Kajita Takaaki

Takaaki Kajita
梶田 隆章
Sinh9 tháng 3, 1959 (65 tuổi)
Học vịTrường trung học tỉnh Saitama Kawagoe
Trường lớpĐại học Saitama (Cử nhân khoa học)
Đại học Tokyo (Thạc sĩ, Tiến sĩ)
Phối ngẫuMichiko
Giải thưởngGiải Asahi (1988)
giải Bruno Rossi (1989)
giải tưởng nhớ Nishina (1999)
giải Panofsky (2002)
giải học thuật Nhật Bản (2012)
giải Nobel Vật lý (2015)
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácViện nghiên cứu Tia Vũ trụ, Đại học Tokyo
Cố vấn nghiên cứuMasatoshi Koshiba

Kajita Takaaki (梶田隆章, Kajita Takaaki, sinh năm 1959) là một nhà vật lý Nhật Bản, nổi tiếng với thí nghiệm neutrino tại Kamiokande và cơ sở kế nhiệm của nó Siêu-Kamiokande. Năm 2015, ông nhận giải Nobel vật lý cùng với Arthur B. McDonald. Ủy ban Nobel trao giải cho hai nhà khoa học này vì "những đóng góp trọng yếu của họ đối với các thử nghiệm cho thấy hạt neutrino (một loại hạt hạ nguyên tử sinh ra từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ) thay đổi tính đồng nhất. Sự biến đổi này đòi hỏi các hạt neutrino phải có khối lượng". "Khám phá này đã thay đổi vốn hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể chứng minh thiết yếu đối với quan điểm của chúng ta về vũ trụ". Kajita sinh năm 1959 ở Higashimatsuyama, Saitama.[1] Ông đã kết hôn với Michiko sinh sống ở Toyama.[2]

Kajita nghiên cứu tại Đại học Saitama (hoàn thành năm 1981) và nhận bằng tiến sĩ năm 1986 tại Đại học Tokyo[2]. Từ năm 1988, ông đã công tác tại Viện Nghiên cứu vũ trụ xạ, Đại học Tokyo, nơi ông trở thành một trợ lý giáo sư năm 1992 và Giáo sư năm 1999[3].

Ông đã trở thành Giám đốc Trung tâm Neutrino Vũ trụ tại Viện Nghiên cứu tia vũ trụ (ICRR) vào năm 1999. Thời điểm năm 2015, ông làm tại Viện Kavli cho vật lý và toán học của vũ trụ ở Tokyo và Giám đốc của ICCR[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Takaaki Kajita - Facts”. Nobel Foundation. ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b “Japan's Takaaki Kajita shares Nobel in physics”. Japan Times. ngày 6 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “2015 Nobel Prize in Physics: Canadian Arthur B. McDonald shares win with Japan's Takaaki Kajita”. CBC News. ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “About ICRR”. Institute for Cosmic Ray Research, University of Tokyo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh, họ sẽ thường phải hứng chịu những cơn đau đầu đột ngột
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ