Thảo luận:Light novel

Tiểu thuyết nhẹ???

[sửa mã nguồn]

Tớ nghĩ từ "Light" trong này nghĩa là "sáng tỏ" thì đúng hơn, tất nhiên không thể lấy nguyên thế mà đặt tên, và không nên dùng từ "Ánh sáng" với từ "Nhẹ" để đặt tên, vì cơ bản là không chính xác. Khi đọc truyện, văn bản được viết theo dạng văn xuôi chính thống, thỉnh thoảng có vài hình ảnh để làm rõ bối cảnh lúc đó, giống trong Harry Potter chẳng hạn. Nhưng để "tiểu thuyết" không thì sẽ không nêu bật được ý nghĩa của nó, nên tớ đề xuất cái tên "Tiểu thuyết giản quan", giản trong từ giản lược, quan trong từ giác quan (thị giác). Vì thể loại này chưa du nhập vào Việt Nam nên mình tự đặt tên cho nó thì chẳng có gì sai cả. Nếu bạn tra thì lịch sử của nhiều từ ngữ bắt nguồn từ dân thường (một người đưa ra, nhiều người đồng tình => sinh ra từ mới) hơn là từ những nhà ngôn ngữ học. Nên chẳng việc gì phải ngần ngại trong khoản đặt tên này cả, bởi rõ ràng cái tên "Tiểu thuyết nhẹ" cũng có ai chứng thực được đâu.Midishero (thảo luận) 16:14, ngày 11 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có đọc kỹ loại tiểu thuyết này như thế nào chưa thế? Nó được viết để cho học sinh loại này có thể viết theo rất nhiều cách chứ không phải theo lối giản đơn không đâu, nhiều khi kế bên chữ lớn còn hai ba chữ bé kế bên nó nữa đọc muốn lòi mắt giản quan như thế nào mà lại như thế. Cái tên mô tả tính chất của toàn loại chứ không mêu tả vẻ ngoài của một loại trong vô số loại tương đương, tính chất chung của nó là viết cho học sinh chứ không phải lối viết đơn giản vì nó còn sử dụng rất nhiều cách chơi chữ trong lối viết nữa giống như từ "bạn cũ" Nếu tách nét I ra khỏi 8 (xin lỗi tôi không thể đánh tiếng Nhật) thì sẽ thành "bạn trong một ngày" (sử dụng trong các yếu tố gây cười) mà loại tiểu thuyết này sử dụng khá nhiều, bạn thử nghĩ ra tên khác bao quát hơn đi (đưa nguyên một dãy rồi từ từ chọn ra vì tên hiện tại cũng đúng là chưa ổn), có thể từ "light" trong tiếng "Anh" ám chỉ khả năng giải trí của loại này.Tnt1984 (thảo luận) 07:39, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hay là đặc "Tiểu thuyết dành cho học sinh" hay "Trẻ em"? Nói thế thôi chứ có tên khác hay hơn và bao quát hơn thì dùng.Tnt1984 (thảo luận) 08:07, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
"Tiểu thuyết trẻ em"? Nghe giống "truyện thiếu nhi" hơn.Tnt1984 (thảo luận) 08:13, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái "chấn giả danh" theo bài viết này, không hẳn chỉ để cho trẻ em, tớ khẳng định chắc chắn. Thứ nhất, các light novel hiện nay có cả dạng ecchi, nôm na là hở hang, nhiều hình ảnh gợi cảm ấy, nên không thể cho trẻ em được. Thứ hai, người Nhật trưởng thành chưa chắc đọc được hết từ kanji, bởi một từ kanji khi ghép với từ khác sẽ đọc theo kiểu khác, vì để tránh việc đọc sai, người ta mới cho thêm cái "chấn giả danh" ấy. Và không chỉ ở thể loại này, mà mọi thể loại khác trong văn hóa đọc của Nhật đều sử dụng, vì lí do như trên. Midishero (thảo luận) 09:51, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mình không phải là người đặt tên cho bài này nên không có ý kiến, ban đầu có ý chỉ là light novel bình thường thôi, Sholokhov mới là người chọn tên này. Bản thân mình thích "tiểu thuyết ánh sáng" hơn -- ClanKeytalk-butions 09:54, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
OK, vậy phải nghĩ ra một từ khác thay thế, chứ từ "nhẹ" với từ "ánh sáng" không mô tả đúng tính chất của tiểu thuyết. Midishero (thảo luận) 10:44, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thì thấy tên của bài này trong wikipedia tiếng Trung là 輕小說, tức "khinh tiểu thuyết", tức "tiểu thuyết nhẹ". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:44, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đơn giản vì bên đó cũng dịch theo sách từ điển. Tên gốc của cái này là tiếng Nhật và cũng là từ mượn của tiếng Anh: Light Novel. Vậy bạn lôi tiếng Trung vào làm chi. Có khi bên đó cũng lấy ý tưởng từ một trang wiki tiếng khác bạn ạ. Midishero (thảo luận) 10:10, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nói chung là các bạn cứ bàn bạc nhưng quan điểm của tôi là tôi không thích việc dùng tên Light Novel, vì tôi không thích chêm tiếng Anh vào tiếng Việt và càng không muốn tiếng Việt rơi vào tình trạng của tiếng Nhật khi các từ "họa chế Anh Ngữ" bị dùng một cách quá phổ biến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:38, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tớ thì thích chữ "Tiểu thuyết ngắn" hơn. Tuy nhiên, tiểu thuyết ngắn lại là một thể loại khác. Trong khi đó, tính chất của light novel là theo từng tập, mỗi tập dài chừng 200 trang, có thể đem theo đọc ở bất kì đâu cũng dễ dàng, số lượng tập thì tùy thuộc vào ý tưởng của tác giả 123.21.115.164 (thảo luận) 13:54, ngày 2 tháng 9 năm 2010 (UTC) SSTrả lời

Ánh sáng?

[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu cái nghĩa "ánh sáng" lấy từ đâu ra. Theo tôi hiểu thì "light" đây chỉ đến độ ngắn ngủi của các tiểu thuyết, cho nên mới gọi là nhẹ. NHD (thảo luận) 05:32, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đọc được rằng Light novel là từ Anh-Nhật (tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra) với chữ Light được bên ja giải thích là nhẹ. --Ashitagaarusa (thảo luận) 08:30, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ai đó thống nhất cái này đi để khỏi mất công sửa một lượng lớn bài sau này.Tnt1984 (thảo luận) 09:09, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là tiểu thuyết súc tích hoặc tạm là tiểu thuyết nhẹ, còn tiểu thuyết ánh sáng nghe mang tính triết học hơn là giải trí. Mà giải trí thì cần gọn gàng, nhẹ thôi, đâu có cần phải căng thẳng. Tôi đọc thấy từ này ở trang chính cứ tưởng rằng Kanon là một tác phẩm triết học do tôi chưa biết đến loại này! 222.252.104.46 (thảo luận)

Không cần thiết phải dịch sang tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Theo ý kiến của tôi thì Light Novel là một từ thuộc loại wasei-eigo, mà những từ thuộc loại này chẳng qua là từ tiếng Nhật ghép bằng từ tiếng Anh theo kiểu tư duy của người Nhật, nhiều khi có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các bộ phận cấu thành nó nếu suy luận theo kiểu của người nói tiếng Anh và khác hẳn với từ đồng nghĩa với nó trong tiếng Anh,ví dụ như tiếng Anh consent nghĩa là cho phép hay đồng ý nhưng konsento (コンセント) tiếng Nhật lại có nghĩa là ổ cắm điện (tiếng Anh là electric socket) hay như là フロントガラス (furonto garasu - front glass) nghĩa là "kính chắn gió ô tô" trong khi tiếng Anh lại là windshield cơ (ngôn ngữ học gọi là "false friend" nghĩa là hai từ thuộc hai ngôn ngữ khác nhau trông có vẻ giống nhau nhưng lại có nghĩa khác hẳn nhau). Chính vì thế nói chung là rất khó có thể hiểu và dịch đúng chúng nếu suy luận theo cách tư duy của tiếng Anh. Những cách dịch được thảo luận ở trên đều dựa trên cách dịch một từ tiếng Anh "xịn" ra tiếng Việt mà bỏ qua vấn đề kể trên trong khi light novel hoàn toàn có khả năng là một từ theo kiểu "front glass" vậy. Các tranh cãi về cách dịch đều do vấn đề nêu trên gây ra đó vì thế người nào xét kĩ cũng thấy cách dịch nào cũng cái gì đó không ổn cả. Theo tôi thì giải pháp tốt nhất là không cần dịch nó ra tiếng Việt mà cứ dùng nguyên là light novel, đó cũng là giải pháp của hầu hết các forum về anime, manga hiện nay.

Bạn Sholokhov nói rằng không muốn dùng tên light novel vì không muốn chêm tiếng Anh vào tiếng Việt và không muốn tiếng Việt rơi vào tình trạng của tiếng Nhật. E rằng ý kiến của bạn không đúng lắm, vì nhiều khi không dùng những từ tiếng nước ngoài thì không được, ví dụ như bạn không muốn dùng từ "karaoke" vì đó là từ tiếng Nhật thì bạn dịch nó ra tiếng Việt như thế nào và dùng từ gì để chỉ việc này? Light novel cũng vậy thôi. Meitoku (thảo luận) 08:18, ngày 14 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên bài năm 2021

[sửa mã nguồn]

Cho hỏi cái này nếu xuất phát từ tiếng Nhật (raito noberu) tại sao không lấy tiếng Nhật phiên âm mà phải đặt tên tiếng Anh?  A l p h a m a  Talk 05:21, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chúng ta có quy ước không sử dụng phiên âm wasei eigo của tiếng Nhật mà dùng từ gốc của phiên âm đó. "Raito noberu" là cách người Nhật phiên âm (viết bằng katakana thay vì hiragana) từ "Light novel", nên tên bài sẽ là "Light novel" thay vì phiên âm. --minhhuy (thảo luận) 05:27, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ngoài ra từ "light novel" bây giờ đã trở nên rất phổ biến trong chính ngữ cảnh tiếng Việt, có thể tra thể loại này trong danh mục thể loại sách của các nhà phát hành sách tiếng Việt, đơn cử như Fahasa. --minhhuy (thảo luận) 05:28, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quy ước đó ở đâu bạn nhỉ? Tôi thấy 1 số khái niệm vẫn dùng tiếng Nhật phiên âm, hay chúng ta phải dựa theo độ phổ biến của cụm từ?  A l p h a m a  Talk 05:32, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quy ước được xây dựng từ lịch sử phát triển các bài viết Nhật Bản ở Wikipedia tiếng Việt từ xưa đến nay, Wikipedia tiếng Việt như bạn đã biết vẫn thiếu các trang MoS (cẩm nang biên soạn) nên khó để xác định rõ các quy ước bằng câu chữ, chúng ta cứ theo thông lệ tên bài mà tiến hành. Bạn có thể nêu ví dụ giúp tôi một số bài nào mà có từ xuất phát là tiếng nước ngoài nhưng được phiên âm tiếng Nhật và chúng ta dùng cách viết tên phiên âm tiếng Nhật đó thay vì từ gốc không? --minhhuy (thảo luận) 05:36, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không ý bạn hiểu nhầm. Ý tôi là có những cái tên của Nhật phổ biến như karaoke, manga,... tại sao không dùng mà lại dùng tên tiếng Anh như light novel. Còn về bài này tôi không rõ tên này từ tên Nhật mà ra, hay tên phiên âm từ tiếng Anh sang tiếng Nhật,...  A l p h a m a  Talk 09:50, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Các từ như manga là một từ hoàn toàn thuần Nhật, còn karaoke tuy có chút ít sự vay mượn nhưng vẫn được xem là một từ tiếng Nhật từ lâu, hoàn toàn khác với "raito noberu", vốn chỉ là cách người Nhật tự phiên âm cho một khái niệm họ tự đặt ra là light novel. --minhhuy (thảo luận) 10:00, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu bạn nói vậy có lẽ đã làm rõ hơn cho cách sử dụng tên bài này.  A l p h a m a  Talk 10:06, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nói thêm một chút về các từ phiên âm như vậy trong tiếng Nhật. "Raito noberu" là biểu thị cho cách người Nhật phát âm từ "Light novel", chứ không phải có một từ tiếng Nhật là "raito noberu". Nó giống như những từ phiên âm tiếng Nhật sang tiếng Việt trong sách giáo khoa, kiểu "I-ô-kô-xu-ka", "Oa-ta-na-bê", mà chúng ta thì thì có viết tên bài theo kiểu phiên âm ấy bao giờ. --minhhuy (thảo luận) 10:08, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Tìm hiểu cơ chế tính điểm phim của IMDb
Tìm hiểu cơ chế tính điểm phim của IMDb
Ratings trên IMDb được tính toán dựa trên số điểm của users theo thang từ 1-10
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Chủ nhân thứ 77 hiện tại của Vãng Sinh Đường