Chi Mòng biển | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Charadriiformes |
Họ (familia) | Laridae |
Chi (genus) | Larus Linnaeus, 1758 |
Loài | |
Xem danh sách trong bài |
Chi Mòng biển (Larus) là một chi lớn thuộc Họ Mòng biển. Các cá thể của chi này được phân bố rộng khắp trên thế giới, tuy nhiên tính đa dạng loài của nó có giá trị lớn nhất ở Bán cầu Bắc. Nhiều thành viên trong chi này là những loài chim phổ biến và có số lượng cá thể lớn trong khu vực sinh sống của chúng. Trước đây, phần lớn các loài mòng biển đều được xếp vào chi này, tuy nhiên cho đến khoảng năm 2005-2007 cách phân loại này được cho là mang tính đa ngành và điều này dẫn đến việc nhiều loài Larus cũng đã được tách ra và xếp vào các chi Ichthyaetus, Chroicocephalus, Leucophaeus và Hydrocoloeus (chi này được thừa nhận rộng rãi hơn các chi còn lại).
Các thành viên của chi Mòng biển có kích thước từ trung bình tới lớn, thường có màu xám hay trắng với các vệt đen trên đầu hay cánh. Chúng có mỏ dài, khỏe và móng chân có màng.
Tình trạng phân loại của các loài mòng biển lớn trong nhóm mòng biển cá trích và mòng biển nhỏ lưng đen nhìn chung rất là phức tạp, nhiều nhà khoa học khác nhau đã đưa ra con số từ 2 đến 8 loài. Xem thêm lai giống ở mòng biển.
Hóa thạch của các loài thuộc chi Mòng biển có niên đại từ thế Trung Tân giữa (20-15 triệu năm trước đây); allocation of các hóa thạch sớm hơn của chi này hiện nay phần nhiều sẽ bị từ chối (xem phía dưới). Các báo cáo về địa lý sinh vật của các hóa thạch cho thấy rằng, có khả năng, chi này tiến họa tại miền Bắc của Đại Tây Dương và bắt đầu phân bổ rộng rãi trên toàn cầu trong thế Thượng Tân, khi mà sự đa dạng loài của chi này đạt đến đỉnh cao như đối với phần lớn các loài chim biển.
Hóa thạch của "Larus" raemdonckii (thế Tiệm Tân sớm, Bỉ), hiện nay được tin là ít nhất nằm trong chi Chim báo bão thuộc họ Chim báo bão. "L." elegans (thế Tiệm Tân sớm/thế Trung Tân sớm, St-Gérand-le-Puy, Pháp) và "L." totanoides (Lthế Tiệm Tân muộn/Trung Tân sớm, Đông Nam Pháp) hiện nay nằm trong Laricola, trong khi "L." dolnicensis (thế Trung Tân sớm, Cộng hòa Séc) thực ra là một loài chim dô nách; hiện chúng nằm trong Mioglareola.
Hóa thạch thế Trung Tân sớm của "Larus" desnoyersii (Đông Nam Pháp) và "L." pristinus (John Day Formation, Willow Creek, Hoa Kỳ) có lẽ không thuộc vào chi này, và L. desnoyersii rất có thể là một loài chim cướp biển (Olson, 1985).
Sự phân bổ thành một vòng quanh Bắc Cực của các loài thuộc chi Mòng biển thường được xem là một ví dụ kinh điển của vòng loài. Mòng biển Herring, chủ yếu sinh sống ở Anh, có thể lai giống với Mòng biển Herring châu Mỹ (sống ở Bắc Mỹ), đến lượt mình mòng biển Herring châu Mỹ có thể lai giống với mòng biển Herring đông Sibir. Phân loài ở phía Tây của mòng biển Herring đông Sibir - mòng biển Birula - có thể lai giống với mòng biển Heuglin, đến lượt mình mòng biển Heuglin có thể lai giống với mòng biển nhỏ lưng đen ở miền Sibir (cả bốn đều sinh sống ở miền đối diện Bắc Sibir). Ở đây, những cá thể mòng biển nhỏ lưng đen sống sát cạnh với mòng biển Herring trong "vòng" lại không giao phối với nhau được do hai loài này khác nhau quá xa về di truyền. Chính vì vật, về mặt di truyền các loài này hình thành một chuỗi liên tục với nhau ngoại trừ ở châu Âu nơi mòng biển Herring và mòng biển nhỏ lưng đen gặp nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy mối quan hệ giữa các loài này phức tạp hon nhiều so với những gì mà chúng ta từng biết, và rất có thể "vòng" của các loài mòng biển này không hoàn toàn là một vòng loài thực sự (Liebers et al., 2004).