Dustin Hoffman

Dustin Hoffman
Dustin Hoffman năm 2017
Tên khai sinhDustin Lee Hoffman
Sinh8 tháng 8, 1937 (87 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Năm hoạt động1967–nay
Hôn nhânAnne Byrne (1969–1980)
Lisa Gottsegen (1980–nay)

Dustin Lee Hoffman[1] (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1937),[1] thường được biết đến với tên Dustin Hoffman là một diễn viên người Mỹ, được xem như là một trong những diễn viên tiêu biểu trong thời kỳ Hollywood hậu cổ điển (New Hollywood).


Bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 1960 với vai diễn trong The Graduate (1967), Hoffman đã thành công với nhiều loại vai diễn khác nhau từ tội phạm (trong Midnight Cowboy), giả gái (trong Tootsie) hay người bị tự kỷ (trong Rain Man). Tính đến nay Hoffman đã giành được hai giải Oscar (trong tổng số 7 đề cử), sáu giải Quả cầu vàng, 3 giải BAFTA, 1 giải Gấu vàng (1989), 1 giải Emmy và rất nhiều giải thưởng khác.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dustin Hoffman sinh năm 1937 tại Los Angeles, California[1] trong một gia đình gốc Do Thái[3][4] có truyền thống nghệ thuật. Mẹ ông, bà Lillian, là một nghệ sĩ piano jazz còn bố của Dustin, ông Harry Hoffman, là người phụ trách trang trí ở hãng phim Columbia Pictures trước khi quay sang kinh doanh đồ gia dụng.[5][6]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tốt nghiệp trường Trung học Los Angeles năm 1955, Dustin bắt đầu tham gia diễn xuất tại Pasadena Playhouse cùng người bạn diễn, sau cũng là ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Gene Hackman. Sau hai năm ở Pasadena Playhouse, Gene tới thành phố New York để tìm kiếm cơ hội, kéo theo người bạn Dustin. Tại New York, Dustin Hoffman đã phải kiếm sống bằng nhiều nghề phụ như tiếp tân nhà hàng, nhân viên đánh máy, người kết vòng hoa, đồng thời tìm kiếm các vai diễn nhỏ trên những loạt phim truyền hình. Năm 1960 sau một vai diễn kịch được chú ý, Hoffman bắt đầu tham gia sân khấu Broadway rồi vào học tại hội Actors Studio nơi đào tạo rất nhiều ngôi sao cho Hollywood.

Từ giữa thập niên 1960 Dustin bắt đầu có vai diễn trên một số phim truyền hình như Naked City, The Defenders hay Hallmark Hall of Fame. Bộ phim điện ảnh đầu tiên của ông là The Tiger Makes Out (1967).

Các vai diễn lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1966 đạo diễn Mike Nichols bắt đầu tuyển diễn viên cho bộ phim The Graduate. Với vai nam chính của phim, anh sinh viên Benjamin Braddock, Nichols đã thương lượng với một số diễn viên trẻ đang lên như Warren Beatty, Robert Redford nhưng đều thất bại và cuối cùng vai diễn được giao cho Hoffman, lúc này gần như vô danh ở Hollywood. Để vào vai Benjamin Braddock, Hoffman đã phải bỏ một vai khác trong The Producers. The Graduate sau khi công chiếu đã được đánh giá rất cao (bộ phim hiện xếp thứ 17 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ) còn vai diễn của Dustin đã được đề cử Giải Oscar vai nam chính đồng thời đưa ông lên vị trí của một ngôi sao trẻ trong làng điện ảnh Mỹ.

Ngay sau The Graduate, Hoffman lại tiếp tục thành công với vai Ratso Rizzo trong Midnight Cowboy và có được đề cử Oscar vai nam chính thứ hai. Năm 1970, Dustin Hoffman, vốn là một diễn viên nhỏ con (chỉ cao 1m70)[2], được giao vai Jack Crabb trong Little Big Man, đây là vai diễn mà Dustin phải mô tả nhân vật từ thiếu niên đến 121 tuổi. Một lần nữa vai diễn của Hoffman được giới phê bình khen ngợi.

Năm 1974 Hoffman có đề cử Oscar vai nam chính thứ 3 với vai nghệ sĩ Lenny Bruce trong Lenny. Hai năm sau ông cùng Robert Redford vào vai cặp nhà báo nổi tiếng Carl BernsteinBob Woodward trong All the President's Men, bộ phim đầu tiên khắc họa Vụ Watergate. Năm 1979 Hoffman được đạo diễn Robert Benton mời tham gia bộ phim Kramer vs. Kramer với vai người cha "gà trống nuôi con" Ted Kramer. Tác phẩm đã thành công rực rỡ khi nó đem về cho Benton giải Oscar đạo diễn, bạn diễn Meryl Streep của Hoffman giải Oscar vai nữ phụ còn bản thân Dustin là giải Oscar vai nam chính đầu tiên.

Nổi tiếng là diễn viên có thể đóng nhiều loại vai diễn khác nhau, năm 1982 Hoffman vào vai Michael Dorsey, một nam diễn viên phải giả gái để kiếm vai diễn, trong Tootsie. Tootsie đã được đề cử tổng cộng 10 giải Oscar trong đó có một đề cử Oscar vai nam chính thứ 5 cho Dustin. Không chỉ thành công trên màn ảnh lớn, năm 1985 Dustin còn được trao một giải Emmy cho vai diễn truyền hình Willy Loman (trong Death of a Salesman).

Sau thất bại trong Ishtar, Hoffman tham gia Rain Man, một bộ phim của đạo diễn Barry Levinson. Trong phim, Dustin phải khắc họa nhân vật Raymond Babbitt, người đàn ông bị tự kỷ bỗng nhiên được nắm một gia tài khổng lồ và phải làm quen với cuộc sống bên cạnh người em Charlie (do ngôi sao trẻ Tom Cruise thủ vai). Với vai diễn này, Dustin Hoffman đã được trao giải Oscar vai nam chính thứ hai và trở thành nam diễn viên thứ 5 có được vinh dự này.

Giai đoạn sau

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thập niên 1990, Hoffman không còn nhiều vai diễn đáng chú ý như những giai đoạn trước. Có thể kể tới vai thuyền trưởng Hook trong Hook (1991), vai Stanley Motss trong Wag The Dog (1997, đem lại cho Dustin đề cử Oscar thứ 7) hay Norman Goodman trong Sphere (1998, đóng cùng Sharon Stone, Samuel L. Jackson, Peter Coyote, Queen LatifahLiev Schreiber).

Thay vì các vai chính và đa phong cách, Hoffman bắt đầu tham gia các bộ phim trong những vai nhỏ hơn như Bernie Focker trong Meet the Fockers (2004, đóng cùng hai ngôi sao kì cựu Barbra StreisandRobert De Niro) hay vai người làm nước hoa Giuseppe Baldini trong Perfume: The Story of a Murderer (2006).

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Dustin Hoffman cưới Anne Byrne tháng 5 năm 1969,[7] họ có hai con gái, Karina và Jenna, trước khi chia tay năm 1980.[7] Tháng 10 năm 1980 ông cưới người vợ thứ hai, Lisa Gottsegen, và có thêm 4 người con, Jacob, Maxwell, Rebecca, Alexandra, trong đó Jacob cũng trở thành một diễn viên giống bố mình.

Hoffman nổi tiếng là một người khó cộng tác.[2] Ông cũng là người không thích thú với các dịp hội hè như lễ trao giải Oscar. Hai người bạn thân trong nghề của ông là Gene HackmanRobert Duvall, vốn đều là các diễn viên từng đồng cam cộng khổ với Dustin từ ngày khởi nghiệp ở New York (Robert là bạn cùng phòng với Dustin trong thời kì ông mới đến New York).

Phim tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  
Năm Tác phẩm Tiếng Việt Vai diễn Thông tin khác
1967 The Tiger Makes Out Hap
1967 The Graduate Benjamin Braddock Đề cử Giải Oscar vai nam chính
Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Giải BAFTA diễn viên mới
1968 Madigan's Millions Jason Fister
1969 Midnight Cowboy Ratso Rizzo Đề cử Giải Oscar vai nam chính
Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Giải BAFTA vai nam chính
1969 John and Mary John Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Giải BAFTA vai nam chính
(chung với Midnight Cowboy)
1970 Little Big Man Jack Crabb Đề cử Giải BAFTA vai nam chính
1971 Who Is Harry Kellerman? Georgie Soloway
1971 Straw Dogs David Sumner
1972 Alfredo, Alfredo Alfredo Sbisà
1973 Papillon Papillon người tù khổ sai Louis Dega
1974 Lenny Lenny Bruce Đề cử Giải Oscar vai nam chính
Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
1976 All the President's Men Carl Bernstein Đề cử Giải BAFTA vai nam chính
(cùng Marathon Man)
1976 Marathon Man Babe Levy Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Đề cử Giải BAFTA vai nam chính
(cùng All the President's Men)
1978 Straight Time Max Dembo Kiêm sản xuất
1979 Agatha Wally Stanton
1979 Kramer vs. Kramer Ted Kramer Giải Oscar vai nam chính
Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Đề cử Giải BAFTA vai nam chính
1982 Tootsie Michael Dorsey
(Dorothy Michaels)
Đề cử Giải Oscar vai nam chính
Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Giải BAFTA vai nam chính
1985 Death of a Salesman
(phim truyền hình)
Willy Loman Giải Emmy
Giải Quả cầu vàng
1986 Private Conversations Vai bản thân Phim tài liệu
1987 Ishtar Chuck Clarke
1988 Rain Man Raymond Babbitt Giải Oscar vai nam chính
Giải Quả cầu vàng vai nam chính
Đề cử Giải BAFTA vai nam chính
1989 Family Business Vito McMullen
1990 Dick Tracy Mumbles
1991 Billy Bathgate Dutch Schultz
1991 Hook Thuyền trưởng Hook Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
1992 Hero Bernard 'Bernie' Laplante
1994 Jonas in the Desert Vai bản thân Phim tài liệu
1995 Outbreak Sam Daniels
1996 American Buffalo Walt 'Teach' Teacher
1996 Sleepers Danny Snyder
1997 Mad City Max Brackett
1997 Wag the Dog Stanley Motss Đề cử Giải Oscar vai nam chính
Đề cử Giải Quả cầu vàng vai nam chính
1998 Sphere Norman Goodman
1999 The Messenger: The Story of Joan of Arc The Conscience
2002 Moonlight Mile Ben Floss
2003 Confidence Winston King
2003 Runaway Jury Wendell Rohr
2004 Finding Neverland Charles Frohman
2004 I ♥ Huckabees Bernard
2004 Meet the Fockers Bernie Focker
2005 The Lost City Meyer Lansky
2006 Perfume: The Story of a Murderer Giuseppe Baldini
2006 Stranger than Fiction Jules Hilbert
2007 Mr. Magorium's Wonder Emporium Edward Magorium
2008 Kung fu Panda Master Shifu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Family Tree Legends Lưu trữ 2011-07-14 tại Wayback Machine. Truy cập 23 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ a b c Dustin Hoffman trên IMDb
  3. ^ Bernard, Sarah (ngày 18 tháng 11 năm 2007). “The Tortoise and the Whoopee Cushion”. New York Magazine. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Hoffman's Jewish return. Ynet.com. 19 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ Yahoo movies biography.
  6. ^ Film Reference.com biography.
  7. ^ a b Dustin Hoffman at Tribute.ca. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Trước tiên ta sẽ làm quen với phản ứng, khi ấn lôi + thảo sẽ tạo ra phản ứng và đưa quái vài trạng thái sinh trưởng
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Ngoại Truyện: Sự vĩnh cửu và Hình nhân Ghi chép Tự động