Hans Georg Dehmelt

Hans Georg Dehmelt
Sinh(1922-09-09)9 tháng 9, 1922
Görlitz, Đức
Mất7 tháng 3, 2017(2017-03-07) (94 tuổi)
Seattle, Washington, Hoa Kỳ
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Göttingen
Đại học Duke
Nổi tiếng vìPhát triển kỹ thuật bẫy ion
Đo lường chính xác hệ số g của electron
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1989)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Duke
Đại học Washington

Hans Georg Dehmelt (9 tháng 9 năm 1922 – 7 tháng 3 năm 2017) là nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ gốc Đức, đã phát triển kỹ thuật bẫy ion cùng với Wolfgang Paul, và cùng được trao chung một nửa Giải Nobel Vật lý năm 1989.[1] (nửa giải còn lại trao cho Norman Foster Ramsey, Jr. cho phát triển maser trong ứng dụng đồng hồ nguyên tử.)

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Görlitz, Đức. Khi lên 10 tuổi Dehmelt được một học bổng để vào học trường trung học Berlinisches Gymnasium zum Grauen Kloster, một trường dạy tiếng LatinhBerlin. Sau khi tốt nghiệp năm 1940, ông tình nguyện nhập ngũ phục vụ trong binh chủng pháo binh phòng không của Quân đội Đức. Đơn vị ông được gửi sang Stalingrad, ông may mắn thoát khỏi cuộc bao vây của Hồng quân Liên Xô. Ít lâu sau ông trở về Đức và được đơn vị cho đi học Vật lý họcĐại học Breslau (nay là Đại học Wrocław) năm 1943. Sau một năm học, ông trở lại đơn vị và bị quân Đồng minh bắt trong Trận Bulge.

Sau khi bị giam 1 năm trong một trại tù binh ở Pháp. Ông được Quân đội Hoa Kỳ phóng thích năm 1946. Dehmelt trở lại học Vật lý họcĐại học Göttingen, và tự túc bằng cách sửa chữa cùng đổi chác các máy thu thanh cũ thời tiền chiến. Ông đậu bằng thạc sĩ năm 1948 và bằng tiến sĩ năm 1950, đều ở Đại học Göttingen. Sau đó ông được Đại học Duke mời làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, và ông di cư sang Hoa Kỳ năm 1952.

Dehmelt trở thành giáo sư phụ tá ở Đại học Washington tại Seattle năm 1955, làm phó giáo sư năm 1958, và giáo sư năm 1961. Ông tiếp tục làm việc ở đại học này cho tới khi nghỉ hưu trong tháng 10 năm 2002.

Công trình nghiên cứu về kỹ thuật bẫy ion thực hiện ở Đại học Washington. Kỹ thuật này được sử dụng trong đo lường hệ số g chính xác cao[2] của electron.

Năm 1979 ông dẫn đầu một đội nghiên cứu đã lần đầu tiên chụp được hình ảnh một nguyên tử đơn độc.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Dehmelt kết hôn với Irmgard Lassow. Hai người có một con trai. Sau khi người vợ thứ nhất qua đời, ông lại kết hôn với Diana Dundore, một nữ bác sĩ.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số xuất bản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Nuclear Quadrupole Resonance", H. Dehmelt, Am. J. Phys. 22, 110 (1954)
  • "Atomic Phosphorus Paramagnetic Resonance Experiment", H. Dehmelt, Phys. Rev. 99,527 (1955)
  • "Paramagnetic Resonance Reorientation of Atoms and Ions Aligned by Electron Impact" H. Dehmelt, Phys. Rev. 103, 1125 (1956)
  • "Slow Spin Relaxation of Optically Polarized Sodium Atoms", H. Dehmelt, Phys. Rev. 105, 1487 (1957)
  • "Modulation of a Light Beam by Precessing Absorbing Atoms" H. Dehmelt, Phys. Rev. 105, 1924 (1957)
  • "Spin Resonance of Free Electrons Polarized by Exchange Collisions", H. Dehmelt, Phys. Rev. 109, 381 (1958)
  • "Spin Resonance of Free Electrons", H. Dehmelt, 1958-61 Progress Report for NSF Grant NSF-G 5955
  • "Alignment of the H2+ Molecular Ion by Selective Photodissociation", H. Dehmelt and K. Jefferts, Phys. Rev. 125, 1318 (1962)
  • "Orientation of He Ions by Exchange Collisions with Cesium Atoms", H. Dehmelt and F. Major, Phys. Rev. Lett. 8, 213 (1962)
  • "Ultrahigh Resolution F=0, ±1 3He+ HFS Spectra by an Ion Storage - Exchange Collision Technique", N. Fortson, F. Major and H. Dehmelt, Phys. Rev. Lett. 16, 221 (1966)
  • "Radiofrequency Spectroscopy of Stored Ions", H. Dehmelt, Adv. At. Mol. Phys. 3, 53 (1967) and 5, 109 (1969)
  • "Alignment of the H2+ Molecular Ion by Selective Photodissociation II: Experiments on the RF Spectrum," Ch. Richardson, K. Jefferts and H. Dehmelt, Phys. Rev. 165, 80 (1968)
  • "'Bolometric' Technique for the RF Spectroscopy of Stored Ions", H. Dehmelt and F. Walls, Phys. Rev. Lett. 21, 127 (1968)
  • "Radiative Cooling of an Electrodynamically Confined Proton Gas", D. Church and H. Dehmelt, J. Appl. Phys. 40, 3421 (1969)
  • "Proposed g-2/vz Experiment on Stored Single Electron or Positron", H. Dehmelt and P. Ekstrom, Bull. Am. Phys. Soc. 18, 727 (1973)

Tham khảo và Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nobel Prize in Physics 1989. Press release”. The Royal Swedish Academy of Sciences. 12 tháng 10 năm 1989. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  2. ^ hệ số g, cũng gọi là mômen từ không thứ nguyên
  3. ^ National Science Foundation - The President's National Medal of Science
  • "Moby Electron" article by David H. Freeman Discover magazine feb. 1991 p51-56

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
Khái quát lại câu chuyện trên đảo Tsurumi Genshin Impact
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.