Otto Stern

Otto Stern
Sinh(1888-02-17)17 tháng 2 năm 1888
Sohrau, Vương quốc Phổ
Mất17 tháng 8 năm 1969(1969-08-17) (81 tuổi)
Berkeley, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Breslau
Đại học Frankfurt
Nổi tiếng vìthí nghiệm Stern-Gerlach
Sự lượng tử hóa spin
Phương pháp tia phân tử
Giải thưởnggiải Nobel Vật lý (1943)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácĐại học Rostock
Đại học Hamburg
Viện Kỹ thuật học Carnegie
Đại học California tại Berkeley

Otto Stern (17 tháng 2 năm 1888 – 17 tháng 8 năm 1969) là một nhà vật lý học người Đức, đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1943.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Stern sinh tại Żory, Vương quốc Phổ (nay thuộc Ba Lan) và theo học ở Wrocław vùng Hạ Silesia.

Stern đậu bằng tiến sĩ hóa lýĐại học Breslau năm 1912, rồi theo Albert Einstein tới Đại học Charles ở Prague và sau đó tới trường ETH Zürich.

Stern hoàn tất Habilitation[1] tại Đại học Frankfurt năm 1915. Năm 1921, ông trở thành giáo sư ở trường Đại học Rostock. Năm 1923 ông rời trường này để tới làm việc trong "Viện Hóa lý" (Institut für Physikalische Chemie) ở Đại học Hamburg.

Tấm biển tưởng niệm sự bổ nhiệm Stern trên bức tường nay là Viện Vật lý của Đại học Hamburg

Năm 1933, sau khi đảng Quốc xã lên nắm quyền, ông từ chức giáo sư ở đại học Hamburg và sang làm giáo sư vật lýViện Kỹ thuật học Carnegie (Carnegie Institute of Technology) và sau đó là giáo sư danh dự ở Đại học California tại Berkeley.

Là một nhà vật lý thực nghiệm, Stern đã đóng góp vào việc phát hiện ra "Sự lượng tử hóa spin" (spin quantization) trong thí nghiệm Stern-Gerlach (Stern-Gerlach experiment) cùng với Walther Gerlach năm 1922;[2][3] chứng minh bản chất sóng của các nguyên tửphân tử; cách đo lường các moment từ của nguyên tử (atomic magnetic moment); phát hiện moment từ của proton (proton's magnetic moment); và phát triển phương pháp tia phân tử, phương pháp được sử dụng trong kỹ thuật molecular beam epitaxy (sự ghép chùm tia phân tử).

Năm 1943 ông đoạt giải Nobel Vật lý, giải đầu tiên kể từ năm 1939, và là người đoạt giải Vật lý một mình trong năm này. Lời trích dẫn trong giải đã quên nhắc tới thí nghiệm Stern-Gerlach, mà Gerlach vẫn còn hoạt động ở nước Đức do Quốc xã lãnh đạo.

Chú thích và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ tạm dịch: Năng quyền. Ở một số nước châu Âu, một tiến sĩ muốn nghiên cứu hay giảng dạy ở đại học, phải có một luận án riêng về một đề tài chuyên môn, và được đại học đó chấp nhận
  2. ^ Walther Gerlach & Otto Stern, "Das magnetische Moment des Silberatoms", Zeitschrift für Physik, V9, N1, pp. 353-355 (1922).
  3. ^ Friedrich, Bretislav; Herschbach Dudley (2003). “Stern and Gerlach: How a Bad Cigar Helped Reorient Atomic Physics”. Physics Today. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim “Hôn lễ của em”
Review phim “Hôn lễ của em”
Trai lụy tình cuối cùng lại trắng tay! Trà xanh mới là người lí trí nhất!
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc