Kameyama Quy Sơn Thiên Hoàng | |
---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |
Kameyama | |
Thiên hoàng thứ 90 của Nhật Bản | |
Trị vì | 9 tháng 1 năm 1260 – 6 tháng 3 năm 1274 (14 năm, 56 ngày) |
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn | 10 tháng 2 năm 1260 (ngày lễ đăng quang) 29 tháng 12 năm 1260 (ngày lễ tạ ơn) |
Chinh di Đại Tướng quân | Thân vương Munetaka Thân vương Koreyasu |
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Go-Fukakusa |
Kế nhiệm | Thiên hoàng Go-Uda |
Shikken | Hōjō Masamura Hōjō Tokimune |
Thái thượng Thiên hoàng thứ 34 của Nhật Bản | |
Tại vị | 6 tháng 3 năm 1274 – 4 tháng 10 năm 1305 (31 năm, 212 ngày) |
Tiền nhiệm | Thái thượng Thiên hoàng Go-Fukakusa |
Kế nhiệm | Thái thượng Thiên hoàng Go-Uda |
Thông tin chung | |
Sinh | 9 tháng 7, 1249 |
Mất | 4 tháng 10, 1305 | (56 tuổi)
An táng | 6 tháng 10 năm 1305 Kameyama no Misasagi (Kyoto) |
Phối ngẫu | Fujiwara no Saneko, Fujiwara no Kishi |
Hậu duệ | xem danh sách |
Thân phụ | Thiên hoàng Go-Saga |
Thân mẫu | Fujiwara no Kitsushi |
Tôn giáo | Thần đạo Nhật Bản |
Thiên hoàng Kameyama (亀山 Kameyama-tennō ?) (09 tháng 7 năm 1249 - ngày 04 tháng 10 năm 1305) là Thiên hoàng thứ 90 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều đại của ông kéo dài từ năm 1259 đến năm 1274[1].
Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân (imina) đã Tsunehito -shinnō (恒仁親王).[2]
Ông là con trai thứ 7 của Thiên hoàng Go-Saga. Ông được cha phong làm Thái tử lúc 9 tuổi.
Năm Shōgen nguyên niên ngày thứ 26 tháng 11 âm lịch (tức ngày 9 tháng 1 năm 1260 dương lịch), Thiên hoàng Go-Fukakusa thoái vị và nhường ngôi cho em trai là thân vương Tsunehito mới 10 tuổi. Thân vương lên ngôi[3], lấy hiệu là Thiên hoàng Kameyama. Ông cải niên hiệu của anh thành niên hiệu Bun'ō nguyên niên (1260-1261).
Trong thời gian ở ngôi vị, Kameyama cho lập nhiều chùa - nhất là chùa Nanzenji (Nam Thiền) để chống ma quỷ[4]. Mặc dù không có thực quyền nhiều, nhưng vào năm 1263 Kameyama đã triệu hồi Hoàng tử Munetaka (con trai cả của Thiên hoàng Go-Saga) và thay thế bằng Hoàng tử Koreyasu (2 tuổi).
Năm 1265, vua Mông Cổ Nguyên Thế Tổ sang đánh Nhật Bản, buộc triều đình phải sang chầu vua Mông Cổ. Nhà vua và hoàng tộc nhanh chóng thỏa hiệp[5] với Mông Cổ, nhưng shikken nhà Kamakura là Hōjō Tokimune (1268 - 1284) đã chống lại và quyết định chủ chiến. Shikken quyết định không nói chuyện với đoàn sứ giả Mông Cổ, đuổi chúng về nước. Shikken nhà Kamakura ra lệnh cho các lãnh chúa vùng ven biển Tây Nam đảo Honshu, đảo Kyushu tăng cường các tuyến phòng thủ, huy động võ sĩ đông đảo và một lực lượng hải quân tinh nhuệ chuẩn bị cho cuộc chiến[6]
Ngày 6 tháng 3 năm 1274 dương lịch, Thiên hoàng Kameyama thoái vị và nhường ngôi cho con trai. Con trai thứ hai lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Uda.
Sau khi rời ngôi, Kameyama trở thành Thượng hoàng và sống trong chùa.
Năm 1281 khi quân Nguyên xâm lược Nhật Bản lần hai, Thượng hoàng Kameyama đến cầu khấn Nữ thần Mặt Trời tại Đền Đại Ise để mong Nữ thần phù hộ cho quân dân Nhật Bản chống giặc xâm lược. Bị shikken nghi ngờ, Thượng hoàng Kameyama buộc con trai thoái vị và nhường ngôi cho người anh em của mình, người được lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Fushimi, con trai của cố Thiên hoàng Go-Fukakusa. Sau đó, Hoàng tử Hisa'aki cũng là con trai của cố Thiên hoàng Go-Fukakusa, được cử làm Shogun thứ 8 của Kamakura mà không phải là con trai ông (tức Kameyama). Thất vọng, ông xuống tóc đi tu và qua đời tại chùa.