Willard Boyle

Willard S. Boyle
Sinh(1924-08-19)19 tháng 8, 1924
Amherst, Nova Scotia, Canada
Mất7 tháng 5, 2011(2011-05-07) (86 tuổi)
Halifax, Nova Scotia
Tư cách công dânCanada
Hoa Kỳ
Trường lớpĐại học McGill
Nổi tiếng vìCCD
Giải thưởnggiải tưởng niệm Morris N. Liebmann của IEEE
giải Draper
giải Nobel Vật lý (2009)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý ứng dụng
Nơi công tácCác phờng thí nghiệm Bell

Willard Sterling Boyle (19 tháng 8 năm 19247 tháng 5 năm 2011) là một nhà vật lý học người Canada và là người đồng phát minh ra CCD. Ông là một trong 3 người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2009 cho công trình phát minh nói trên.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Boyle sinh tại Amherst, bang Nova Scotia, Canada, là con của một bác sĩ y khoa. Năm 3 tuổi Boyle cùng cha và mẹ là Beatrice di chuyển tới cư ngụ ở Quebec.[2] Thời niên thiếu Boyle học với mẹ ở nhà cho tới khi lên 14 tuổi thì vào học trường tư thục Lower Canada College của Montreal và tốt nghiệp trung học.[2] Sau đó Boyle học ở Đại học McGill, nhưng bị gián đoạn năm 1943, khi ông gia nhập Hải quân Hoàng gia Canada làm phi công trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[2] Ông được biệt phái sang Hải quân Hoàng gia Anh để học cách đáp máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire trên Hàng không mẫu hạm tới khi chiến tranh kết liễu.[2] Sau đó, ông trở lại Đại học McGill học tiếp, đậu bằng cử nhân khoa học năm 1947, thạc sĩ khoa học năm 1948 và tiến sĩ năm 1950.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Boyle làm việc 1 năm ở Phòng thí nghiệm bức xạ của Canada và dạy môn Vật lý học 2 năm ở Trường quân sự Hoàng gia Canada (Royal Military College of Canada).[2] Năm 1953 Boyle vào làm việc trong Các phòng thí nghiệm Bell nơi ông và Don Nelson phát minh ra laser hồng ngọc phát ánh sáng liên tục đầu tiên năm 1962, và được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho diode laser dựa trên vật liệu bán dẫn. Ông trở thành giám đốc phụ trách nghiên cứu việc thám hiểm không gian tại phòng thí nghiệm chi nhánh Bellcomm của Các phòng thí nghiệm Bell năm 1962, hỗ trợ cho chương trình không gian Apollo và giúp chọn lựa nơi đáp tối ưu cho phi thuyền đáp xuống Mặt trăng. Ông trở lại "Các phòng thí nghiệm Bell" năm 1964, nghiên cứu việc phát triển các vi mạch.

Năm 1969, Boyle và George E. Smith phát minh ra CCD, do đó họ cùng được nhận Huy chương Stuart Ballantine của Viện Franklin năm 1973, giải tưởng niệm Morris N. Liebmann của IEEE năm 1974, giải Charles Stark Draper năm 2006, và giải Nobel Vật lý năm 2009 (cùng với Charles K. Kao).

Boyle làm giám đốc điều hành việc nghiên cứu ở "Các phòng thí nghiệm Bell" từ năm 1975 tới khi nghỉ hưu năm 1979. Khi về hưu, ông cư ngụ ở Wallace, Nova Scotia, và giúp bà vợ Betty – một họa sĩ vẽ phong cảnh mở một phòng trưng bày nghệ thuật.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Nobel Prize in Physics 2009, Nobel Foundation, ngày 6 tháng 10 năm 2009, truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009
  2. ^ a b c d e f Baxter, Joan (ngày 16 tháng 2 năm 2006). “A modest man's big idea Digital chip changed the world”. The Toronto Star: A3. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc