Wikipedia:AutoWikiBrowser

AutoWikiBrowser
Thiết kế bởiBluemoose (đã nghỉ)
Phát triển bởi
Kho mã nguồn
Viết bằngC#
Hệ điều hànhWindows Vista trở lên
Nền tảng.NET Framework
Ngôn ngữ có sẵnTiếng Anh
Thể loạiCông cụ Wikipedia
Giấy phépGPL v2
Websitesourceforge.net/projects/autowikibrowser/

AutoWikiBrowser (thường gọi tắt là AWB) là một chương trình biên tập bán tự động của MediaWiki chạy trên Microsoft Windows được thiết kế giúp người sử dụng thực hiện các tác vụ nhanh và dễ dàng hơn. Về cơ bản nó là một trình duyệt tạo một trang mới tự động sau đó thì lưu lại. Khi thực hiện tác vụ đó chương trình đòi hỏi một số thay đổi (đặc biệt là định dạng) nhìn chung là thay đổi tức thì.

Hiện tại, AWB có thể tạo ra một danh sách các trang từ một hoặc nhiều thể loại, "liên kết đến đây" ("what links here"), các liên kết wiki trên một trang, tập tin chữ, tìm kiếm Google, danh sách theo dõi của thành viên, hoặc đóng góp của thành viên. AWB cũng làm việc với một chương trình tích hợp cho phép chép dữ liệu Wikipedia về máy dạng "database dumps". Hộp sửa đổi của AWB hỗ trợ Text Services Framework của Microsoft cho các ứng dụng nhận dạng giọng nói và viết chữ trên màn hình.

Các nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Kiểm tra mỗi sửa đổi trước khi lưu lại. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những câu chữ mà bạn sửa.
  2. Không sửa đổi quá nhanh; bạn nên tạo một tài khoản bot nếu bạn cần thực hiện các tác vụ thường xuyên và với tốc độ vài sửa đổi trong 1 phút.
  3. Không thực hiện bất cứ sửa đổi gây tranh cãi bằng công cụ này. Nếu trong trường hợp bạn cho rằng đó là nội dung có thể gây tranh cãi thì hãy thảo luận trước khi thực hiện.
  4. Tránh thực hiện các sửa đổi không quan trọng như chỉ là thêm hoặc loại bỏ các khoảng trắng giữa các từ, gỡ các bản mẫu sơ khai, hoặc chuyển đổi mã HTML sang Unicode, loại bỏ gạch dưới liên kết giữa 2 từ, bỏ qua một trang chuyển hướng, hoặc các tác vụ tương tự. Lý do là các tác vụ như vậy sẽ làm lãng phí tài nguyên và làm tràn danh sách theo dõi. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ (như thay đổi metadata hoặc xếp thể loại các trang), một sửa đổi mà không có tác dụng đáng chú ý ảnh hưởng đến các trang (rendered page) thường xem là một sửa đổi không đáng kể. Trong trường hợp các biên tập viên khác không đồng tình với các sửa đổi như vậy thì có thể giải quyết trên sự đồng thuận trước khi tiến hành các sửa đổi tiếp theo.
  5. Tuân thủ tất cả hướng dẫn, chính sách và các quy tắc thông thường của Wikipedia.
  6. Các nguyên lý "táo bạo" không thể là lý do để thực hiện hàng loạt sửa đổi.
Việc thực hiện không đúng theo những quy tắc này có tính chất lặp đi lặp lại mà bỏ qua cảnh cáo bạn sẽ bị tước quyền sử dụng nó.

Sử dụng phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

(1) Cấp quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Thêm tên của bạn vào trang yêu cầu cấp quyền nếu bạn muốn sử dụng công cụ này. Vì lí do an toàn, chỉ những thành viên đã được chấp thuận (xem check page) mới có thể sử dụng AutoWikiBrowser trên Wikipedia tiếng Việt.

Mọi người đều có thể đăng kí sử dụng, tuy nhiên thành viên phải có hơn 250 sửa đổi thủ công trên không gian tên chính hoặc 500 sửa đổi trên không gian tên chính mới được cấp quyền. Bạn có thể không được thông báo khi bạn được cấp quyền sử dụng AWB, nên hãy theo dõi trang này để biết khi nào bạn có thể sử dụng công cụ. Các bảo quản viên có thể sử dụng công cụ này mà không cần phải đăng ký.

Nếu bạn chỉ cần sử dụng tính năng "Make list" hoặc "List comparer" thì bạn không cần phải đăng ký. Các tính năng này không hỏi tên tài khoản và không kiểm tra quyền sử dụng của bạn.

(2) Tải phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có thể tải phần mềm tại đây hoặc có thể tải hình ảnh về các tính năng mới nhất tại đây. AWB sau khi tải về ở định dạng zip và cần phải giải nén trong một thư mục mới, sau đó thì chạy chương trình, ví dụ như tạo một icon trên desktop cho tiện sử dụng. AWB không cần phải cài đặt và chỉ chạy trực tiếp từ tập tin: AutoWikiBrowser.exe.

Nếu bạn muốn sử dụng phiên bản SVN mới nhất, xem ở đây.

AutoWikiBrowser đòi hỏi chạy trên Microsoft Windows 2000/XP hoặc phiên bản mới hơn (Unicode không hoạt động tốt trên Windows 98/Me). Ngoài ra, chương trình này còn đòi hỏi phiên bản 2 của .NET Framework (thành viên sử dụng Windows 2000 và Windows XP phải tải .NET Framework; tuy nhiên trong Windows VistaWindows 7 đã có sẵn chương trình Net này).

Nếu chương trình không hoạt động có thể bạn đã thực hiện không đúng thao tác hoặc chưa cài đúng .NET Framework.

(3) Bắt đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý: Sau khi cài đặt xong, phần mềm mặc định hiểu site nó đang hoạt động là [en].wikipedia nên cần phải đổi tham số khai báo này. Trong menu Options, chọn Preferences --> chọn tab Site. Trong mục Language:, đổi [en]--> [vi].

  1. Chọn "Make from Category" sau đó nhập tên thể loại vào - bạn có thể gõ tiếng Việt.
  2. Click "Make list" để tải danh sách các bài trong thể loại.
  3. Thiết lập các lựa chọn (options), như "find and replace", "edit summary", vv.
  4. Click "Start!", chương trình sẽ tải các trang, thực hiện bất kỳ sửa đổi nào một cách tự động và sau đó di chuyển đến "diff" để so sánh các sửa đổi.
  5. Bất kỳ thay đổi trong trang sẽ hiện lên trong "Edit box" ở góc dưới bên phải, sau đó bạn chọn "Save" (lưu) hay "Skip / Ignore" (bỏ qua) để xử lý trang tiếp theo.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Đây là câu chuyện của một lớp người của cỡ 500 năm trước, nối tiếp câu chuyện “Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine”
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Đủ 10 thanh thì được thành tựu "Muôn Hoa Đua Nở Nơi Mục Rữa"