Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: "Quyền biến mất" nghĩa là thành viên mong muốn rời khỏi Wikipedia vĩnh viễn có thể yêu cầu đổi tên tài khoản; xóa hoặc tẩy trống trang thành viên; hoặc xóa hay tẩy trống thảo luận liên quan. Nó không bao gồm việc xóa đóng góp của người dùng, và thường không bao gồm việc xóa trang thảo luận thành viên. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Cách thông thường và đơn giản nhất để rời khỏi Wikipedia chính là ngừng sửa đổi và "bỏ phế" tài khoản. Quyền biến mất (courtesy vanishing) có thể được thực thi khi người dùng không có nhu cầu quay trở lại nữa và mong muốn giữ kín các đóng góp vì một lý do nào đó, hoặc ẩn đi mối quan hệ với các sửa đổi đó. Khi thành viên rời bỏ vĩnh viễn, tên tài khoản sẽ được thay đổi; trang thành viên bị tẩy trống hoặc xóa; các trang khác có liên quan đến quyết định của thành viên có thể bị xóa, tẩy trống, hoặc di chuyển. Đóng góp, nhật trình, chữ ký và bản mẫu thành viên (ví dụ như bản mẫu liên quan đến lệnh cấm), cũng như trang thảo luận thành viên thường không bị xóa.
Quyền biến mất là tùy ý và có thể bị từ chối. Nó không phải là tạm thời. Nó không phải là cách để trốn tránh sự giám sát hoặc xử lý theo quy định. Nó không giống như làm lại từ đầu và không đảm bảo quyền ẩn danh. Bất kỳ trang nào bị xóa đều có thể được xem xét phục hồi qua thảo luận cộng đồng. Nếu thành viên quay lại, quy trình "biến mất" sẽ được đảo ngược hoàn toàn, các tài khoản cũ và mới được liên kết với nhau, và mọi lệnh cấm hoặc hạn chế đối với thành viên được nối lại.
Do tất cả đóng góp trên Wikipedia được xuất bản theo Giấy phép CC BY-SA 4.0 và GFDL và đều phải được ghi công thành viên, nên bạn không thể xóa tài khoản.
"Biến mất" thường bao gồm những điều sau:
Trước tiên, hãy suy nghĩ xem bạn có thực sự muốn biến mất khỏi Wikipedia hay không, và liệu nghỉ việc hoặc làm lại từ đầu có phải lựa chọn phù hợp hơn hay không. Biến mất là phuơng sách cuối cùng và chỉ nên được áp dụng nếu bạn muốn ngừng sửa đổi vĩnh viễn và ẩn đi mối quan hệ với các sửa đổi mà mình từng thực hiện.
Nếu bạn quyết định "biến mất", bạn có thể tẩy trống hoặc đặt bản mẫu {{Db-tv1}}
ở đầu trang muốn xóa trong không gian thành viên, để bảo quản viên thực hiện xóa trang giúp bạn. Đừng tạo một trang mới chỉ để yêu cầu thực hiện xóa. Hoặc bạn cũng có thể thay trang thành viên của mình bằng bản mẫu {{Đã nghỉ việc}}
. Lưu ý rằng trang thảo luận thành viên thường sẽ không bị xóa trừ những trường hợp hiếm gặp (xem dưới đây).
Nếu bạn mong muốn tận dụng quyền biến mất, bạn có thể yêu cầu bằng một trong các cách sau:
Tại Wikipedia tiếng Việt có một trang yêu cầu đổi tên người dùng, nhưng điều đó không được khuyến khích do sẽ có một bản lưu yêu cầu biến mất của bạn được công khai.
Nếu có thắc mắc liên quan đến quyền biến mất, bạn có thể liên hệ kiểm định viên, giám sát viên hoặc thành viên Ủy ban Trọng tài để được hỗ trợ.
Cuối cùng, hãy xem xét những việc sau:
Dù trang thành viên và các trang con của nó có thể bị xóa, việc xóa trang thảo luận thành viên luôn luôn gây tranh cãi, và được xem là trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Đó là vì trang thảo luận thành viên, không giống như các trang thành viên, phần lớn được các thành viên khác sửa đổi. Bảo quản viên không nên xóa nhanh trang thảo luận thành viên. Người dùng có mong muốn xóa trang thảo luận cá nhân cần tham khảo ý kiến kiểm định viên, giám sát viên hoặc Ủy ban Trọng tài. Đồng thuận của cộng đồng cho rằng trang thảo luận thành viên chỉ được xóa khi có lý do thuyết phục—liên quan đến vấn đề riêng tư nghiêm trọng và nguy cơ gây hại trong thế giới thực. Ngược lại, trang thảo luận thành viên cần được xóa thông qua biểu quyết. Mọi biểu quyết xóa đều có thể được xem xét lại tại Biểu quyết phục hồi trang. Trang thảo luận thành viên không nên chuyển thành trang con thành viên để tạo điều kiện xóa.