Owen Chamberlain

Owen Chamberlain
Sinh(1920-07-10)10 tháng 7, 1920
San Francisco, California, Hoa Kỳ
Mất28 tháng 2, 2006(2006-02-28) (85 tuổi)
Berkeley, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpDartmouth College
Đại học California tại Berkeley
Đại học Chicago
Nổi tiếng vìVật lý hạt
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý năm 1959
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácPhòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos

Owen Chamberlain (10 tháng 7 năm 1920 – 28 tháng 2 năm 2006) là nhà vật lý học người Mỹ, đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1959 chung với Emilio G. Segrè cho công trình phát hiện ra hạt phản proton, một phản hạt hạ nguyên tử.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại San Francisco, California, tốt nghiệp trường Germantown Friends SchoolPhiladelphia năm 1937. Ông học Vật lý họcDartmouth College, đậu bằng cử nhân năm 1941 sau đó sang học ở Đại học California tại Berkeley. Ông được giữ ở lại trường cho tới dầu Thế chiến thứ hai, rồi gia nhập Dự án Manhattan năm 1942, làm việc chung với Segrè, vừa ở Berkeley vừa ở Los Alamos, New Mexico. Năm 1946, sau chiến tranh, Chamberlain tiếp tục học tiến sĩ ở Đại học Chicago dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý học nổi tiếng Enrico Fermi. Fermi đã khuyến khích Chamberlain bỏ ngành Vật lý lý thuyết để chuyển sang nghiên cứu Vật lý ứng dụng. Chamberlain đậu bằng tiến sĩĐại học Chicago năm 1949.

Năm 1948, sau khi đã hoàn tất công trình thực nghiệm, Chamberlain trở lại Đại học California tại Berkeley để giảng dạy. Tại đây, ông cùng với Segrè và các nhà vật lý học khác đã nghiên cứu việc phát tán proton-proton. Năm 1955, một loạt thí nghiệm phát tán proton đã dẫn tới việc khám phá ra hạt phản proton, một hạt giống hệt proton nhưng mang điện tích âm.

Sau đó Chamberlain nghiên cứu ở time projection chamber (TPC)[1].và ở Stanford Linear Accelerator Center (SLAC)[2].

Hoạt động chính trị, xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chamberlain cũng hoạt động chính trị về các vấn đề hòa bình và công bằng xã hội, và thẳng thắn lên tiếng chống lại chiến tranh Việt Nam. Ông là một thành viên trong nhóm các nhà khoa học ủng hộ Sakharov, Orlov, và Shcharansky, ba nhà vật lý của Liên Xô cũ bị cầm tù vì niềm tin chính trị của họ. Trong thập niên 1980, Chamberlain đã giúp thành lập phong trào Giải trừ vũ khí hạt nhân.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chamberlain kết hôn với Beatrice Babette Copper (chết năm 1988) năm 1943. Họ có ba người con gái và một con trai. Sau đó ông tái hôn với June Steingart Greenfield (chết năm 1991) rồi với Senta Pugh Gaiser (hiện còn sống).

Từ trần

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985, Chamberlain bị chẩn đoán là mắc bệnh Parkinson, và năm 1989 ông nghỉ hưu. Ngày 28.2.2006, ông qua đời ở Berkeley vì bị biến chứng, hưởng thọ 85 tuổi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ máy dò hạt (particle detector) do David R. Nygren, nhà Vật lý học Hoa Kỳ sáng chế ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley trong thập niên 1970
  2. ^ Trung tâm máy gia tốc dựa trên một chuỗi gia tốc liên tục theo đường thẳng, của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đặt ở Đại học Stanford

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Momonga's Red Orb Một trong những (World Item) Vật phẩm cấp độ thế giới mạnh mẽ nhất trong Đại Lăng Nazarick và là "lá át chủ bài" cuối cùng của Ainz .
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước