Wikipedia:Quyền truy cập của thành viên

Mức truy cập vào Wikipedia của một thành viên được xác định bằng những công cụ được trao cho thành viên của một nhóm người dùng.

Một thành viên bị cấm không cho sửa đổi sẽ không thể sửa đổi trang, dù họ thuộc bất kỳ nhóm nào, ngoại trừ sửa đổi tại trang thảo luận thành viên của chính họ.

Các nhóm thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên vô danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên chưa mở tài khoản hoặc chưa đăng nhập có thể sửa đổi những trang không bị khóa hoặc bán khóa và những trang tẩy bộ nhớ đệm. Họ phải trả lời một CAPTCHA nếu họ muốn thực hiện sửa đổi mà trong đó có thêm vào một hoặc nhiều liên kết ngoài.

Khi sửa trang, các thành viên không đăng ký sẽ nhìn thấy thông tin bên dưới xuất hiện:

Bạn hiện không đăng nhập. Sửa đổi theo cách này sẽ khiến cho địa chỉ IP của bạn bị ghi lại công khai. Nếu bạn đăng nhập hoặc tạo tài khoản, sửa đổi của bạn sẽ không hiển thị địa chỉ IP mà sẽ gán với tên thành viên của bạn, đồng thời nhận được nhiều lợi ích khác.

Xem thêm: Wikipedia:Tại sao nên tạo một tài khoản?

Thành viên mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các quyền trên, thành viên đã đăng nhập vào một tài khoản mới tạo chưa đến bốn ngày có thể tạo trang; gửi thư điện tử cho các thành viên khác nếu họ đã đăng ký một địa chỉ thư trong tùy chọn thành viên. Họ bắt buộc phải trả lời một CAPTCHA khi thêm một liên kết ngoài mới.

Thành viên tự động xác nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng Thành viên tự xác nhận
Biểu tượng Thành viên tự xác nhận

Thành viên tự động xác nhận (nhóm "autoconfirmed") là những thành viên Wikipedia đã có tài khoản và đã mở tài khoản từ 4 ngày trở lên và có từ 10 lần sửa đổi trở lên.

Bạn hiện không đăng nhập, vì vậy bạn không phải là thành viên tự xác nhậnTài khoản của bạn đã được xác nhậnchưa được xác nhận.

Các thành viên tự xác nhận, ngoài các quyền như thành viên mới, có thể thực hiện một số tác vụ như di chuyển trang, tải tập tin lên và sửa đổi trang bị hạn chế sửa đổi (bán khóa). Các thành viên tự xác nhận cũng không cần phải điền CAPTCHA khi thực hiện các sửa đổi.

Thành viên tự xác nhận có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên Wikipedia/Thành viên tự xác nhận}} Xem trang nhúng

Thành viên được xác nhận mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng xác nhận mở rộng
Biểu tượng xác nhận mở rộng
Bạn hiện không đăng nhập, vì vậy bạn không phải là thành viên được xác nhận mở rộngTài khoản của bạn đã được xác nhận mở rộngđã được xác nhận mở rộngchưa được xác nhận mở rộng.

Thành viên được xác nhận mở rộng (hay thành viên kỳ cựu được xác nhận) (nhóm 'extendedconfirmed') là những thành viên Wikipedia đã đăng nhập, thực hiện các sửa đổi trên không gian Wikipedia từ 30 ngày và có 500 sửa đổi trở lên. Nhóm người dùng này sẽ được cấp quyền tự động khi tài khoản đủ 30 ngày, 500 sửa đổi.

Nhóm người dùng này vẫn được phép sửa đổi các trang thông thường như các thành viên tự xác nhận nhưng được phép sửa các trang khóa 30/500. Thành viên có quyền xác nhận mở rộng cũng có thể sử dụng công cụ Dịch nội dung để dịch bài. Quyền này cũng được trao tự động cho bảo quản viên, điều phối viên và bot. Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/extendedconfirmed để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người dùng được xác nhận mở rộng có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên Wikipedia/Thành viên được xác nhận mở rộng}}
Thành viên này có quyền xác nhận mở rộng trên Wikipedia tiếng Việt. (xác minh)
Xem trang nhúng

Thành viên bảo trì

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều phối viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài những quyền trên, thành viên thuộc nhóm người dùng "điều phối viên" (nhóm 'eliminator') được tin cậy cho việc sử dụng một số công cụ kỹ thuật quản lý nội dung như xóa trang, khóa trang.

Xem Special:Listusers/eliminator để xem danh sách các điều phối viên hiện nay.

Bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên thuộc nhóm người dùng "bảo quản viên" (nhóm 'sysop') có thể cấm và bỏ cấm các thành viên; xóa và phục hồi trang; khóa và mở khóa trang; sửa đổi các trang bị khóa; xem các trang đã bị xóa, xem một số trang đặc biệt và cấp/rút các quyền riêng lẻ trong đây.

Xem Special:Listusers/sysop để xem danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Hành chính viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên thuộc nhóm người dùng "hành chính viên" (nhóm 'bureaucrat') có thể phong mức truy cập "bảo quản viên", "điều phối viên", "hành chính viên", "bot" và "người mở tài khoản" cho một thành viên, nhưng không thể hủy mức truy cập "bảo quản viên", "hành chính viên"

Xem Special:Listusers/bureaucrat để có danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Thành viên được cấp quyền truy cập các chức năng chuyên biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Người lùi sửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên trong nhóm người dùng này (nhóm 'rollbacker') có thể lùi sửa các phiên bản dùng tính năng rollback. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/rollbacker để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Tuần tra viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên trong nhóm người dùng này (nhóm 'patroller') có thể kiểm tra những sửa đổi do các thành viên tạo ra trong phần "thay đổi gần đây", phát hiện các sửa đổi có hại để loại trừ và đánh dấu "đã tuần tra" vào những sửa đổi hữu ích. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/Tuần tra viên để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người tự đánh dấu tuần tra

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang được tạo mới và các sửa đổi bởi thành viên trong nhóm người dùng 'autopatrolled' hoặc 'autoreviewer' sẽ được tự đánh dấu là đã tuần tra trong danh sách các trang mới cũng như các sửa đổi của họ. Họ cũng có thể sử dụng Twinkle và sửa các trang bị khóa đánh dấu tuần tra. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/autoreviewer để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Kỹ thuật viên bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Người dùng được cấp cờ kỹ thuật viên bản mẫu (nhóm templateeditor) được quyền sửa các trang bị khóa bản mẫu, cũng như có thể tạo và sửa thông báo sửa đổi. Khoá kỹ thuật viên bản mẫu chỉ nên được áp dụng cho các trang trong không gian tên bản ‎‎mẫu‎‎ và ‎‎mô đun,‎‎ cũng như một vài trang trong không gian tên Wikipedia. Quyền này nhằm cho phép các biên tập viên bản mẫu và lập trình viên mô đun có kinh nghiệm thực hiện sửa đổi mà không cần phải yêu cầu bảo quản viên thực hiện các sửa đổi cho họ. Quyền này được tự động cấp cho bảo quản viên.‎

Xem Special:ListUsers/templateeditor để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người được miễn cấm IP

[sửa | sửa mã nguồn]

Người dùng được trao quyền miễn cấm IP (nhóm 'ipblock-exempt') không bị ảnh hưởng bởi các tác vụ cấm tự động và các tác vụ cấm IP không đặt tùy chọn "chỉ cấm thành viên vô danh". Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và bot.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/ipblock-exempt để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Bảo quản viên giao diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo quản viên giao diện (nhóm 'interface-admin') có khả năng sửa các thiết lập giao diện dùng chung CSS, JavaScriptJSON (các trang như MediaWiki:Common.js hoặc MediaWiki:Vector.css, hoặc các trang tiện ích liệt kê tại Đặc biệt:Tiện ích), các trang CSS/JS/JSON trong không gian tên thành viên khác, và các trang trong không gian tên MediaWiki. Bắt buộc phải có quyền truy cập của bảo quản viên giao diện, cũng như quyền truy cập của những nhóm có quyền undelete thì mới có thể xem các phiên bản đã bị xóa của những trang mà chỉ có thể được sửa đổi bởi nhóm này.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/interface-admin để xem danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Người tải lên tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Người tải lên tập tin (nhóm 'uploader') có khả năng tải lên tập tin từ commons.wikimedia.org – tên miền thuộc WMF và là máy chủ lưu trữ hình của mọi wiki thuộc Wikimedia. Quyền này được sử dụng để tải các tập tin không tự do đã giảm độ phân giải từ các dự án khác theo quy định về nội dung không tự do.

Người được xem địa chỉ IP của tài khoản tạm thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên trong nhóm người dùng này có quyền xem (các) địa chỉ IP của tài khoản tạm thời.

Là một phần của dự án "Che giấu IP", các thành viên không đăng nhập sẽ được tự động tạo một tài khoản tạm thời khi sửa đổi. Điều này sẽ tự động ẩn đi địa chỉ IP của thành viên khi không đăng nhập. Thành viên có quyền này có thể nhấn vào nút "Hiện IP" để hiển thị địa chỉ IP sẽ được hiển thị trước khi dự án "Che giấu IP" được triển khai.

Các tác vụ xem địa chỉ IP sẽ được ghi lại trong nhật trình và các thành viên chưa ký Thỏa thuận Giữ bí mật Dữ liệu cá nhân Không công khai sẽ phải tuân theo Quy định về quyền truy cập vào địa chỉ IP của tài khoản tạm thời. Các thành viên thuộc nhóm kiểm định viêntiếp viên tự động có quyền này.

Nhóm người dùng này hiện chưa được sử dụng do tài khoản tạm thời chưa được kích hoạt trên Wikipedia tiếng Việt.

Xem Special:ListUsers/checkuser-temporary-account-viewer để biết danh sách 0 thành viên có quyền này.

Quyền chức năng (Functionary)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm định viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên được gán quyền "kiểm định viên" (nhóm 'checkuser') có thể xem địa chỉ IP mà một tài khoản người dùng nào đó sử dụng; tài khoản người dùng sử dụng một địa chỉ IP nào đó và xem nhật trình các yêu cầu như vậy.

Xem Special:Listusers/checkuser để có danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Giám sát viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.

Thành viên thuộc nhóm người dùng "Giám sát viên" (nhóm 'suppress') có thể giấu vĩnh viễn một phiên bản của trang khỏi mọi người dùng và xem một nhật trình các tác vụ như vậy.

Xem Special:Listusers/suppress để có danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Các quyền khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Những đóng góp của người dùng thuộc nhóm người dùng "bot" không hiển thị tại thay đổi gần đây hoặc danh sách theo dõi đối với những thành viên đã lựa chọn giấu sửa đổi bot. Xem quy định về bot.

Xem Special:Listusers/bot để có danh sách các người dùng thuộc nhóm này.

Bot giả hoặc Flood

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi chức năng đều giống như bot, nhưng chỉ khác một chút là không tự động như cái tên của nó đã nói ra điều đó mà chạy thủ công. Có thể yêu cầu quyền này tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Bot giả. Quyền này là quyền tạm thời và có thể tự gỡ sau khi xong việc.

Các nhóm thành viên khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhóm này hiện không có ai nắm trên Wikipedia tiếng Việt và không được sử dụng nhưng có trên các Wikipedia ở phiên bản ngôn ngữ khác hay là các quyền đặc biệt của cộng đồng Wikimedia được giới thiệu dưới đây.

Người duyệt bài

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.

Nhóm người dùng này (nhóm 'reviewer') được sử dụng trong Wikipedia:Thay đổi đang chờ (FlaggedRevs). Thành viên thuộc nhóm này có thể xem xét và chấp nhận hoặc không chấp nhận sửa đổi của thành viên khác. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên. Xem thêm: Đặc biệt:Danh sách thành viên/reviewer để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người đổi tên tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.

Quyền dùng công cụ đổi tên tập tin (nhóm 'filemover') cho phép người dùng thường xuyên làm việc với các tập tin có thể đổi tên chúng như cách di chuyển bài viết thông thường. Quyền này hiện chỉ có và được trao tự động cho bảo quản viên/điều phối viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/filemover để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người đổi tên trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền dùng công cụ đổi tên trang (nhóm 'extendedmover') cho phép người dùng thường xuyên làm việc với các bài viết có thể đổi tên chúng mà không để lại trang đổi hướng. Quyền này hiện có và được trao tự động cho bảo quản viên, điều phối viên và bot.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/extendedmover để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người tạo tài khoản

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.

Thành viên có quyền tạo tài khoản (nhóm 'accountcreator') không bị giới hạn 6 tài khoản một ngày cho mỗi IP và có thể tạo tài khoản cho chính họ mà không bị giới hạn. Thành viên thuộc nhóm này còn có thể vượt qua kiểm tra anti-spoof khi tạo tài khoản. Quyền này hiện chỉ có và được trao tự động cho bảo quản viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/accountcreator để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người nhập trang và Người nhập trang giữa các wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên có quyền nhập trang (nhóm 'import') và nhập trang giữa các wiki (nhóm 'transwiki') có thể nhập các trang giữa các dự án Wikimedia khác với Wikipedia tiếng Việt bằng trang Đặc biệt:Nhập. Quyền này hiện chỉ có cho Bảo quản viên.

Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/importĐặc biệt:Danh sách thành viên/transwiki để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Người sửa bộ lọc sai phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

‎Các thành viên trong nhóm này có thể tạo, sửa đổi, kích hoạt, vô hiệu hóa và xóa bộ lọc sai phạm cũng như xem các bộ lọc riêng tư và nhật trình liên quan.

Xem Special:ListUsers/abusefilter để xem 0 người dùng thuộc nhóm này. Tất cả người dùng có thể kiểm tra các mục nhật trình của họ trên trang Đặc biệt:Bộ lọc sai phạm.

Người trợ giúp bộ lọc sai phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

‎Các thành viên của nhóm này có thể xem ‎‎các bộ lọc chỉnh sửa‎‎ riêng tư và nhật trình liên quan. Quyền truy cập này cũng được cấp tự động cho bảo quản viên.‎

Xem Special:ListUsers/abusefilter-helper để xem 0 người dùng thuộc nhóm này. Tất cả người dùng có thể kiểm tra các mục nhật trình của họ trên trang Đặc biệt:Bộ lọc sai phạm.

Người gửi thông báo rộng rãi

[sửa | sửa mã nguồn]

‎Các thành viên của nhóm này có thể gửi tin nhắn cho nhiều người dùng cùng một lúc. Quyền này được tự động cấp cho bảo quản viên. ‎

Xem Special:ListUsers/massmessage-sender để xem danh sách 0 người dùng thuộc nhóm này.

Các quyền quản trị toàn cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là các quyền dành cho các thành viên quản lý các dự án của Wikimedia và là quyền toàn cục trên tất cả dự án và hệ thống các dự án của Wikimedia.

Tiếp viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên thuộc nhóm người dùng "tiếp viên" (nhóm 'steward') có thể phong và tước quyền bất kỳ thành viên nào ở bất kỳ dự án wiki nào do Wikimedia Foundation điều hành. Những thành viên này chỉ có tại Meta. Nói chung, họ chỉ thực hiện tác vụ này khi ở một wiki nào đó không có thành viên nào có đủ quyền hạn để thực hiện. Điều này cũng bao gồm cả việc phong mức truy cập "bảo quản viên" tại những wiki chưa có bất kỳ ai là hành chính viên và tước các mức truy cập như vậy trên tất cả các wiki. Một nhật trình các tác vụ như vậy có thể tìm thấy ở meta:Special:Log/rights.

Từ tháng 9 năm 2014, công việc đổi tên người dùng vốn trước đó chỉ giao cho hành chính viên đã được chuyển sang tiếp viên và những người đổi tên toàn cục.

Xem m:Special:Listusers/steward để xem các người dùng thuộc nhóm này.

Lập trình viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số khu vực "phát triển" mà sự truy cập đến nó bị hạn chế và nó không cụ thể cho bất kỳ wiki nào. Mức truy cập để đăng SVN cho phép phiên bản lập trình của phần mềm MediaWiki có thể được sửa đổi, mức truy cập vào máy chủ công cụ (toolserver) cho phép các tải lên các ứng dụng và chạy chúng trên máy chủ công cụ và một số ít người có toàn quyền truy cập đến máy chủ mà ở đó Wikipedia và các dự án khác của Tổ chức Wikimedia đang đặt máy chủ.

Một danh sách các lập trình viên MediaWiki có thể xem ở mw:Developers.

Sáng lập viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên thuộc nhóm người dùng "sáng lập viên" trước đây có thể phong và tước bất kỳ quyền nào của bất kỳ thành viên nào ở mọi dự án wiki, nhưng hiện tại chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa và không có quyền đặc biệt nào. Thành viên duy nhất của nhóm là Jimbo Wales.

Nếu muốn, bạn có thể xem danh sách một mục này ở en:Special:Listusers/founder.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Một giả thuyết thú vị sau bản cập nhật 1.5
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp