Cử (nước)

Cử quốc
Tên bản ngữ
  • 莒國/莒国
1046 TCN–431 TCN
Cử là nước nhỏ ở phía đông, trên bản đồ này viết là Ju bằng chữ màu xanh.
Cử là nước nhỏ ở phía đông, trên bản đồ này viết là Ju bằng chữ màu xanh.
Vị thếtử quốc rồi công quốc
Thủ đô1. Giới Căn (tây nam Giao Châu, Thanh Đảo, Sơn Đông).
2. Cử (huyện Cử, Nhật Chiếu, Sơn Đông).
Chính trị
Chính phủquân chủ, phong kiến
tử tước rồi công tước 
Lịch sử 
• Tư Dư Kì thành lập
1046 TCN
• nước Sở tiêu diệt
431 TCN
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Sở (nước)

Cử (tiếng Trung: ; bính âm: ) là một nước chư hầu Đông Di thời Xuân Thu và đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ nước Cử nằm trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay. Quốc quân nước Cử mang họ Kỷ (己), quân chủ kiến quốc của nước Cử là Tư Dư Kỳ (茲輿期). Nước Cử bị nước Sở tiêu diệt vào năm 431 TCN, theo Hán thư- Địa lý chí ghi lại, nước Cử truyền được 30 đời vua thì bị nước Sở diệt. Theo Thuyết văn giải tự (說文解字), "Cử" có nghĩa là khoai nước hay một công cụ bản địa làm bằng gỗ.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tả truyện-Ẩn công nhị niên, người nước Cử là hậu duệ của Thiếu Hạo- tức một bộ lạc cổ cư trú tại khu vực Sơn Đông. Sơn Hải Kinh (山海經) có viết "Đông Hải chi ngoại hữu Đại Hác, Thiếu Hạo chi quốc". Người nước Cử là một phân nhánh Đông Di, một từ được người Hoa Hạ tại Trung Nguyên sử dụng với ý nghĩa miệt thị.[1]

Khiếm khuyết về sử liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chu Vũ Vương phạt Trụ, tiêu diệt nhà Thương, đã phong cho hậu duệ của các đế vương từ thời thượng cổ làm chư hầu, Tư Dư Kỳ là hậu duệ của Thiếu Hạo và được phong tước tử, cai quản nước Cử. Lịch sử nước Cử từ sau khi Tư Dư Kỳ được nhà Chu phân phong đến năm cai trị thứ nhất của Lỗ Ẩn công có khoảng trống. Chỉ biết rằng từ Cử tử Tư Dư Kỳ đến Cử Tư Phi công những năm Lỗ Hi công, nước Cử đã trải qua 11 thế hệ. Sau Tư Phi công, bắt đầu xuất hiện ghi chép về các thế hệ quốc quân nước Cử.

Theo đúng phong tục Đông Di, quốc quân nước Cử không có thụy hiệu, lấy địa danh dùng làm xưng hiệu. Từ đó có thể thấy, trong gần ba trăm năm từ thời Chu sơ đến thời Xuân Thu, văn hóa Hoa Hạ không có ảnh hưởng đáng kể đối với Cử.

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giản đồ các nước lớn thời Xuân Thu
  Cử (莒)
  Đất do thiên tử nhà Chu cai quản

Từ năm 720 đến năm 673 TCN là thời kỳ đầu trong lịch sử nước Cử. Ban đầu, cương vực nước Cử dường như đã được mở rộng so với lúc phong quốc. Ở phía nam thì đánh nước Hướng (nay cách 70 phía nam huyện Cử), giao chiến với nước Kỷ (杞) của họ Tự và nước Chu (邾) của họ Tào. Kỷ là một nước cũ, trong các bản khắc từ thời nhà Thương đã xuất hiện dạng chữ "Kỷ hầu". Chu Vũ Vương sau khi phạt Trụ đã phong cho hậu duệ của nhà HạLâu công nước Kỷ, quốc đô ban đầu đặt ở huyện Kỷ của tỉnh Hà Nam hiện nay, trước thời Xuân Thu không rõ vì sao lại đông thiên. Đầu tiên, nước Kỷ di chuyển đến khu vực thuộc Tân Thái ngày nay, sau dó lại di chuyển đến Thuần Vu (淳于)[chú 1] Đất của nước Kỷ ở phía đông đến Chư Thành ngày nay, tây đến An Khâu ngày nay, tức nằm ngay ở phía bắc nước Cử. Cử có tham vọng mở rộng đất đai nên đã tiến về phía nam diệt nước Hướng (向), song không thể diệt được nước Kỷ ở phía bắc, do đó quay sang dùng cách lấn chiếm dần dần, trước tiên chiếm lĩnh một ấp. Quân chủ của Kỷ vốn là hậu duệ của nhà Hạ, song đất Kỷ nay lại là đất cũ của Đông Di, sử dụng lễ của Di, vì thế bị các nước lân cận như Tề, Lỗ khinh miệt, không thèm quan hệ.

Vùng đất phía tây của nước Cử tiếp giáp với đất của nước Lỗ, phía tây bắc nước Cử tiếp giáp với đất của hai nước nước Châu (州) của họ Khương và nước Kỷ (紀) của họ Khương. Nước Châu là một nước nhỏ, quân chủ mang họ Khương, nhanh chóng bị Tề tiêu diệt. Nước Kỷ của họ Khương điều đình quan hệ với nước Lỗ và nước Cử, cùng Cử hội minh tại đất "Mật". Năm 715 TCN, nước Lỗ và nước Cử kết minh tại "Phù Lai". Có thể thấy Cử duy trì quan hệ hữu hảo với các nước lân cận phía tây và tây bắc. Tuy nhiên, sau khi Tề Hoàn công kế vị, nước Tề xưng bá, cục diện giữa các nước chư hầu thay đổi.

Cuối năm 686 TCN, Tề Tương công bị Công Tôn Vô Tri sát hại, Khương Tiểu Bạch (em của Tương công) được Bảo Thúc Nha phò tá bỏ chạy sang nước Cử tị nạn. Sau khi Công Tôn Vô Tri bị giết, Khương Tiểu Bạch về nước nối ngôi, tức Tề Hoàn công. Tuy vậy, không lâu sau, nước Tề khuếch trương sang phía đông, đầu tiên xâm lược nước Kỷ (杞) của họ Tự và nước Kỷ (紀) của họ Khương, cũng định "phạt Cử". Nước Cử thấy tình thế như vậy, về sau không còn phát triển về phía Bắc nữa mà chuyển sang hai hướng tây và nam, bắt đầu phát sinh tranh chấp với nước Lỗ và nước Tằng (鄫).[chú 2]

Đương thời, ngoài nước Tề và nước Lỗ, Cử cũng là một nước lớn ở phía đông, quý tộc và quốc quân của các nước phụ cận khi bị thất sủng hay mất nước đều đào thoát đến Cử. Thời điểm đó, trong số các quý tộc ngoại quốc, ngoài công tử Tiểu Bạch ra còn có Đàm Quân (譚君), Khánh Phụ (慶父). Do người nước Lỗ hứa đem của cải sang cho Cử để Cử giao Khánh Phụ, song sau đó lại thất hứa không đưa, giữa Lỗ và Cử đã vài lần phát sinh chiến tranh, nước Cử bị đánh bại, nước Lỗ cũng cảnh giác, bố trí phòng thủ chống Cử.

Trong thời kỳ nhà Chu suy yếu, Tề Hoàn công vẫn chủ trương "tôn Vương nhương Di" (尊王攘夷), lãnh đạo một vài hội minh, Cử vì là nước Đông Di nên không được tham gia. Sau này, khi Tống Tương công muốn làm bá trong các nước chư hầu, cũng đã lãnh đạo một vài hội minh, song Cử cũng không được tham gia.

Từ năm 626 TCN đến năm 577 TCN là trung kỳ trong lịch sử của nước Cử. Thời điểm này, Tấn Văn công kế nhiệm Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, sau trận Bật (邲之战), Sở Trang vương lại kế thừa ngôi vị bá chủ. Nước Cử ở thời kỳ này trải qua bốn đại quân chủ là Tư Bình công, Kỉ công Thứ Kỳ, Lệ công Quý Đà, Cừ Khâu công Chu. Họ đã vài lần tham gia hội minh với các nước Trung Nguyên, tích cực về ngoại giao.

Việc Tấn Văn công bãi bỏ "tôn Vương nhương Di" đã khiến Cử có thể góp mặt tại hội minh của các nước mạnh. Nước Cử từng tham gia Tiễn Thổ chi minh (踐土之盟)[chú 3] do Tấn Văn công đứng đầu. Khi đó, nước Tề tiếp tục thảo phạt về phía đông. Theo ghi chép, Tề đã tiến đánh nước Lai[chú 4] vào năm 600 TCN, chiếm lĩnh nước Căn Mưu (根牟國)[chú 5] Hai nước này đều là nước Đông Di, Căn Mưu lại có biên giới với nước Cứ, vì thế từ 598 TCN đến 596, Tề đã hai lần tiến hành chiến tranh xâm lược Cử. Sau đó, nước Tề mộng thôn tính nước Cử, nước Lỗ thì mộng thôn tính nước Chu, thủ lĩnh hai nước lớn này thường phái sứ giả hoặc tự mình hội ngộ để bàn bạc.

Năm 599 TCN, nước Lỗ xuất binh phạt nước Chu, năm sau, hai nước Tề-Lỗ liên binh tấn công nước Cử. Năm 587 TCN, nước Sở đánh bại nước Tấn trong trận Bật, nước Tề thấy nước Cử đã mất đi đồng minh và viện trợ từ Tấn, do đó, không có gì lo sợ khi tiến hành xâm lược nước Cử vào năm sau. Sau này, nước Tề phát triển lớn mạnh, bắt đầu hăm dọa nước Lỗ, xúc phạm sứ thần nước Tấn cử đến, tình hình lại thay đổi. Năm 589 TCN, các nước Tấn, Lỗ, Vệ, Tào hợp binh phạt Tề, Tề thua trận phải xin giảng hòa. Do đó, nước Cử có thể hồi phục lại, sau năm 584 TCN, nước Cử lại tham gia hội Mã Lăng (馬陵之會) và hội Bồ (蒲之會) do Tấn làm minh chủ.

Sau đó, có khả năng do nước Tề và nước Lỗ tương kế xâm lược, cũng có khả năng do Cừ Khâu công của Cử bất tài, ba tòa thành trì của nước Cử thường bị nước Sở công phá, song do Sở không chiếm được nên không lâu đã rút lui. Năm 574 TCN, Cừ Khâu công mất, con trai là Mật Châu kế vị, sử gọi là Lê Bỉ công.

Trung hậu kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 576 TCN đến năm 542 TCN là trung hậu kỳ trong lịch sử nước Cử. Ban đầu, Tấn Điệu công lãnh đạo nước Tấn, lại xưng bá. Sau đó, nước Tống kiến nghị nước Tấn và nước Sở kết Nhị binh chi minh (弭兵之盟), cục diện tranh bá trở nên hòa hoãn.

Thế lực nước Tấn lại trở nên lớn mạnh, trong suốt ba thập niên đã cử hành 14 hội minh lớn, Cử đều tham gia. Do nhiều lần tham gia hội minh, Cử dần dần tự xem mình là nước lớn, quân chủ nước Cử do vậy bắt đầu dùng quân sự với nước khác. Đầu tiên, Cử liên hiệp với nước Chu để xâm lược nước Tằng. Nước Tằng nằm ở tây nam nước Cử, tương đối gần nước Lỗ, vì thế đã cầu viện Lỗ. Tuy nhiên, quân Lỗ đã bị đánh bại, nước Tằng cuối cùng bị nước Cử diệt. Quân chủ nước Lỗ nhận thấy nước mình đang phải chịu uy hiếp, vì thế đã tăng cường phòng hộ Phí thành ở biên cương phía đông. Nước Cử đã ba lần tấn công nước Lỗ vào các năm 565 TCN, 563 TCN, 561 TCN. Đường thời, Tấn và Sở tranh bá thiên hạ, Tề và Lỗ tranh tiểu bá Trung Nguyên, Cử đã tận dụng được cơ hội này.

Sau khi dần dần lớn mạnh, Cử trở nên liều lĩnh trong việc xâm lược các nước lân cận. Các sử thư bình rằng "Xuân Thu vô nghĩa chiến", Cử cũng không phải ngoại lệ. Năm 556 TCN, nhân Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ. Bá chủ chư hầu là Tấn Bình công bèn tập hợp quân Cử cùng các nước Lỗ, Tống, Trịnh, Tào, Vệ, Chu, Đằng, Tiết (薛), Kỷ, Tiểu Chu (小邾) cùng đánh Tề, trong đó Cử tập kích Tề từ đông nam. Lần này, quân Tề quá sợ nên không dám xuất chiến, quân Tấn đốt phá ngoại thành Lâm Tri, quân 12 nước chư hầu sau đó tiến đến vùng biên giới phía nam của Tề. Quân Tề giữ vững thành trì, vì thế không phải chịu thảm bại. Tuy nhiên, sau đó nước Tề cực kỳ bất mãn với Cử, bắt đầu có lòng muốn báo thù.

Thời gian Lê Bỉ công cai trị nước Cử bị Tả truyện gọi là "ngược", và nói thêm là "người dân khổ sở", chỉ trích ông không quan tâm đến quốc lực, an nguy của bách tính, thường xuyên tiến hành chiến tranh với nước Tề và nước Lỗ, người dân không chịu nổi hoàn cảnh này. Trong chiến tranh với hai nước Tề và Lỗ, Lê Bỉ công lợi dụng viện trợ của Tấn, dĩ công vi thủ, thực tế cho thấy có thể xem là một sách lược hiệu quả. Bởi vậy, giai đoạn này của thời Xuân Thu là giai đoạn mà Cử hoạt động mạnh nhất. Sau khi Lê Bỉ công mất, nước Cử dần dần tiến đến bờ vực suy vong.

Mạt kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình quốc đô Cử thành của nước Cử, sau này cũng là một thành quan trọng của nước Tề

Từ năm 541 TCN đến năm 468 TCN là mạt kỳ trong lịch sử nước Cử. Thời kỳ này, nước Tấn dần dần lớn mạnh, Cử thì bị mất viện trợ từ nước Tấn đang chia rẽ và suy yếu. Theo như ghi chép thì trong thời kỳ này, nước Cử lần lượt có bốn quốc quân là công tử Triển Dư, Trước Khâu công, Cộng công, Giao công. Không rõ về quân chủ của Cử khi nước này bước vào thời Chiến Quốc. Đến năm 431 TCN, nước Sở diệt Cử.

Trong giai đoạn này, lãnh thổ của nước Cử thường bị Tề và Lỗ chiếm lĩnh, thế nước dần trở nên hư nhược, chỉ có thể ở thế thủ. Hơn nữa, nước Cử lại có nội loạn, Triển Dư sau khi giết cha đoạt ngôi, lại đoạt đi quyền lợi của "Quần công tử", Quần công tử giữ hận trong lòng nên đã đưa công tử Khứ Tật ở nước Tề về rồi lập làm quân chủ. Triển Dư đến nước Ngô tị nạn, bè đảng của Triển Dư là Vụ Lâu (務婁) và ba người khác vội vàng đến Tề, mang theo hai ấp là Đại Bàng (大龐) và Thường Nghi Mi (常儀靡). Sau đó, "Mưu Di" (牟夷) về tay nước Lỗ, hai ấp "Mưu Lâu" (牟婁) và "Phòng" (防) được trao cho Lỗ.

Năm 532 TCN, nước Lỗ phạt Cử, công chiếm "Cánh" (郠). "Cánh" nằm ở ranh giới của huyện Nghi Thủy ngày nay, cũng là cửa ngõ chiến lược của nước Cử, do đó, binh lính phòng thủ ở biên cương phía tây nước Cử đều được rút về. Tại thời điểm này, Cử vẫn còn xảy ra nội loạn. Sau khi vua Khứ Tật mất, Bồ Dư hầu (蒲余侯) giết chết công tử Ý Khôi (公子意恢), đón em trai của Khứ Tật là công tử Canh Dư từ nước Tề về làm quốc quân, tức Cử Cộng công. Từ đó về sau, Cử trở thành nước lệ thuộc của Tề.

Năm 523 TCN, Cử muốn thoát khỏi sự khống chế của Tề nên bị Tề hai lần tấn công, nhưng lần này, quốc lực nước Cử đã suy giảm rất nhiều, không đọ nổi với tất cả các nước xung quanh. Đến thời Chiến Quốc, thế lực của nước Sở mở rộng đến thượng du Hoài Hà, diệt nước Sái, và sau đó diệt Cử vào năm thứ nhất sau khi Sở Giản vương lên ngôi. Tuy nhiên, do nước Sở ở cách quá xa đất Cử, vì thế Sở không thể chiếm hữu lâu dài đất Cử, toàn bộ lãnh thổ nước Cử cuối cùng trở thành cương thổ của Tề.

Quân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hán thư- Địa lý chí nói rằng nước Cử truyền được 30 đời thì bị Sở diệt, song căn cứ theo Xuân Thu Tả thị truyện và "Thuyết uyển" (說苑), Lã thị Xuân Thu và các cổ tịch khác, chỉ xác định được niên đại của gần 10 quốc quân nước Cử. Quốc quân nước Cử không có thụy hiệu, danh hiệu được lấy theo địa danh.

Xưng hiệu Danh tính Thời gian tại vị Số năm tại vị Thân thế
1 Cử tử Tư Dư Kỳ (茲輿期) Tư Dư Kỳ (茲輿期) Chu Vũ Vương nguyên niên -? hậu duệ của Thiếu Hạo
11 đời vua không rõ
13 Cử Tư Phi công (莒茲丕公)
hay Cử Bình công (莒平公)
Kì (期) Những năm Lỗ Hi công
14 Cử Kỷ công (莒纪公) Thứ Kỳ (庶其) ?─610 TCN con Tư Phi công
15 Cử Lệ công (莒厉公) Quý Đà (季佗) 609 TCN 1 năm con Kỷ công
16 Cử Cừ Khâu công (莒渠丘公) Chu (朱) 608 TCN578 TCN 32 năm con Kỷ công
17 Cử Lê Bỉ công (莒犂比公) Mật Châu (密州)
hay Mãi Chu Tư (買朱鉏)
577 TCN543 TCN 35 năm Con Cừ Khâu công
18  Cử Tử Dư (莒子輿) Dư (舆) 542 TCN 1 năm con Lê Bỉ công
19 Cử Trứ Khâu công (莒著丘公) Khứ Tật (去疾) 541 TCN529 TCN 13 năm con Lê Bỉ công
20 Cử Giao công (莒郊公) Cuồng (狂) 528 TCN con Trứ Khâu công
21 Cử Cộng công (莒共公) Canh Dư (庚舆) 528 TCN519 TCN 9 năm con Lê Bỉ công
22 Cử Giao công (莒郊公) Cuồng (狂) 518 TCN481 TCN 38 năm con Trứ Khâu công
8 đời vua không rõ
Cử Ngao công (莒敖公)
hay Cử Mục công (莒穆公)
  1. ^ Nay ở đông bắc An Khâu, Duy Phường
  2. ^ Một âm nữa là Tăng, cũng gọi là Tăng (繒)
  3. ^ Gồm các nước Tấn, Lỗ, Tề, Tống, Sái, Trịnh, Vệ và Cử
  4. ^ Một vương quốc Đông Di nằm ở phía đông tỉnh Sơn Đông ngày nay
  5. ^ Một vương quốc Đông Di ở Nghi Thủy, Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông ngày nay

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “莒国文明注青史 激荡演义六百年”. 政协日照市委员会. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.