Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Hậu Đào Viên Thiên hoàng 後桃園天皇 Go-Momozono-tennō | |||
---|---|---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |||
Thiên hoàng thứ 118 của Nhật Bản | |||
Trị vì | 9 tháng 1 năm 1771 – 16 tháng 12 năm 1779 (8 năm, 341 ngày) | ||
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn | 10 tháng 6 năm 1771 (ngày lễ đăng quang) 24 tháng 12 năm 1771 (ngày lễ tạ ơn) | ||
Chinh di Đại Tướng quân | Tokugawa Ieharu | ||
Tiền nhiệm | Hậu Anh Đinh Thiên Hoàng | ||
Kế nhiệm | Thiên hoàng Kōkaku | ||
Thông tin chung | |||
Sinh | 5 tháng 8, 1758 | ||
Mất | 16 tháng 12, 1779 | (21 tuổi)||
An táng | Nguyệt Luân Lăng (Kyoto) | ||
Chính thất | Konoe Koreko | ||
Hậu duệ |
| ||
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản | ||
Thân phụ | Thiên hoàng Momozono | ||
Thân mẫu | Ichijō Tomiko | ||
Chữ ký |
Thiên hoàng Hậu Đào Viên (桃園天皇 (Hậu Đào Viên Thiên hoàng) Go-Momozono-tennō , 5 tháng 8, 1758 – 16 tháng 12, 1779)[1] là vị Thiên hoàng thứ 118 của Nhật Bản[2], theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống[3]. Ông cai trị từ ngày 23 tháng 5 năm 1771 đến khi mất ngày 16 tháng 12 năm 1779[4]. Ông được kế vị bởi người anh họ thứ hai, Thiên hoàng Kōkaku.
Thuỵ hiệu của vị Thiên hoàng thế kỉ XVIII này được đặt theo thuỵ hiệu của cha ông là Thiên hoàng Momozono và go- (後, hậu), và dịch theo nghĩa đen là "người sau;" và vì thế, ông có thể được gọi là "Hậu Đào Viên Thiên hoàng". Trong tiếng Nhật, từ "go" cũng mang nghĩa "người thứ hai", và trong một số sách cũ, vị Thiên hoàng này cũng được biết đến với cái tên "Đào Viên đệ nhị," hay "Đào Viên II".
Ông có tên thật là Hidehito (英仁; Anh Nhân)[5] hoặc Hanahito[6].
Ông là con trưởng của Thiên hoàng Momozono. Theo truyền thống, ông sống trong Hoàng tộc ở cung điện Heian.
Thân vương Hidehito lấy Công nương Konoe Koreko và đã hạ sinh 4 người con; trong đó 2 người con trai đã chết khi chưa ra đời và một con gái đã chết lúc 10 tháng tuổi[7]. Một người con của ông còn sống là Công chúa Yoshiko, về sau bà này lấy Thiên hoàng Kōkaku; một người con nuôi là Hoàng tử Morohito (sau là Thiên hoàng Kōkaku).
Năm 1768, Thân vương Hidehito được phong làm Thái tử kế vị[3].
Ngày 9 tháng 1 năm 1771, Thiên hoàng Go-Sakuramachi thoái vị để người cháu (gọi bà bằng cô mẫu) là Thân vương Hidehito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Momozono[1].
Triều đại Go-Momozono đánh dấu một loạt các thảm họa về hỏa hoạn, bão tố và dịch bệnh tại nước Nhật:
Ngày 16/12/1779, Thiên hoàng Go-Momozono mất. Năm sau, người con nuôi của ông lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Kōkaku.