Nguyễn Duy Ngọc

Nguyễn Duy Ngọc
Nguyễn Duy Ngọc tại Dublin, năm 2024
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 8 năm 2024 – nay
122 ngày
Tiền nhiệmLê Minh Hưng
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ3 tháng 6 năm 2024 – nay
196 ngày
Tổng Bí thư
Phó Chánh Văn phòngPhạm Gia Túc
Lâm Thị Phương Thanh
Bùi Văn Thạch
Lê Khánh Toàn
Đặng Khánh Toàn
Tiền nhiệmLê Minh Hưng
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ31 tháng 5 năm 2021 – 4 tháng 6 năm 2024
3 năm, 4 ngày
Tiền nhiệmLê Quý Vương
Kế nhiệmNguyễn Văn Long
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 321 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Vị trí Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 12 năm 2019 – 15 tháng 10 năm 2021
1 năm, 316 ngày
Chủ tịchTrương Hòa Bình
Phạm Bình Minh
Tiền nhiệmNguyễn Văn Sơn
Kế nhiệmLê Quốc Hùng
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ15 tháng 8 năm 2019 – 4 tháng 6 năm 2024
4 năm, 294 ngày
Bộ trưởngTô Lâm
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1964 (59–60 tuổi)
Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpChính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
2 tháng 11, 1986
Học vấnThạc sĩ
Alma materHọc viện Cảnh sát nhân dân
Binh nghiệp
Thuộc Việt Nam
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1982 - 2024
Cấp bậc Thượng tướng
Đơn vị
Bộ Công an

Nguyễn Duy Ngọc (sinh năm 1964) là một chính trị gia, tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam hàm Thượng tướng. Ông hiện là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[1]

Ông từng là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Phó Thủ trưởng rồi Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Duy Ngọc sinh năm 1964 tại thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Ông từng giữ các chức vụ: Trưởng Công an huyện Thanh Trì, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt (PC67) Công an thành phố Hà Nội (các năm 2009, 2010, 2011, hàm Thượng tá, năm 2012 hàm đại tá)[3][4][5][6].

Tháng 7 năm 2012, ông là Đại tá, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội (Trưởng phòng PC44 Công an TP. Hà Nội).[7]

Ngày 6 tháng 3 năm 2013, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Chánh văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội, nhận quyết định bổ nhiệm có thời hạn chức vụ Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.[8][9]

Ngày 16 tháng 1 năm 2014, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội - được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội thay cho Thiếu tướng Trần Thùy xin nghỉ hưu trước tuổi.[10]

Ngày 28 tháng 11 năm 2016, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam dưới quyền Tổng cục trưởng là Trung tướng Phan Văn Vĩnh.[11]

Năm 2017, Nguyễn Duy Ngọc được thăng quân hàm Thiếu tướng.[12]

Tháng 1 năm 2018, Nguyễn Duy Ngọc là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.[13]

Ngày 10 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ký quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc 54 tuổi, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an làm Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an Việt Nam.[14]

Thứ trưởng Bộ Công an

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, ông cùng với Trung tướng Lương Tam Quang (cũng cùng quê Hưng Yên) được Bộ trưởng Tô Lâm trao quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.[15][16]

Đầu tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định (Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình kí thay) phân công Thiếu tướng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thay Trung tướng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn.[17]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nguyễn Duy Ngọc được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngày 12 tháng 12 năm 2023, Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì Lễ thăng cấp bậc hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công An.[18]

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3/6/2024, tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng thay ông Lê Minh Hưng. Ngày 16/8/2024, ông được bầu giữ chức danh Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.[19]

Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự và cho ý kiến để Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự kiện toàn lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026 làm Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII, nhiệm kỳ (2021 - 2026).

Điều tra vụ Đinh La Thăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19/12/2017, sau 12 ngày khởi tố và bắt tạm giam Đinh La Thăng, Nguyễn Duy Ngọc, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, đã ký bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can Đinh La Thăng.[20][21]

Điều tra vụ án AVG

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 8 năm 2019, Nguyễn Duy Ngọc đã kí kết luận điều tra vụ án MobiFone mua AVG.[22]

Phát ngôn gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gạt tay trúng má, chân đá hơi cao:

Ngày 29 tháng 9 năm 2016, trả lời báo chí về việc xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh, Hà Nội với phóng viên Quang Thế của báo Tuổi trẻ tại hiện trường vụ án tài xế taxi tử vong trên cầu Nhật Tân, Nguyễn Duy Ngọc lúc này là Đại tá, Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã trả lời như sau: "Trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát tên Hưng có dùng tay gạt nhà báo Quang Thế trúng vào má, có giơ chân đá, mặc dù không trúng" và một cảnh sát tên Thuyên "đưa tay gạt vào một máy quay".[23][24] Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc ngày 30 tháng 9 năm 2016 bình luận rằng việc nói gạt tay trúng má cho thấy công an Hà Nội không thành khẩn và thiếu thiện chí.[25]

Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1997 2001 2005 2009 2012 2017 [12] 2021 2023
Cấp hiệu
Tên cấp hiệu Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (4 tháng 6 năm 2024). “Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Hoàng Phong (8 tháng 9 năm 2017). “Những điều ít biết về công tác truy tìm người, tang vật”. Báo An ninh thủ đô. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Tướng Nguyễn Đức Nhanh nói gì về đội ngũ kế cận?”. VTC. 25 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc: "Tôi đã nhắc nhở toàn đơn vị phòng ngừa vi phạm". Báo điện tử Gia đình và Xã hội. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ “Tiếp tục để CSGT mặc thường phục bắt xe vi phạm”. Báo Tuổi trẻ. 1 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Công tác đảm bảo an toàn giao thông đã sẵn sàng”. VOV. 11 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “Hồi âm: Công an vào cuộc vụ nhà thầu phụ "mắc kẹt" tại tòa nhà Sông Đà – Hà Đông”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ T.N (6 tháng 3 năm 2013). “Bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Phó Giám đốc CATP Hà Nội”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “Bổ nhiệm Phó giám đốc công an Hà Nội”. VTC. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Xuân Tùng (17 tháng 1 năm 2014). “Tướng Công an điều tra Hà Nội xin thôi chức”. Báo Đất Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Ngô Trang (29 tháng 11 năm 2016). “Phó giám đốc Công an Hà Nội làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát”. Báo VnEconomy. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ a b “[Infographic] Chân dung 2 tướng công an được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an”. A. Thanh. 2019-08-15. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ “Cục Cảnh sát kinh tế triển khai công tác năm 2018”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
  14. ^ Bá Đô (12 tháng 8 năm 2018). “Hàng loạt tướng công an được bổ nhiệm làm phó thủ trưởng cơ quan điều tra”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  15. ^ Nguyễn Hưởng. “Trung tướng Lương Tam Quang và Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc trở thành 2 tân Thứ trưởng Bộ Công an”. Người lao động. 2019-08-15. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ “Bộ Công an có thêm 2 Thứ trưởng”. Nông nghiệp Việt Nam. 2019-08-15. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  17. ^ T.Nam. “Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thêm nhiệm vụ mới”. VietNamNet. 2019-12-03. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019.
  18. ^ “Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc được thăng hàm thượng tướng”. VnExpress. 12 tháng 12 năm 2023.
  19. ^ “Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư”. Báo Nhân Dân điện tử. 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ “Ông Đinh La Thăng khai báo chưa thành khẩn”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  21. ^ “Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  22. ^ Hoài Thu - Viết Tuân. “Kiến nghị chính sách hình sự đặc biệt trong vụ án AVG”. VnExpress. 2019-09-04. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2019.
  23. ^ Võ Hải. “Công an Hà Nội: Khiển trách cảnh sát 'gạt tay trúng má nhà báo'. VnExpress. 2016-09-29. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ “Công an làm đúng chỉ đạo xử nghiêm vụ hành hung nhà báo chưa?”. báo Tuổi trẻ. 2016-09-30. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  25. ^ An Khanh-Việt Đức/VOV.VN. “Cảnh sát "gạt tay trúng má" hay "gây thương tích" cho phóng viên?”. VOV. 2016-10-01. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  26. ^ “Tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận Huân chương Quân công hạng Nhì”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Tôi theo dõi cũng kha khá thời gian rồi và nhận thấy nhiều bạn vẫn còn đang gặp vấn đề trong việc cân bằng chỉ số bạo kích.