Wikipedia:Quy định cấm chỉ

Cấm chỉ (ban) là sự thu hồi chính thức quyền sửa đổi một hoặc nhiều trang ở Wikipedia. Mặc dù phạm vi áp dụng có thể mở rộng trên toàn dự án, lệnh cấm chỉ Wikipedia thường được giới hạn trong một bài viết hoặc một chủ đề. Cấm chỉ có thể được áp dụng trong một thời hạn nhất định hoặc vô thời hạn.

Thông thường, việc một thành viên bị cấm chỉ là một kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp.

Không nên nhầm lẫn cấm chỉ với cấm (block). Cấm là một cơ chế chuyên dùng để ngăn chặn một tài khoản hoặc địa chỉ IP không được tham gia chỉnh sửa Wikipedia. Tuy cấm là cơ chế để thực thi việc cấm chỉ ở mức độ cao hơn, tác vụ cấm thường được sử dụng để đối phó với phá hoại, sửa đổi gây hạibút chiến. Bản thân một lệnh cấm chỉ không vô hiệu hóa khả năng chỉnh sửa của thành viên ở bất kỳ trang nào. Tuy nhiên, thành viên vi phạm lệnh cấm chỉ có thể bị khoá tài khoản hoàn toàn, như một biện pháp để thực thi lệnh cấm chỉ ở mức độ cao hơn.

Các loại cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấm chỉ hoàn toàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ các trường hợp được chỉ rõ, lệnh cấm chỉ thường là một lệnh cấm chỉ hoàn toàn (site ban). Một thành viên bị cấm chỉ hoàn toàn không được thực hiện bất kỳ chỉnh sửa ở bất cứ nơi nào tại Wikipedia, thông qua tài khoản bất kỳ hoặc dưới dạng IP, trong mọi trường hợp. Ngoại lệ duy nhất là thành viên đó dùng quyền truy cập trang thảo luận thành viên của mình kháng cáo theo quy định dưới đây.

Cấm chỉ bài viết và trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc cấm chỉ bài viết nhằm ngăn cản một thành viên khỏi việc sửa đổi một bài viết hay một loạt bài viết đặc biệt. Nội dung lệnh cấm chỉ nên nêu rõ có bao gồm trang thảo luận của bài viết hay không. Thành viên là đối tượng của lệnh cấm chỉ bài viết được tự do sửa đổi những trang khác có liên quan hoặc thảo luận về đề tài đó ở những nơi khác tại Wikipedia.

Khi từ "trang" được sử dụng trong lệnh cấm chỉ, điều này có nghĩa là bất kỳ trang nào trên Wikipedia. Từ "bài viết" thường chỉ đề cập đến các trang thuộc không gian chính. Nếu bất kỳ trang liên quan nào khác (như trang trang thảo luận) cũng bị cấm chỉ, thường điều này sẽ được nêu rõ.

Cấm chỉ chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của việc cấm chỉ chủ đề là ngăn một thành viên thực hiện những sửa đổi liên quan đến một khu vực chủ đề nhất định, nơi những đóng góp của họ đã gây hại về mặt nào đó, nhưng cho phép họ có thể chỉnh sửa những trang còn lại của Wikipedia. Trừ trường hợp được quy định rõ ràng, một lệnh cấm chỉ chủ đề bao gồm tất cả các trang (không chỉ bài viết) có quan hệ chung với chủ đề, cũng như các phần của những các trang khác có liên quan đến chủ đề. Ví dụ, nếu một thành viên bị cấm chỉ khỏi chủ đề "thời tiết", họ không chỉ không được quyền chỉnh sửa bài Thời tiết, mà còn tất cả mọi thứ liên quan đến thời tiết, chẳng hạn như:

  • Các bài viết liên quan đến thời tiết như giómưa, bao gồm cả trang thảo luận;
  • Các trang liên quan đến dự án, như Dự án khí tượng học;
  • Các phần liên quan đến thời tiết của những trang khác, thậm chí nếu toàn trang đó chỉ có một ít liên quan hoặc chẳng liên quan gì đến thời tiết: ví dụ như đề mục mang tên "Khí hậu" trong bài New York, cũng nằm trong lệnh cấm chủ đề, tuy nhiên các phần còn lại của bài viết thì không;
  • Thảo luận hay đề xuất về các chủ đề liên quan đến thời tiết ở bất cứ nơi nào trên Wikipedia (bao gồm thanh tóm lược sửa đổi), ví dụ một bài được biểu quyết xoá liên quan đến một nhà khí tượng học.

Cấm chỉ tương tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của lệnh cấm chỉ tương tác là để ngăn chặn tranh chấp giữa các thành viên. Cấm chỉ tương tác một chiều sẽ ngăn người dùng này tương tác với người dùng kia. Cấm chỉ tương tác hai chiều sẽ ngăn cả hai bên không được tương tác với nhau. Mặc dù các thành viên bị cấm chỉ được phép chỉnh sửa cùng một trang hoặc tham gia cùng một cuộc thảo luận miễn là họ tránh nhau, họ không được phép tương tác với nhau. Các thành viên bị cấm tương tác không được phép:

  • Chỉnh sửa trang thành viên và trang thảo luận của nhau
  • Trả lời nhau trong các cuộc thảo luận;
  • Nhắc hoặc trả lời bình luận của nhau ở bất cứ trang nào tại Wikipedia, dù trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Lùi sửa đổi của nhau ở bất cứ trang nào, cho dù dùng chức năng lùi sửa hoặc sửa đổi thủ công;
  • Sử dụng tiện ích cảm ơn để phản hồi các chỉnh sửa của hai bên.

Cấm chỉ tương tác hai chiều thường là một giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu để ngăn tranh chấp trở nên căng thẳng hơn hoặc tạo nhiều đổ vỡ hơn.

Ngoại lệ đối với cấm chỉ có thời hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ khi có chỉ định khác được nêu ra, lệnh cấm chỉ bài, trang, chủ đề hoặc cấm chỉ tương tác không áp dụng cho những điều sau:

  • Lùi sửa hành vi phá hoại rõ ràng (chẳng hạn như nội dung trang được thay thế bằng những lời tục tĩu) hoặc những vi phạm rõ ràng đối với quy định về tiểu sử người đang sống. Khi nói "hiển nhiên" – nghĩa là đề cập đến những trường hợp mà không một người biết lý lẽ nào có thể phản đối.

Tham gia vào việc giải quyết tranh chấp chính đáng và cần thiết, ví dụ như giải quyết mối quan tâm chính đáng về lệnh cấm chỉ tại một nơi thảo luận thích hợp. Những ví dụ bao gồm:

  • Yêu cầu bảo quản viên thực hiện hành động chống lại hành vi vi phạm lệnh cấm chỉ tương tác của người dùng khác (nhưng thường là đề cập không quá một lần, và chỉ đề cập đến vấn đề vi phạm)
  • Yêu cầu làm rõ phạm vi cấm chỉ
  • Kháng cáo lệnh cấm chỉ

Với tư cách là người dùng bị cấm chỉ, nếu bạn cho rằng việc sửa đổi của bạn không bị cấm theo các quy định này, bạn nên giải thích lý do tại sao lại như vậy tại thời điểm chỉnh sửa, chẳng hạn như trong phần tóm lược sửa đổi. Khi không chắc thì đừng thực hiện chỉnh sửa. Thay vào đó, hãy tham gia vào việc giải quyết tranh chấp hoặc hỏi bất cứ ai đã áp đặt lệnh cấm chỉ để làm rõ.

Quyết định cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Danh sách thành viên bị cấm chỉ. Lưu ý rằng nếu tên thành viên không có mặt trong danh sách này không có nghĩa là thành viên đó không bị cấm chỉ.

Quyết định cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyết định cấm chỉ một thành viên có thể được đưa ra bởi các nhóm hoặc cá nhân sau:

  1. Cộng đồng Wikipedia có thể quyết định cấm chỉ dựa trên đồng thuận. Thảo luận cấm chỉ đưa ra từ phía cộng đồng thường diễn ra tại trang tin nhắn cho bảo quản viên hay một trang con trích ra từ đó.
  2. Ủy ban Trọng tài có thể sử dụng lệnh cấm chỉ như một giải pháp, thường là theo yêu cầu trọng tài
  3. Ủy ban Trọng tài có thể ủy thác quyền cấm chỉ một thành viên, chẳng hạn như ủy quyền cho các bảo quản viên tùy nghi xử lý ở một số chủ đề nhất định, có thể thực thi bởi bất cứ bảo quản viên nào không liên quan.
  4. Jimmy Wales giữ quyền cấm chỉ thành viên.
  5. Bảo quản viên bất kỳ có thể đặt điều kiện bỏ cấm (chẳng hạn như cấm sửa Wikipedia, sửa chủ đề và cấm tương tác) nhưng phải có được sự đồng ý của người dùng bị cấm (với các điều kiện đó)
  6. Wikimedia Foundation có quyền cấm chỉ thành viên (xem quy định cấm chỉ toàn cục của WMF), mặc dù tổ chức này hiếm khi thực hiện quyền này trên một dự án Wikipedia riêng lẻ.
  7. Người dùng có thể bị cấm chỉ toàn cục, không được chỉnh sửa Wikipedia và toàn bộ các dự án Wikimedia khác theo quyết định của cộng đồng Wikimedia mở rộng hoặc của Wikimedia Foundation. Nếu là theo quyết định từ cộng đồng Wikimedia mở rộng, thành viên Wikipedia sẽ được mời tham gia vào một cuộc thảo luận tại Meta-Wiki liên quan đến việc cấm người dùng đang bị phản ánh.

Do cơ chế Wikipedia tiếng Việt không có Ủy ban Trọng tài nên các vấn đề liên quan đến Ủy ban nếu có sẽ do các bảo quản viên đảm nhiệm.

Cấm chỉ bởi cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng có thể dùng phương pháp đồng thuận để áp đặt các hình thức trừng phạt khác nhau đối với các thành viên:

  • Nếu một thành viên được chứng minh là liên tục gây rối tại một hoặc nhiều nơi ở Wikipedia, cộng đồng có thể tham gia thảo luận để áp đặt lệnh cấm chỉ chủ đề, cấm chỉ tương tác, cấm chỉ sửa Wikipedia hoặc các phương thức hạn chế sửa đổi khác (có thể cấm có thời hạn hoặc vô thời hạn) thông qua sự đồng thuận của các thành viên không liên quan đến tranh chấp.
  • Trong một số trường hợp, cộng đồng có thể xem xét lại án cấm hoặc xem xét yêu cầu bỏ cấm của thành viên. Các thành viên không tham gia tranh chấp có thể đi đến đồng thuận để xác nhận lệnh cấm đó là biện pháp trừng phạt do cộng đồng đề ra.
  • Thành viên vẫn bị cấm vô thời hạn sau khi được cộng đồng xem xét lại được coi là "bị cấm chỉ bởi cộng đồng".

Các biện pháp trừng phạt cộng đồng có thể được thảo luận tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Các cuộc thảo luận có thể được tổ chức thông qua một bản mẫu để phân biệt các nhận xét của các thành viên có liên quan và không liên quan, đồng thời cho phép thành viên đang bị khiếu nại có thể giải trình. Thảo luận về hình thức xử phạt phải kéo dài ít nhất 24 giờ trước khi bất kỳ hình thức xử lý nào được thực thi để có thời gian lấy ý kiến từ nhiều thành viên trong cộng đồng. Đối với cấm chỉ sửa đổi Wikipedia, cuộc thảo luận phải kéo dài ít nhất 72 giờ trừ trường hợp có ít phản đối và kết quả rõ ràng sau 24 giờ. Nếu cuộc thảo luận dường như đã đạt được sự đồng thuận về một hình thức xử phạt cụ thể, một bảo quản viên không liên quan đến vụ việc sẽ đóng thảo luận, thông báo cho đối tượng và thực hiện lệnh cấm đã đề ra. Nếu một lệnh cấm được nâng lên thành hình thức trừng phạt từ cộng đồng, vui lòng dẫn kèm thêm một liên kết đến cuộc thảo luận đó và ghi chú chi tiết trong nhật trình cấm.

Cấm chỉ do lách lệnh cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên bị Kiểm định viên xác nhận đã tham gia sử dụng rối ít nhất hai lần sau một lệnh cấm còn hiệu lực, vì bất kỳ lý do gì, đều lập tức được xem là bị cấm chỉ sửa đổi Wikipedia bởi cộng đồng. Quá trình kiểm định của Kiểm định viên phải được ghi lại tại Wikipedia trước khi thành viên bị kết án. Thành viên bị cấm chỉ theo cách này phải tuân theo các điều kiện bỏ cấm chỉ giống như người dùng bị cấm chỉ theo đồng thuận từ phía cộng đồng.

Bảo quản viên thường sẽ gắn thẻ trang thành viên của khoản chính bằng {{sockpuppeteer|checked=yes|banned}}. Nếu người dùng có nhiều đóng góp thiện chí đáng kể trước khi bị cấm chỉ, một thông báo nên được đặt tại trang Tin nhắn cho bảo quản viên để thông báo với cộng đồng về lệnh cấm chỉ.

Tái phạm có thể dẫn đến cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên bị cấm vì những hành vi không phù hợp được mong đợi sẽ không lặp lại những hành vi đó nếu họ vẫn muốn tiếp tục tham gia vào dự án. Nếu họ không làm như vậy có thể dẫn đến việc bị áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn.[1]

Thời hạn cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấm chỉ không phải là một biện pháp ngắn hạn. Đôi khi lệnh cấm chỉ có thể kéo dài vài tháng. Thông thường là vô hạn, bởi đây quyết định rằng thành viên bị cấm chỉ không được chỉnh sửa hoặc tham gia vào các vấn đề cụ thể của dự án.

Xem xét và bỏ cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể yêu cầu kháng nghị cấm chỉ do cộng đồng áp đặt lên cộng đồng hoặc lên Ủy ban trọng tài khi có những nghi vấn nghiêm trọng về tính hợp lệ của cuộc thảo luận về án cấm chỉ hoặc kết luận của nó.

  • Các biên tập viên bị cấm chỉ ở một khu vực chủ đề hoặc một số trang nhất định nhưng vẫn có thể chỉnh sửa những trang khác: có thể kháng nghị (và tham gia thảo luận kháng nghị) tại Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc nếu có nghi vấn nghiêm trọng về tính hợp lệ của cuộc thảo luận cấm chỉ bằng cách gửi yêu cầu vụ việc .
  • Các biên tập viên không thể chỉnh sửa bất kỳ trang nào trừ trang thảo luận của họ có thể:
  • Đăng kháng nghị bằng bản mẫu {{bỏ cấm}} hoặc phát biểu tại trang thảo luận.
  • Khi có những nghi vấn nghiêm trọng về tính hợp lệ của cuộc thảo luận về án cấm chỉ hoặc kết luận của nó, hãy kháng nghị bằng email tới Ủy ban Trọng tài. Khiếu nại qua email phải nêu rõ tên người dùng Wikipedia của thành viên bị cấm và bất kỳ tên người dùng nào khác mà người đó đã sử dụng để chỉnh sửa Wikipedia trong hai năm qua. (Sử dụng tính năng email của Wikipedia để gửi email cho Ủy ban Trọng tài sẽ tự động tiết lộ tài khoản gửi email). Kháng nghị phải giải thích rõ ràng nhưng ngắn gọn những lý do mà thành viên đó cảm thấy án cấm chỉ nên được lật lại, ví dụ như những bài học mà thành viên này đã rút ra kể từ khi bị cấm hoặc cấm chỉ, trong tương lai họ sẽ hành xử khác như thế nào nếu họ được phép tiếp tục chỉnh sửa, hoặc là tại sao họ tin rằng án cấm chỉ này là không công bằng. Thành viên này cũng nên đính kèm các liên kết đến bất kỳ cuộc thảo luận nào có liên quan trên wiki và bất kỳ thông tin cần thiết nào khác để làm cơ sở kháng nghị.
  • Trong một số trường hợp, một thành viên bị cấm có thể được bỏ cấm chỉ với mục đích gửi đơn kháng cáo. Trong những trường hợp như vậy, việc chỉnh sửa bất kỳ trang nào không liên quan hoặc có hành động gì khác sẽ là cơ sở để bị cấm lại ngay lập tức.

Các thành viên bị Ủy ban trọng tài cấm chỉ phải kháng nghị lên Ủy ban.

Lách cấm và thực thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp của Wikipedia nhằm thực thi cấm chỉ là tổng hợp cân bằng những yếu tố sau:

  • Tối đa hóa chất lượng của bách khoa toàn thư.
  • Tránh phiền phức hoặc làm trầm trọng thêm bất kỳ nạn nhân nào bị nhận diện nhầm.
  • Tăng tối đa số thành viên có thể biên tập Wikipedia.
  • Tránh mâu thuẫn trong cộng đồng liên quan tới các thành viên bị cấm chỉ.
  • Ngăn các thành viên bị cấm chỉ tham gia chỉnh sửa Wikipedia hoặc khu vực liên quan tới lệnh cấm.

Tất cả thành viên được mong đợi rằng họ phải tôn trọng việc thi hành quy định bằng cách không phá hoại ngầm hoặc công khai.

Cấm chỉ thành viên áp dụng cho mọi sửa đổi, dù tốt hay xấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên bị cấm sửa đổi trên toàn dự án chỉ khi đó là giải pháp cuối cùng, thường là đối với các vấn đề nghiêm trọng hoặc rất dai dẳng chưa thể giải quyết bằng các biện pháp trừng phạt nhẹ hơn. Điều đó thường dẫn đến sửa đổi gây hại hoặc gây căng thẳng đáng kể cho các thành viên khác. Một quyết định cấm chỉ toàn dự án không chỉ đơn thuần là một yêu cầu tránh sửa đổi "trừ khi họ biết cách cư xử". Biện pháp cấm chỉ toàn dự án có nghĩa là ngay cả khi thành viên đó thực hiện các sửa đổi tốt, việc cho phép họ tái gia nhập cộng đồng có thể đặt ra những nguy cơ gây hại, phát sinh các vấn đề hoặc tác hại đến mức tốt hơn là họ không nên được phép sửa đổi gì cả, ngay cả khi các sửa đổi của họ có vẻ hữu ích.[2]

Một số thành viên bị cấm chỉ đã sử dụng chiến thuật "sửa đổi có ích" (chẳng hạn như chống phá hoại) để thử chơi trò luẩn quẩn với hệ thống cấm chỉ, cố "chứng tỏ" rằng họ không thể bị cấm chỉ hoặc ép những thành viên khác rơi vào nghịch lý của việc: hoặc là chấp nhận giữ các sửa đổi của thành viên đang bị cấm chỉ, hoặc là xóa bỏ đi dù nó chứa nội dung hữu ích. Ngay cả khi những thành viên này chỉ thực hiện các sửa đổi hữu ích, họ sẽ bị tái cấm chỉ vì lách cấm.[3]

Trong những trường hợp rất hiếm, thành viên bị cấm chỉ có thể yêu cầu một ngoại lệ giới hạn, ví dụ như để tham gia vào một cuộc thảo luận cụ thể.[4]

Nếu thành viên đang bị cấm chỉ giới hạn có bất kỳ nghi vấn nào về việc lệnh cấm chỉ này có ngăn những loại sửa đổi cụ thể nào hay không, thành viên bị cấm chỉ nên giả định rằng điều đó không nên làm, trừ khi bất kỳ ai đã áp đặt lệnh cấm nói rõ là có thể làm. Nếu không tìm cách làm rõ trước khi thực hiện sửa đổi, thành viên bị cấm chỉ sẽ đối diện với rủi ro rằng một bảo quản viên có thể có cái nhìn thoáng hơn về phạm vi của lệnh cấm và thực thi lệnh cấm hoặc biện pháp trừng phạt khác.

Trong trường hợp bị cấm chỉ trên toàn bộ dự án, tài khoản chính của bất kỳ thành viên bị cấm chỉ nào đều có thể bị cấm hoàn toàn trong thời gian bị cấm chỉ.

Nếu biên tập viên bị cấm chỉ tạo các tài khoản con rối để trốn tránh lệnh cấm chỉ, các tài khoản này thường cũng sẽ bị cấm. Khi việc trốn tránh là một vấn đề, nếu thành viên bị cấm chỉ dùng địa chỉ IP tĩnh thì địa chỉ này cũng có thể bị chặn trong thời gian đó. Nếu một thành viên bị cấm chỉ lách cấm bằng từ địa chỉ IP động thì việc cấm ngắn hạn các IP này cũng có thể được áp dụng (không cấm dải cùng thời hạn với thời gian cấm chỉ).

Khôi phục lại lệnh cấm chỉ vì lách cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thông lệ, "khung thời gian cấm chỉ" sẽ được phục hồi từ đầu hoặc tăng tiến nếu một thành viên bị cấm chỉ cố gắng chỉnh sửa bất chấp lệnh cấm chỉ. Thông thường không cần trải qua xem xét một cách hình thức. Ví dụ, nếu ai đó bị cấm chỉ trong mười tháng, nhưng vào tháng thứ sáu họ cố thực hiện lách cấm, thì thời gian cấm có thể được đặt lại từ "còn bốn tháng" thành "còn mười tháng". Vì vậy, nếu thành viên đó không lách cấm một lần nữa, tổng thời hạn cuối cùng của người đó sẽ là 16 tháng. Việc lách cấm nhiều lần có thể bị xử phạt lâu hơn hoặc nặng hơn.

Nếu một biên tập viên đã bị cấm chỉ hoặc bị cấm cố gắng trốn tránh điều này bằng cách tạo một tài khoản mới, tài khoản này được gọi là hiện thân của tài khoản cũ. Đối với các hiện thân rõ ràng: tài khoản bị cấm và các đóng góp sẽ bị lùi sửa hoặc bị xóa, như đã trình bày ở trên. Xem tài khoản con rối để biết quy định xử lý các trường hợp không rõ ràng.

Sửa đổi liên quan đến thành viên bị cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bất kỳ ai cũng có thể tự do lùi sửa các sửa đổi do thành viên vi phạm lệnh cấm chỉ tạo ra mà không cần đưa ra bất kỳ lý do nào và không cần xét đến quy tắc ba lần hồi sửa. Điều này không có nghĩa là các sửa đổi phải được hoàn nguyên chỉ vì đó là sửa đổi của thành viên bị cấm chỉ (những sửa đổi rõ ràng là hữu ích, chẳng hạn như sửa lỗi chính tả hoặc lùi sửa phá hoại có thể giữ nguyên), nhưng trong các trường hợp nghi ngờ không rõ ràng thì nên lùi sửa.

Khi lùi sửa các sửa đổi, cần chú ý không khôi phục nội dung có thể vi phạm những quy định cốt lõi như trung lập, khả năng kiểm chứngtiểu sử người đang sống.

Các trang do thành viên bị cấm chỉ tạo ra bằng cách lách cấm, nếu các không có sửa đổi đáng kể của các thành viên khác, có thể xóa nhanh theo tiêu chí C5. Nếu có nhiều sửa đổi đáng kể của các thành viên thiện chí khác tham gia thì C5 sẽ không còn được áp dụng.

Thay mặt sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên Wikipedia không được phép đăng hoặc sửa đổi những nội dung có thể làm người khác liên tưởng đến thành viên bị cấm hoặc cấm chỉ, trừ khi họ có thể chứng minh rằng các sửa đổi này: hoặc có thể kiểm chứng được hoặc có ích họ phải có lý do độc lập để sửa đổi như vậy. Thành viên phục hồi những sửa đổi của thành viên bị cấm chỉ hoặc bị cấm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung đó.

Một số tài khoản mới mở có cách ứng xử giống với thành viên bị cấm chỉ hoặc bị cấm trong ngữ cảnh tương tự và dường như họ tham gia sửa đổi Wikipedia chỉ vì mục đích đó. Những tài khoản này là đối tượng của các biện pháp đã áp dụng cho thành viên mà họ đang bắt chước hành vi. Xem thêm các quy định về Tài khoản con rối và rối thịt.

Trang thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang thảo luận của thành viên bị cấm chỉ phải được cập nhật thông báo cấm chỉ kèm liên kết đến trang chứa quyết định cấm chỉ. Mục đích là thông báo quyết định cấm chỉ cho thành viên đã thực hiện sửa đổi sai phạm. Các thành viên bị cấm chỉ toàn dự án vô thời hạn có thể bị hạn chế sửa đổi trang thảo luận của cá nhân hoặc sử dụng email.

Biện pháp tăng cường

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành vi lách cấm nghiêm trọng đang diễn ra đôi khi được xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc bằng cách khiếu nại lạm dụng với nhà mạng mà thành viên lách cấm sử dụng.

Một số cân nhắc khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Cư xử với thành viên bị cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia hy vọng rằng những thành viên bị cấm chỉ sẽ rời khỏi Wikipedia hoặc tránh xa những khu vực bị họ ảnh hưởng với hy vọng rằng họ giữ được lòng tự trọng và nhân phẩm vẹn nguyên, cho dù là ra đi vĩnh viễn hoặc chỉ rời đi trong thời hạn bị cấm chỉ. Không chấp nhận hành vi chiếm ưu thế với thành viên bị cấm chỉ, dù là mỉa mai, trêu chọc hay các hình thức quấy rối khác.

Phạm vi của quyết định cấm chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia không có thẩm quyền tại Meta-Wiki, các dự án chị em Wikimedia hoặc các dự án Wikipedia ngôn ngữ khác. Do đó, quyết định cấm chỉ không tác động tới những dự án này.

Khác biệt giữa cấm chỉ và cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khác biệt cơ bản là: cấm chỉ là một quyết định mang tính xã hội về quyền sửa đổi, trong khi đó, cấm là một thiết lập áp đặt về mặt kỹ thuật.

Phần mềm Mediawiki cho phép khả năng cấm chỉnh sửa các trang riêng lẻ, gọi là 'cấm một phần', và đôi khi điều này được dùng làm phương tiện hỗ trợ thi hành một quyết định cấm chỉ cụ thể. Tuy nhiên, các quyết định cấm chỉ chủ đề hoặc cấm chỉ tương tác vẫn yêu cầu phải có sự đánh giá của con người để có thể thi hành. Có thể thực hiện thao tác 'cấm một phần' để hỗ trợ một quyết định cấm chỉ chủ đề hoặc cấm chỉ tương tác. Tuy nhiên, việc có thực hiện 'cấm một phần' hay không không giới hạn phạm vi của lệnh cấm chỉ. Phạm vi này được được định nghĩa bằng từ ngữ trong quyết định cấm chỉ chứ không xét đến việc thao tác 'cấm một phần' có được thực hiện hay không. Các thành viên bị cấm chỉ sửa đổi một số trang hoặc chủ đề cụ thể phải ngừng ngay việc chỉnh sửa các trang hoặc chủ đề này. Nếu không, một tác vụ cấm được sử dụng để thực thi lệnh cấm chỉ. Tác vụ cấm này là cần thiết để ngăn họ chỉnh sửa toàn bộ dự án, nhưng họ vẫn có thể truy cập dự án và vẫn là thành viên của cộng đồng.

Một thành viên bị "cấm chỉ hoàn toàn" là người đã bị loại hoàn toàn ra khỏi dự án. Trong thời gian bị cấm chỉ, mọi sửa đổi của họ có thể bị hủy bỏ, tuy nhiên những hành vi tấn công cá nhân đối với họ là điều không thể chấp nhận được.

  Cấm
(bao gồm "cấm vĩnh viễn")
Cấm chỉ trang/đề tài Cấm chỉ hoàn toàn
Vẫn là thành viên của cộng đồng? Có, mặc dù hiện tại không thể thực hiện sửa đổi Không
Được phép chỉnh sửa trang thảo luận cá nhân? Thường là được phép trừ khi bị lạm dụng. Thường là không được phép
Quyết định cấm chỉ/cấm Có thể thực thi bởi một bảo quản viên không liên quan Có thể thực thi bởi Ủy ban Trọng tài, Jimbo Wales, tổ chức Wikimedia Foundation (hoặc những thành viên không liên quan được một trong những người này ủy quyền đặc biệt) hoặc theo đồng thuận của cộng đồng.
Nội dung tạo ra trong thời gian bị cấm hoặc cấm chỉ
(do thành viên hay một vài người nào đó sửa thay cho họ)
Sửa đổi do thành viên bị cấm chỉ hoặc thành viên khác thay mặt họ thực hiện có thể bị lùi sửa miễn thắc mắc (các ngoại lệ). Mọi trang do thành viên bị cấm chỉ tạo ra, với điều kiện thành viên này là người đóng góp đáng kể duy nhất, có thể bị xoá nhanh theo XN#C5. Sửa đổi do thành viên bị cấm chỉ hoặc thành viên khác thay mặt họ thực hiện có nội dung rõ ràng liên quan đến chủ đề bị cấm chỉ có thể bị lùi lại miễn thắc mắc (các ngoại lệ). Mọi trang do thành viên bị cấm chỉ tạo ra, với điều kiện thành viên này là người đóng góp đáng kể duy nhất, có thể bị xoá nhanh theo XN#C5. Sửa đổi do thành viên bị cấm chỉ hoặc thành viên khác thay mặt họ thực hiện có thể bị lùi sửa miễn thắc mắc (các ngoại lệ). Mọi trang do thành viên bị cấm chỉ tạo ra, với điều kiện thành viên này là người đóng góp đáng kể duy nhất, có thể bị xoá nhanh theo XN#C5.
  1. ^ http://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Arbitration/Requests/Case/Betacommand_3#Recidivism
  2. ^ Examples of use at Requests for Arbitration: - by Hersfold, by Newyorkbrad, by Vassyana (line 478+) (A ban is a ban. It's not uncommon for people to make "good" edits to create a soapbox for disputing their ban and/or thumbing their nose at the project. Let's not enable them).
  3. ^ For example this case.
  4. ^ For example this motion where a topic-banned editor was allowed to participate in Featured Content discussions of his (non-contentious) diagrams.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Cha Hae-In (차해인) là Thợ săn hạng S người Hàn Quốc và là Phó chủ tịch của Hội thợ săn.
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Từ thời xa xưa, con người đã cố gắng để tìm hiểu xem việc mặt trời bị che khuất nó có ảnh hưởng gì đến tương lai
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba