Thiên hoàng Bidatsu

Thiên hoàng Mẫn Đạt
敏達天皇
びだつてんのう
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 30 của Nhật Bản
Trị vì30 tháng 4 năm 572? – 14 tháng 9 năm 585?
(13 năm, 137 ngày)
Tiền nhiệmThiên hoàng Kimmei
Kế nhiệmThiên hoàng Yōmei
Thông tin chung
Sinh538
Nhật Bản
Mất14 tháng 9, 585 (46–47 tuổi)
Sakurai, Nara
An tángHà Nội Ki Trường Trung Vĩ lăng (河内磯長中尾陵) (Osaka)
Phối ngẫu
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Kimmei
Thân mẫuHoàng hậu Ishi-Hime

Thiên hoàng Mẫn Đạt (敏達天皇 (Mẫn Đạt Thiên hoàng)/ びだつてんのう Bidatsu-tennō?, 538 – 14 tháng 9, 585) là vị Thiên hoàng thứ 30 của Nhật Bản[1] theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.[2] Triều đại của ông kéo dài từ năm 572 đến năm 585, tổng cộng 13 năm[3].

Tước hiệu khi ấy của ông không phải là Thiên hoàng, vì phần lớn các nhà sử học đều tin rằng tước hiệu ấy không xuất hiện cho đến thời Thiên Vũ Thiên hoàngTri Thống Thiên hoàng. Thay vào đó, Khâm Minh Thiên hoàng đương thời có thể được gọi là Trị Thiên Hạ Đại vương (治天下大王; Amenoshita Shiroshimesu Ōkimi), hoặc Đại Hòa Đại vương (大和大王).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nhật Bản thư kỷ, Mẫn Đạt Thiên hoàng có húy là Nunakura Futotama-Shiki (渟中倉太珠敷, ぬなくらのふとたましきのみこと), được lập làm Thái tử vào năm thứ 15 thời trị vì của cha ông là Khâm Minh Thiên hoàng.

Năm thứ 31 (năm 572), theo lời trăn trối của Khâm Minh Thiên hoàng, Thái tử Nunakura kế thừa và thực hiện việc đàm phán ngoại giao với Bách Tế (đời vua Bách Tế Uy Đức vương) cùng canh chừng sự phục hồi của Nhậm Na, phần lớn có sự tiến triển tốt, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiện với Tân La (đời vua Tân La Chân Hưng Vương), chấp nhận sự cống nạp của Nhậm Na.

Thời gian này, vua Bách Tế Uy Đức vương của Bách Tế đã cử các phái đoàn Phật giáo khác nhau đến Yamato Nhật Bản để bang giao.

Năm thứ 6 thời kì trị vì (năm 578), Mẫn Đạt Thiên hoàng ra chiếu thành lập tập đoàn Cung Đại Công (宮大工, Miyadaiku), tức công ty Kim Cương Tổ ngày nay và là doanh nghiệp lâu đời nhất trên thế giới.

Những vị đại thần của Mẫn Đạt Thiên hoàng là:

Dưới thời trị vì của Mẫn Đạt Thiên hoàng, đã xảy ra các cuộc tranh chấp căng thẳng về vấn đề tiếp thu Phật giáo tiếp tục từ thời tiên đế, một thứ tôn giáo mới truyền từ bán đảo Triều Tiên. Đứng đầu nhóm chống đối Phật giáo là thế lực của gia tộc Nakatomi và tộc trưởng Mononobe no Moriya, đối lập với sự chống đối là sự sùng bái tôn giáo này do trưởng tộc Soga no Umako đứng đầu, tộc Soga đã cho xây dựng một ngôi chùa và thờ phụng riêng, sau đó ít lâu một dịch bệnh bùng phát.

Năm 585, Thiên hoàng thuận theo ý kiến của Mononobe no Moriya quyết định ban bố lệnh cấm đạo Phật, ra lệnh đốt chùa chiền và tượng Phật, vào ngày 15 tháng 8 cùng năm đó, dịch bệnh xảy ra ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều người chết dịch, sự tranh chấp để chấp nhận chính thức đạo Phật vẫn tiếp tục trong nhiều năm về sau.

Vốn không có niềm tin vào Phật giáo, Mẫn Đạt Thiên hoàng ham đọc văn chương Trung Quốc[4]. Sau khi mất, ông được chôn cấtHà Nội Ki Trường Trung Vĩ lăng (河内磯長中尾陵), nay ở thị trấn Taishi, quận Minami Kawachi, phủ Osaka.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai thứ hai của Khâm Minh Thiên hoàng, mẹ là Hoàng hậu Thạch Cơ hoàng nữ (石姬皇女; いしひめのひめみこ), con gái Tuyên Hóa Thiên hoàngTachibana no Nakatsu.

Theo các sách Nhật Bản Thư KỷNgu Quản Sao, Mẫn Đạt Thiên hoàng có 4 phi tử và 16 người con, 6 hoàng tử và 10 hoàng nữ.[5]

Hoàng hậu đầu tiên của Bidatsu là Quảng Cơ (廣姬), qua đời trong năm thứ 5 dưới triều đại của ông. Để thay thế, ông lựa một trong các thứ phi của ông là Ngạch Điền Bộ hoàng nữ (額田部皇女), phong làm Hoàng hậu. Ngạch Điền Bộ hoàng nữ vốn là con gái thứ của Khâm Minh Thiên hoàng, theo vai vế là em cùng cha khác mẹ của Mẫn Đạt Thiên hoàng. Sau đó, Hoàng nữ nối ngôi Hoàng hậu và ngày nay được gọi là Thôi Cổ Thiên hoàng.

Mặc dù có khá nhiều người con, nhưng không một ai trong số đó trở thành Thiên hoàng[6]. Sau khi ông mất, hai người em của ông là Dụng Minh Thiên hoàngSùng Tuấn Thiên hoàng kế vị.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản — Hoa cúc nở hoa cách điệu
  1. ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Kunaichō): 敏達天皇 (30)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, p. 46.
  3. ^ Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp. 262-263; Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp. 36-37., tr. 36, tại Google Books
  4. ^ George Sansom, Sir George Bailey Sansom, Japan: A Short Cultural History, trang 67
  5. ^ Brown, p. 262.
  6. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959) The Imperial House of Japan, p. 46.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Thiên hoàng Senka
Nhật hoàng:
Thiên hoàng Bidatsu

539-571
Kế nhiệm:
Thiên hoàng Yōmei
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
Crypto, tiền điện tử, có lẽ cũng được gọi là một thị trường tài chính. Xét về độ tuổi, crypto còn rất trẻ khi đặt cạnh thị trường truyền thống
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa