Martin Lewis Perl

Martin Lewis Perl
Martin Lewis Perl
Sinh(1927-06-24)24 tháng 6, 1927
Thành phố New York
Mất30 tháng 9, 2014(2014-09-30) (87 tuổi)
Palo Alto, California
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Columbia
Nổi tiếng vìtau
Giải thưởngGiải Wolf Vật lý năm 1982
Giải Nobel Vật lý năm 1995
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Michigan
Stanford Linear Accelerator Center (SLAC)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩIsidor Isaac Rabi

Martin Lewis Perl (24 tháng 6 năm 1927 – 30 tháng 9 năm 2014) sinh ra tại thành phố New Yorknhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1995 cho công trình phát hiện hạt tau.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại New York, là con của một gia đình người Do Thái từ khu vực Ba Lan thuộc Nga nhập cư vào Hoa Kỳ khoảng năm 1900.

Perl học ngành Kỹ thuật hóa học ở "Học viện Bách Khoa Brooklyn" (nay là Đại học Bách khoa New York) tại Brooklyn, đậu bằng kỹ sư năm 1948; sau đó ông học tiếp ở Đại học Columbia và đậu bằng tiến sĩ vật lý năm 1955.

Ông làm việc ở Đại học Michigan, rồi ở Stanford Linear Accelerator Center (Trung tâm máy gia tốc theo đường thẳng ở Đại học Stanford, viết tắt là SLAC).

Vào giữa thập niên 1970, khi làm việc ở "Stanford Positron-Electron Asymetric Ring" (SPEAR), cộng tác với 30 nhà vật lý khác từ "Stanford Linear Accelerator Center" và "Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley", Perl bắt đầu chú ý tới các sự kiện được máy dò ghi lại, mà không thể giải thích được là do bất kỳ hạt hạ nguyên tử nào đã được biết đến gây ra. Sau hơn một năm phân tích, Perl đã có thể thuyết phục các nhà nghiên cứu trong nhóm của mình là thực tế họ đã quan sát thấy một loại hạt cơ bản mới, mà ông đặt tên là tau.

Khi làm việc ở Đại học Michigan, Perl và Lawrence W. Jones cùng làm cố vấn cho Đinh Triệu Trung, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1976.

Sinh thời ông còn là thành viên Ban cố vấn của tổ chức Scientists and Engineers for America, một tổ chức tập chú vào việc xúc tiến khoa học lành mạnh trong chính phủ Hoa Kỳ.

Giải thưởng và vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Promovisani počasni doktori Beogradskog univerziteta - RADIO-TELEVIZIJA VOJVODINE”. Rtv.rs. ngày 20 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời