khi Liên Xô sụp đổ...Azerbaijan là thành lũy cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản chân chính ở Caucasus."[29] Một đạo quân gồm 23 ngàn người đóng tại căn cứ quân sự số 102 của Nga, gần Gyumri, trong suốt cuộc chiến. Tại Azerbaijan, quân Nga đẩy nhanh việc rút quân sau cuộc đột kích vào Khojaly và hoàn thành việc rút quân năm 1993, một năm sớm hơn dự kiến. Về mặt chính thức, Nga đứng trung lập trong cuộc chiến, nhưng cả hai phe tham chiến đều cáo buộc Nga thiên vị phe kia.[31]
Trong khi phía Azerbaijan tố cáo việc các đơn vị quân Nga đóng tại Armenia tham gia các chiến dịch của phía Armenian tấn công các vị trí quân Azerbaijan, phía Armenia tuyên bố chiến sĩ Nga trong hàng ngũ họ là quân tình nguyện. Ngày 11 tháng 9 năm 1992, quân Azerbaijan bắt được 6 lính đặc nhiệm Nga (spetznaz) thuộc Quân đoàn 7 Nga đóng tại Armenia gần làng Merjimek ở Kelbajar. Những người này cho biết được trả lương bằng đồng rúp Nga bởi Bộ Quốc phòng Armenia để hoạt động ở Srkhavend, Nagorno-Karabakh, tháng 6 năm 1992. Các binh lính người gốc Armenia phục vụ trong Sư đoàn 127 của Nga đóng tại Armenia cũng bị bắt giữ ở tỉnh Kelbajar, Azerbaijan vào tháng 1 năm 1994.[68] Tuy nhiên, Markar Melkonian, em trai của Monte Melkonian, cho biết người Nga hoan nghênh các chiến thắng của người Armenian, bao gồm cả ở Kelbajar:
Cuộc tấn công của người Armenia xảy ra ở thời điểm các mối đe dọa quân sự với nước Nga gia tăng: Washington muốn bành trướng NATO tới tận cửa ngõ phía tây nước Nga, đặt căn cứ quân sự ở Trung Á, bãi bỏ Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo. Chechnya ngấp nghé trên bờ cuộc nổi dậy đòi ly khai... nước Cộng hòa Gruzia, mới giành được độc lập, đang bị chia cắt trong cuộc nội chiến. Và nay thì Azerbaijan, một nước Cộng hòa Sô Viết cũ, lại một lần nữa quay về hướng kẻ thù truyền kiếp của nước Nga: Thổ Nhĩ Kỳ... Chỉ có Armenia mang lại hy vọng một đồng minh đáng tin cậy của Nga ở sườn nam dãy Caucasus.[31]
Mặc dù người ta đều biết rằng người Nga, cùng với các nhóm dân thiểu số thuộc Liên Bang Xô Viết cũ, chiến đấu ở cả hai phía với tư cách lính đánh thuê, sự ủng hộ quân sự của Nga về mặt chính thức chỉ được các nhân chứng kể lại. Các đơn vị quân Nga được cho là đã hợp tác với các đơn vị Armenia đánh chiếm Khojaly, và tương tự như vậy, hợp tác với quân Azerbaijan trong chiến dịch mùa hè 1992. Nhưng thậm chí sau khi trung đoàn 366 được chính thức rút khỏi Karabakh, rất nhiều lính đánh thuê người Nga tiếp tục chiến đấu trong hàng ngũ quân Armenian, vì họ không thấy có tương lai cho việc trở về nước Nga. Phóng viên tờ Boston Globe chứng kiến là rải rác đây đó có kha khá binh lính không phải người Armenia ở trong và xung quanh Stepanakert. Trong số đó phải kể đến thiếu tá Yury Nikolayevich, chỉ huy phó trung đoàn 366 cơ giới, đã bỏ sang hàng ngũ quân Armenia cùng với một số lớn khí tài của trung đoàn mình.[16]
Cho tới nay, cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vẫn là một trong các cuộc xung đột âm ỉ ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cùng với các cuộc xung đột ở Abkhazia và Nam Ossetia cũng như ở khu vực Transnistria thuộc Moldova. Karabakh tiếp tục nằm dưới sự quản lý của chính phủ Cộng hòa Nagorno-Karabakh và duy trì quân đội riêng - NKRD.[69] Ngược với những gì giới truyền thông đưa tin về khía cạnh tôn giáo của người Armenia và Azeris, tôn giáo chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng như một nguyên nhân gây ra chiến tranh, và nguyên nhân chính vẫn là vấn đề lãnh thổ và quyền con người của người Armenia tại Karabakh.[70] Kể từ năm 1995, đồng chủ tịch của nhóm Minsk tiếp tục đàm phám với chính phủ Armeni và Azerbaija để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Nhiều đề nghị được đưa ra, chủ yếu tập trung vào việc thuyết phục mỗi bên nhân nhượng trong một số điểm. Một đề nghị được đưa ra là binh lính Armenia rút khỏi 7 khu vực xung quanh Karabakh, Azerbaijan sẽ chia sẻ nguồn lợi kinh tế, bao gồm cả lợi nhuận từ đường ống dẫn dầu từ Baku, trung chuyển qua Armenia để đến Thổ Nhĩ Kỳ.[71] Các đề xuất khác bao gồm Azerbaijan sẽ trao quyền tự trị rộng rãi cho vùng này, gần như được độc lập. Armenia cũng phải chịu nhiều sức ép do bị ngoại trừ khỏi các thành tựu phát triển kinh tế diễn ra trong khu vực, bao gồm tuyến đườn ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan[71] và tuyến đường sắt Kars-Tbilisi-Baku.
Phần lớn đề xuất tự trị đều bị phía Armenia bác bỏ, do họ coi đó là vấn đề không thể đặt lên bàn đàm phán. Cũng như vậy, phía Azerbaijan cũng từ chối bỏ qua vấn đề này, và thường xuyên đe dọa sẽ sử dụng vũ lực trở lại.[72] Ngày 30 tháng 3 năm 1998, Robert Kocharyan được bầu làm Tổng thống Armenia, và tiếp tục bác bỏ kêu gọi nhân nhượng để giải quyết cuộc xung đột. Năm 2001, Kocharyan và Aliev gặp mặt tại Key West, Florida để thảo luận vấn đề này, trong khi một số nhà ngoại giao phương Tây tỏ ý lạc quan, thì sự phản đối ở cả hai quốc gia ngày càng gia tăng, chống lại bất kỳ sự thỏa hiệp nào, phá vỡ hy vọng cho một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.[73]
Chú giải (I): Tên gọi vùng đất này mang hàm nghĩa giống nhau trong tất cả các ngôn ngữ địa phương. Với người Armenia và Azerbaijan, tên gọi này mang nghĩa "núi Karabakh [khu vườn đen]". Người Armenia thường gọi nó là Artsakh, tượng trưng cho tỉnh thứ mười của vương quốc cổ Armenia; trong các sách vở hiện đại, thường được gọi đơn giản là Karabakh. Các sách Nga và Pháp gọi vùng này là Nagorny Karabakh và Haut-Karabakh (Thượng Karabakh).
Members of the ARF fought actively in the Karabakh conflict and the party had its own military units. Later, when Karabakh and Armenia formed regular armies, some of the Dashnak units merged with the armies, others were disarmed.
The Dashnaks, of course, are the ones who did the heavy lifting on the ground. Their men, including a substantial number of volunteers from the diaspora, did a great deal of the fighting and dying before the cease-fire.
In the last years of its existence, the Soviet government supported Azerbaijan because its government was dominated by former communists.
Soviet security forces supported Azerbaijan's efforts to reimpose control over Nagornyi Karabakh and Armenian villages outside the enclave.
Initially, the Soviet regime in the Kremlin appears to have supported Azerbaijan in its attempt to maintain the territorial integrity of the borders established by Stalin in 1921.
|date=
(trợ giúp)
|date=
(trợ giúp)
|
|