Ernst Ruska

Ernst Ruska
SinhErnst August Friedrich Ruska
(1906-12-25)25 tháng 12 năm 1906
Heidelberg, Đức
Mất27 tháng 5 năm 1988(1988-05-27) (81 tuổi)
Tây Berlin, Đức
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Kỹ thuật München
Nổi tiếng vìKính hiển vi điện tử
Giải thưởngGiải Paul Ehrlich và Ludwig Darmstaedter (1970)
Huy chương Robert Koch (1986)
Giải Nobel Vật lý (1986)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácViện Fritz Haber
Đại học Kỹ thuật Berlin
Người hướng dẫn luận án tiến sĩMax Knoll
Kính hiển vi điện tử do Ernst Ruska làm năm 1933

Ernst Ruska tên đầy đủ là Ernst August Friedrich Ruska (25.12.1906 – 27.5.1988[1]) là nhà vật lý học người Đức đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1986 cho công trình nghiên cứu quang học điện tử, trong đó có việc thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ruska sinh tại Heidelberg. Ông học ở Đại học Kỹ thuật München từ năm 1925 tới năm 1927, sau đó vào học ở Đại học Kỹ thuật Berlin nơi ông thừa nhận rằng việc sử dụng điện tử cho kính hiển vi với bước sóng 1.000 lần ngắn hơn so với bước sóng của ánh sáng, có thể cho thấy hình ảnh nhiều chi tiết hơn là của kính hiển vi dùng ánh sáng, trong đó sự phóng đại bị hạn chế bởi kích thước của bước sóng. Năm 1931, ông chứng minh rằng một cuộn từ (magnetic coil) có thể dùng như một kính lúp điện tử, và đã sử dụng nhiều cuộn từ thành một loạt để làm kính hiển vi điện tử đầu tiên năm 1933.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đậu bằng tiến sĩ năm 1933, Ruska tiếp tục nghiên cứu trong lãnh vực quang học điện tử, ban đầu ở hãng Fernseh Ltd tại Berlin-Zehlendorf, sau đó từ năm 1937 ở công ty Siemens-Reiniger-Werke AG. Tại công ty Siemens, ông tham gia vào việc triển khai sản xuất thương mại kính hiển vi điện tử đầu tiên năm 1939. Ngoài việc phát triển công nghệ kính hiển vi điện tử khi làm việc ở công ty Siemens, Ruska cũng làm việc ở các viện khoa học khác, và khuyến khích công ty Siemens lập một phòng thí nghiệm cho các nhà nghiên cứu ở nới khác tới làm việc, phòng thí nghiệm này ban đầu do em của Ruska là Helmut Ruska lãnh đạo, một bác sĩ y khoa đã triển khai việc áp dụng kính hiển vi điện tử trong nghiên cứu sinh học và y học.

Sau khi rời khỏi công ty Siemens năm 1955, Ruska làm giám đốc "Phân ban kính hiển vi điện tử" của viện nghiên cứu Fritz-Haber-Institut der Max-Planck-Gesellschaft cho tới năm 1974, đồng thời ông cũng làm giáo sư ở Đại học Kỹ thuật Berlin từ năm 1957 tới khi nghỉ hưu năm 1974.

In 1986, ông được thưởng ½ giải Nobel Vật lý cho nhiều thành tựu về quang học điện tử. Gerd BinnigHeinrich Rohrer mỗi người đoạt ¼ giải còn lại.

Ông từ trần tại Tây Berlin năm 1988.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • E. Ruska: Über eine Berechnungsmethode des Kathodenstrahloszillographen auf Grund der experimentell gefundenen Abhängigkeit des Schreibfleckdurchmessers von der Stellung der Konzentrierspule. Studienarbeit Technische Hochschule Berlin, Lehrstuhl für Hochspannungstechnik, eingereicht am 10.5.1929
  • E. Ruska: Untersuchung elektrostatischer Sammelvorrichtungen als Ersatz der magnetischen Konzentrierspulen beim Kathodenstrahloszillographen. Diplomarbeit, Technische Hochschule Berlin, Lehrstuhl für Hochspannungstechnik, eingereicht am 23.12.1930
  • E. Ruska und M. Knoll: Die magnetische Sammelspule für schnelle Elektronenstrahlen. In: Z. techn. Physik. Band 12, 1931, S. 389–400 und 448. eingegangen am 28.4.1931
  • M. Knoll und E. Ruska: Das Elektronenmikroskop. In: Zeitschrift für Physik. Band 78, 1932 S. 318–339 eingegangen am 16.6.1932
  • E. Ruska: The Electron Microscope as Ultra-Microscope. In: Research and Progress. Band 1, Januar 1935, S. 18–19
  • E. Ruska: Über den Aufbau einer elektronenoptischen Bank für Versuche und Demonstrationen. In: Z. wiss. Mikroskopie. Band 60, 1952, S. 317–328
  • E. Ruska: Erinnerungen an die Anfänge der Elektronenmikroskopie. Festschrift Verleihung des Paul-Ehrlich- und Ludwig-Darmstaedter-Preises 1970, Heft 66, S. 19–34. Gustav-Fischer-Verlag, Stuttgart
  • E. Ruska: Das Entstehen des Elektronenmikroskops und der Elektronenmikroskopie. Nobel-Vortrag. In: Physikalische Blätter. Band 43, 1987, S. 271–281 bzw. Rev. Mod. Physics. Band 59, 1987, S. 627–638

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ trang tiểu sử trong giải Nobel của ông ghi ông qua đời ngày 25.5, trong khi trang tưởng niệm Ruska ghi ngày 27.5

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
[Zhihu] Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Bản đồ và cốt truyện mới trong v3.6 của Genshin Impact có thể nói là một chương quan trọng trong Phong Cách Sumeru. Nó không chỉ giúp người chơi hiểu sâu hơn về Bảy vị vua cổ đại và Nữ thần Hoa mà còn tiết lộ thêm manh mối về sự thật của thế giới và Khaenri'ah.