Ngạc Quốc
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
thế kỷ 12 TCN–863 TCN | |||||||||
Vị thế | Hầu tước | ||||||||
Thủ đô | Hương Ninh, Hà Nam Ngạc Châu, Hồ Bắc | ||||||||
Tôn giáo chính | Tôn giáo truyền thống Trung Quốc, Thờ cúng tổ tiên, Đạo giáo | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
• Thành lập | thế kỷ 12 TCN | ||||||||
• Giải thể | 863 TCN | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Tiền tệ Trung Quốc cổ đại, tiền vàng | ||||||||
| |||||||||
Ngạc (tiếng Trung: 鄂; bính âm: È) là một nước chư hầu nằm tại miền trung Trung Quốc từ thời nhà Thương (1600–1046 TCN) cho đến khi bị diệt vào năm 863 TCN. Ngạc đã chuyển từ đất gốc tại miền nam tỉnh Hà Nam hiện nay[1] đến vùng đất thuộc tỉnh Hồ Bắc hiện nay. Vua của nước Ngạc là một trong Tam công, các chức quan cao cấp do Trụ Vương bổ nhiệm[2] vào thời cuối nhà Thương (1600–1046 TCN)
Có một số thuyết khác nhau về nguồn gốc của Ngạc, trong đó có thuyết nói rằng các cư dân ban đầu của Ngạc có nguồn gốc Bách Việt [3] hay thuộc văn hóa Đại Khê.[4] Thuyết khác cho rằng với thời nhà Thương, các hậu duệ của Hoàng Đế mang họ Cật (姞) được Trụ Vương của nhà Thương ban cho đất đại xung quanh huyện Hương Ninh, tỉnh Sơn Tây hiện nay và hình thành nên nước Ngạc.
Trụ Vương muốn lấy một khuê tú của Cửu hầu (九侯), tức vua của nước Cửu làm tì thiếp, song cô là một người con gái có phẩm hạnh và côi vị trí này thiếp kém. Trong cơn giận dữ, Trụ Vương đã cho giết chết cả Cửu hầu và khuế tú của ông và cho băm nhỏ thi thể của hầu tước. Ngạc hầu, nhìn thấy sự bất công trong việc đối đãi của thiên tử với Cửu hầu nên đã từ bỏ thân phận chư hầu của mình và cũng bị Trụ Vương sát hại.
Trong những năm đầu dưới thời Tây Chu (1046–771 TCN), nước Tấn dịch chuyển đến đất Ngạc và buộc Ngạc phải nam tiến đến phần phía bắc của thành phố Nam Dương của tỉnh Hà Nam hiện nay. Tuy nhiên sau khi di dời, Ngạc lại gặp phải mối đe dọa đến từ nước Sở, do vậy, vào thời giữa của Tây Chu, Ngach lại phải thiên di một lần nữa, lần này cũng là nam tiến và nơi đến thuộc địa phận tỉnh Hồ Bắc hiện nay, định cư tại phía đông của Ngạc Châu.
Sau một cuộc nổi loạn tại Ngạc, năm 863 TCN, tức năm thứ 7 dưới thời trị vì của Chu Di Vương, vua nước Sở là Hùng Cừ (熊渠) đã diệt nước Ngạc và ban đất Ngạc cho con trai là Hùng Chí (熊摯). Việc tiêu diệt nước Ngạc được ghi lại trên một đỉnh đồng được gọi là Vũ Đỉnh (禹鼎).[5]
Hùng Chí tiếp tục sống tại đất cũ của Ngạc ở Ngạc Châu, Hồ Bắc sau cái chết của vua cha. Năm vị tử tước sau đó của Sở đều cư trú tại Ngạc Châu trong khi người thứ sáu là, Hùng Ngạc (熊鄂) đã quyết định để nơi này là kinh đô thay thế của Sở. Sở Cung Vương (楚共王) (trị vì 590–560 TCN) đã ban cho người con trai thứ ba đất Ngạc. Năm 323 TCN, tức năm thứ sáu dưới thới trị vì của Sở Hoài Vương (楚懷王), nhà vua đã ban đất Ngạc cho người em trai của mình là Hùng Khải (熊启). Với việc Sở bị Tần diệt vào năm 223, Ngạc Châu trở thành một huyện của triều đại do Tần Thủy Hoàng lập nên.
Ngày nay, Ngạc (鄂) vẫn là một tên gọi tắt của tỉnh Hồ Bắc.