Nereid (vệ tinh)

Nereid Biểu tượng Nereid
Hình ảnh chụp bởi Voyager 2 (1989)
Khám phá
Khám phá bởiGerard P. Kuiper[1]
Ngày phát hiện1 tháng 5 năm 1949
Tên định danh
Phiên âm/ˈnɪəri.ɪd/ hoặc /ˈnɛri.ɪd/[a]
Tính từNereidian, Nereidean
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên J2000
Cận điểm quỹ đạo1372000 km (0.00917 AU)
Viễn điểm quỹ đạo9655000 km (0.06454 AU)
5513787 km (003685 AU)
Độ lệch tâm07507[2][3]
3601362 d
934 m/s
Độ nghiêng quỹ đạo
Vệ tinh củaSao Hải Vương
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
170±25 km[4]
0.48 ngày (11 giờ, 31 phút)[5]
Suất phản chiếu0.155[4]
Nhiệt độ≈ 50 K trung bình (ước tính)

Nereidvệ tinh tự nhiên lớn thứ ba của Sao Hải Vương. Nó có một quỹ đạo có độ lệch tâm cao. Nó là vệ tinh thứ hai của Sao Hải Vương được phát hiện, bởi Gerard Kuiper năm 1949.

Nereid được phát hiện vào ngày 1 tháng 5 năm 1949 bởi Gerard P. Kuiper trong các tấm ảnh được chụp với kính viễn vọng 82 inch tại Đài quan sát McDonald Observatory. Ông đề xuất cái tên trong báo cáo phát hiện của mình. Nó được đặt tên theo các Nereid, các nữ thần biển cả trong thần thoại Hy Lạp và là người hầu của thần Neptune. Nó là vệ tinh thứ hai và cuối cùng được phát hiện trước chuyến ghé thăm của tàu Voyager 2 (không tính quan sát duy nhất của một sự che khuất của Larissa vào năm 1981).

Chu kỳ quay và tự quay

[sửa | sửa mã nguồn]

Nereid quay quanh Sao Hải Vương theo một hướng cùng với hướng của Sao Hải Vương ở một khoảng cách trung bình là 5.513.400 km (3.425.900 mi), nhưng với độ lệch tâm lớn 0.7507 khiến nó gần nhất là 1.372.000 km (853.000 mi) và xa nhất là 9.655.000 km (5.999.000 mi).

Quỹ đạo bất thường này gợi ra rằng hoặc nó là một tiểu hành tinh bị bắt giữ hoặc một thiên thể thuộc Vành đai Kuiper, hoặc là nó là một vệ tinh bên trong trong quá khứ và bị nhiễu loạn khi Sao Hải Vương bắt giữ vệ tinh lớn nhất của nó là Triton.

Vào năm 1991, một chu kỳ tự quay của vệ tinh Nereid là vào khoảng 13.6 tiếng được quyết định bởi một phân tích độ cong ánh sáng của nó. Vào năm 2003, một chu kỳ tự quay khác vào khoảng 11.52 ± 0.14 hours đã được tính toán. Tuy nhiên, quyết định này sau đó đã gây tranh cãi, và các nhà nghiên cứu khác vào một khoảng thời gian đã thất bại trong việc phát hiện bất cứ điều biến định kỳ này trong đường cong ánh sáng của vệ tinh Nereid từ những quan sát trên mặt đất. Vào năm 2016, một chu kỳ tự quay rõ ràng là 11.594 ± 0.017 tiếng đã được quyết định dựa trên những quan sát bằng kính thiên văn Kepler.[6]

Đặc điểm vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nereid là vệ tinh lớn thứ ba của Sao Hải Vương và có bán kinh trung bình vào khoảng 170 kilômét (110 mi). Nó khá lớn so với một vệ tinh dị hình. Vẫn chưa biết rõ hình dạng của vệ tinh Nereid.

Kể từ năm 1987 một vài quan sát ảnh của vệ tinh Nereid đã phát hiện những biến thiên lớn (~1 kinh độ) về độ sáng của nó, thứ có thể xảy ra qua nhiều năm và tháng, nhưng đôi khi thậm chí là một vài ngày.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kuiper, G. P. (tháng 8 năm 1949). “The Second Satellite of Neptune”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 61: 175–176. Bibcode:1949PASP...61..175K. doi:10.1086/126166.
  2. ^ a b Jacobson, R. A. — AJ (ngày 3 tháng 4 năm 2009). “Planetary Satellite Mean Orbital Parameters”. JPL satellite ephemeris. JPL (Solar System Dynamics). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011..
  3. ^ a b Jacobson, R. A. (ngày 3 tháng 4 năm 2009). “The Orbits of the Neptunian Satellites and the Orientation of the Pole of Neptune”. The Astronomical Journal. 137 (5): 4322–4329. Bibcode:2009AJ....137.4322J. doi:10.1088/0004-6256/137/5/4322.
  4. ^ a b “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL (Solar System Dynamics). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ Grav, T.; M. Holman; J. J. Kavelaars (2003). “The Short Rotation Period of Nereid”. The Astrophysical Journal. 591 (1): 71–74. arXiv:astro-ph/0306001. Bibcode:2003ApJ...591L..71G. doi:10.1086/377067.
  6. ^ Kiss, C.; Pál, A.; Farkas-Takács, A. I.; Szabó, G. M.; Szabó, R.; Kiss, L. L.; Molnár, L.; Sárneczky, K.; Müller, T. G. (ngày 1 tháng 4 năm 2016). “Nereid from space: rotation, size and shape analysis from K2, Herschel and Spitzer observations”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 457: 2908–2917. arXiv:1601.02395. Bibcode:2016MNRAS.457.2908K. doi:10.1093/mnras/stw081. ISSN 0035-8711.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Những lời tỏ tình với đôi chút lãn mạn và một bầu trời yêu thương
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy