Sechium

Sechium
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Tông (tribus)Sicyeae
Phân tông (subtribus)Sicyinae
Chi (genus)Sechium
P. Browne, 1756[1]
Loài điển hình
Sechium edule
(Jacq.) Sw., 1800[2]
Các loài
Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[3]
Danh sách
    • Ahzolia Standl. & Steyerm., 1944
    • Chayota Jacq., 1780
    • Chocho Adans., 1763
    • Frantzia Pittier, 1910?
    • Polakowskia Pittier, 1910?

Sechium là danh pháp khoa học của một chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae.[4]

Lịch sử phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1756, Patrick Browne mô tả chi Sechium với loài ghi nhận tại Jamaica có tên gọi tiếng Anh the chocho vine, nhưng không đặt tên gọi khoa học cho loài này.[1]

Năm 1760, Nikolaus Joseph von Jacquin mô tả loài Sicyos edulis.[5] Năm 1780, ông đổi tên khoa học cho loài này thành Chayota edulis.[6]

Năm 1800, Olof Swartz mô tả loài Sechium edule,[2] trên cơ sở mô tả Sechium trong tập 2 sách Genera Plantarum do Johann Christian Daniel von Schreber biên tập và dẫn chiếu tới mô tả Sechium của Browne, in năm 1791,[7] và loài Sicyos edulis / Chayota edulis của Jacquin.

Năm 1978, Charles Jeffrey đề xuất mở rộng chi Sechium để gộp các loài của các chi Frantzia / Polakowskia (= Frantzia sect. Polakowskia), và chia Sechium nghĩa rộng thành 2 tổ SechiumFrantzia với 7 loài (trong ngoặc là danh pháp gốc) đã biết khi đó như sau:[8]

Năm 1986, Newstrom L. E. đề xuất chia Sechium nghĩa rộng với 9 loài đã biết khi đó như sau:[9]

  • Không chia tổ:
    • Sechium compositum (= Microsechium compositum)
    • Sechium edule (= Sicyos edulis)
    • Sechium hintonii (= Microsechium hintonii)
  • Tổ Polakowskia:
    • Polakowskia tacaco
    • Polakowskia talamancense (= Frantzia talamancensis)
  • Tổ Frantzia:

Cho tới cuối thế kỷ 20 nói chung người ta ghi nhận Sechium nghĩa rộng với 2 tổ và 10-11 loài như sau:[10]

  • Tổ Sechium:
    • Sechium compositum (= Microsechium compositum)
    • Sechium chinantlense (= Sechium chinantlense)
    • Sechium edule (= Sicyos edulis)
    • Sechium hintonii (= Microsechium hintonii)
    • Sechium tacaco (= Polakowskia tacaco = Frantzia tacaco)
    • Sechium talamancense (= Frantzia talamancensis)
  • Tổ Frantzia:
    • Sechium panamense (= Frantzia panamensis)
    • Sechium pittieri (= Frantzia pittieri)
    • Sechium venosum (= Frantzia venosa)
    • Sechium villosum (= Frantzia villosa)
    • Sechium sp.

Năm 1999, Rafael Lira Saade và Michael Nee bổ sung thêm Sechium mexicanum.

Các nghiên cứu di truyền phân tử đầu thế kỷ 21, như Sebastian et al. (2012) cho thấy Sechium nghĩa rộng là đa ngành, với các loài ban đầu được xếp trong các chi FrantziaPolakowskia dường như không có quan hệ họ hàng gần với phần còn lại của Sechium nghĩa rộng cũng như với Sicyos nghĩa rộng; cụ thể thì 6 loài từng được liệt kê trong Frantzia tạo thành một nhánh có quan hệ họ hàng gần với Echinopepon spp., trong khi S. compositum, S. chinantlense, S. eduleS. hintonii dường như tạo thành một nhánh có quan hệ họ hàng gần với Sicyos chiriquensis (độ hỗ trợ quan hệ họ hàng gần giữa S. chinantlenseS. edule ở mức 77%), trong khi S. mexicanum lồng sâu trong Sicyos nhưng không có quan hệ họ hàng gần với nhóm chứa 4 loài Sechium nghĩa hẹp nói trên.[11]

Để giải quyết tình trạng đa ngành của Sicyos nghĩa hẹp thì một giải pháp phù hợp là mở rộng nó để chứa các chi nhỏ lồng sâu trong nó (như Anomalosicyos, Cladocarpa, Costarica, Microsechium, Parasicyos, Pterosicyos, Sarx, Sechiopsis, Sechium, Sicyocarya, Sicyocaulis, SicyospermaSkottsbergiliana). Do loài điển hình của SechiumSechium edule lồng trong Sicyos nên việc hợp nhất này sẽ làm cho Sechium chỉ được coi là đồng nghĩa muộn của Sicyos, nhưng cũng làm cho việc phục hồi chi Frantzia trở thành có ý nghĩa.

Tình trạng hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, ghi nhận của The Plants of the World Online về các danh pháp loài trong Sechium như sau:

Từng xếp trong chi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Patrick Browne, 1756. Sechium. The Civil and Natural History of Jamaica in Three Parts 355.
  2. ^ a b Olof Swartz, 1800. Sechium edule. Flora Indiae Occidentalis: aucta atque illustrata sive descriptiones plantarum in prodromo recensitarum 2: 1150.
  3. ^ “USDA GRIN Taxonomy”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ The Plant List (2010). Sechium. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ Nikolaus Joseph von Jacquin, 1760. Sicyos edulis. Enumeratio Systematica Plantarum, quas in Insulis Caribaeis vicinaque Americes continente detexit novas, aut jam cognitas emendavit 32.
  6. ^ Nikolaus Joseph von Jacquin, 1780. Chayota edulis. Selectarum stirpium Americanarum historia in qua ad Linnaeanum systema determinatae descriptaeque sistuntur plantae illae, quas in insulis Martinica, Jamaica, Domingo, aliisque, et in vicinae continentis parte, observavit rariores; adjectis iconibus ad auctoris archetypa pictis. Mô tả: Trang 125-126. Hình minh họa: Tab. 245.
  7. ^ Johann Christian Daniel von Schreber, 1791. 1482. Sechium. Genera Plantarum. Editio 8 2: 664-665.
  8. ^ Jeffrey C., 1978. Further notes on Cucurbitaceae. IV. Some New World taxa. Kew Bull. 33(2): 347-380.
  9. ^ Newstrom L. E., 1986. Studies in the Origin and Evolution of Chayote, Sechium edule (Jacq.) Sw. (Cucurbitaceae). Luận án tiến sĩ, Đại học California, Berkeley. 149 trang.
  10. ^ Rafael Lira Saade, 1996. Chayote. Sechium edule (Jacq.) Sw.. Promoting the conservation and use of underutilized and neglected crops. 8. Institute of Plant Genetics and Crop Plant Research, Gatersleben / International Plant Genetic Resources Institute, Rome, Italy.
  11. ^ Sebastian P., Schaefer H., Lira R., Telford I. R. H. & Renner S. S., 2012. Radiation following long-distance dispersal: the contributions of time, opportunity and diaspore morphology in Sicyos (Cucurbitaceae). Journal of Biogeography 39: 1427–1438, doi:10.1111/j.1365-2699.2012.02695.x.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan