Owen Willans Richardson

Owen Willans Richardson
Niels Bohr và Richardson (bên phải) ở Hội nghị Solvay 1927
Sinh(1879-04-26)26 tháng 4 năm 1879
Dewsbury, Yorkshire, Anh
Mất15 tháng 2 năm 1959(1959-02-15) (79 tuổi)
Alton, Hampshire, Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớpĐại học Cambridge
University College, London
Nổi tiếng vìĐịnh luật Richardson
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1928)
Huy chương Hughes (1920)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Cambridge
Đại học Princeton
King's College London
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJ. J. Thomson
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngKarl Taylor Compton
Clinton Davisson

Sir Owen Willans Richardson (26.4.1879 – 15.2.1959) là nhà vật lý người Anh đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1928 cho công trình nghiên cứu của ông về hiện tượng phát nhiệt ion (thermionic emission), đã dẫn tới định luật Richardson.[1]

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Richardson sinh tại Dewsbury, Yorkshire, Anh, là con trai duy nhất của Joshua Henry và Charlotte Maria Richardson. Ông học ở trường trung học Batley Grammar School rồi Trinity College, Cambridge, nơi ông đạt điểm Danh dự hạng nhất về Khoa học tự nhiên.[2]

Tập tin:Richardson,Owen Willans 1934 London.jpg
Owen Willans Richardson (1934)

Sau khi tốt nghiệp năm 1900, ông bắt đầu nghiên cứu việc các vật thể nóng phát ra điện ở Phòng thí nghiệm Cavendish tại Cambridge, và năm 1902 ông được làm nghiên cứu sinh ở Trinity College. Năm 1901, ông đã chứng minh rằng dòng điện, từ một sợi dây nóng lên dường như phụ thuộc theo số mũ vào nhiệt độ của sợi dây với một công thức toán học tương tự như phương trình Arrhenius. Chứng minh này được gọi là "định luật Richardson". Ông cũng nghiên cứu hiệu ứng quang điện, hiệu ứng từ quay (gyromagnetic ratio), việc phát ra điện tử bởi các phản ứng hóa học, tia X mềm, và phổ hiđrô.

Richardson làm giáo sư ở Đại học Princeton từ năm 1906 tới 1913. Năm 1914 ông trở về Anh làm giáo sư Vật lý học ở King's College London, sau đó ông làm giám đốc nghiên cứu.

Ông nghỉ hưu năm 1944 và từ trần ngày 15.2.1959.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Richardson kết hôn với Lilian Wilson năm 1906. Họ có hai người con trai và một con gái. Sau khi Lilian qua đời năm 1945, ông lại kết hôn với nhà vật lý Henriette Rupp vào năm 1948.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Richardson, OW (1921), “Problems Of Physics.”, Science (xuất bản 1921 Sep 30), 54 (1396): 283–291, Bibcode:1921Sci....54..283R, doi:10.1126/science.54.1396.283, PMID 17818864 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |publication-date= (trợ giúp)
  • Richardson, OW (1913), “The Emission Of Electrons From Tungsten At High Temperatures: An Experimental Proof That The Electric Current In Metals Is Carried By Electrons.”, Science (xuất bản 1913 Jul 11), 38 (967): 57–61, Bibcode:1913Sci....38...57R, doi:10.1126/science.38.967.57, PMID 17830216 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |publication-date= (trợ giúp)
  • Richardson, OW (1912), “The Laws Of Photoelectric Action And The Unitary Theory Of Light (Lichtquanten Theorie).”, Science (xuất bản 1912 Jul 12), 36 (915): 57–58, Bibcode:1912Sci....36...57R, doi:10.1126/science.36.915.57-a, PMID 17800821 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |publication-date= (trợ giúp)
  • Richardson, OW; Compton, KT (1912), “The Photoelectric Effect.”, Science (xuất bản 1912 May 17), 35 (907): 783–784, Bibcode:1912Sci....35..783R, doi:10.1126/science.35.907.783, PMID 17792421 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |publication-date= (trợ giúp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nobel Foundation (1928). “Owen Willans Richardson: The Nobel Prize in Physics 1928”. Les Prix Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2007.
  2. ^ Bản mẫu:Venn
  3. ^ Nobel prize citation, Nobel foundation website

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gundam Battle: Gunpla Warfare hiện đã cho phép game thủ đăng ký trước
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing