Wikipedia:Kỹ thuật viên bản mẫu

Quyền kỹ thuật viên bản mẫu là quyền cho phép các lập trình viên đáng tin cậy sửa đổi các bản mẫumô đun bị khoá bản mẫu (thường là vì được nhúng rất nhiều). Quyền này cũng cho phép họ sửa đổi thông báo sửa đổi của mọi trang mà không chịu ảnh hưởng của mức giới hạn thông thường (chỉ được sửa các trang nằm trong không gian tên thành viên của mình).[1]

Hiện có 17 người giữ quyền này; nếu tính cả các bảo quản viên, tổng số kỹ thuật viên bản mẫu là 32.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các biên tập viên được phép dùng quyền này để bảo trì, trả lời những yêu cầu sửa đổi hợp lý, cũng như thực hiện bất cứ sửa đổi đơn giản và (nhìn chung là) không gây tranh cãi nào ở các trang bản mẫu, mô đun, và thông báo sửa đổi. Họ cũng có thể thực hiện những sửa đổi phức tạp và dễ gây tranh cãi hơn, nhưng chỉ sau khi thử nghiệm, có đồng thuận và đạt được mức độ khả tín nhất định về mặt kỹ thuật.

Mật khẩu mạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn được cấp quyền kỹ thuật viên bản mẫu, xin hãy đảm bảo tài khoản của mình có một mật khẩu mạnhtuân theo các quy tắc an toàn thông thường cho bản thân bạn. Các tài khoản giữ cờ có dấu hiệu chịu xâm nhập sẽ bị cấm và gỡ quyền để đảm bảo an ninh. Nếu tài khoản của bạn bị xâm nhập, hãy liên lạc với một bảo quản viên ngay lập tức để họ có thể nhanh chóng áp dụng lệnh cấm và thực hiện thu hồi cờ.

Khôn ngoan khi sửa bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn cần thử nghiệm đầy đủ mọi thứ trước khi áp dụng lên trang gốc. Mỗi bản mẫu đều có một trang con riêng cho mục đích này. Bạn cần phải thử nghiệm để biết được các lỗi có thể xảy ra; những lỗi này rất dễ phát hiện, chỉ cần cẩn thận một chút khi lên kế hoạch thử nghiệm.

Hãy nhớ rằng, cũng như bảo quản viên, kỹ thuật viên bản mẫu không bao giờ được sử dụng chúng để giành lợi thế trong một cuộc tranh chấp mà họ có tham gia. Những kỹ thuật viên bản mẫu sẽ rơi vào một tình huống khá phức tạp, bởi mọi sửa đổi họ thực hiện vừa là sửa đổi thường, vừa là sử dụng công cụ hoặc quyền hạn. Nếu có lý do để cho rằng người khác sẽ phản đối, bạn cần tránh đưa ra những quyết định đơn phương. Hãy đề nghị sửa đổi một bản mẫu ở trang Thảo luận của bản mẫu đó, rồi thực hiện sửa đổi sau vài ngày nếu không có ai không đồng ý. Hãy tự nhận thức những tranh cãi có thể xảy ra về sửa đổi của bạn.

Bạn phải tự chịu trách nhiệm cho mọi sửa đổi của mình, và cần biết lắng nghe khiếu nại của người khác.

Nếu không tuân thủ quy định quá nhiều lần, bạn có thể sẽ bị thu hồi công cụ. Trong trường hợp sai sót của bạn đặc biệt nghiêm trọng, bất kỳ bảo quản viên nào cũng có thể rút cờ mà không cần cảnh báo trước, ngay cả khi đó là lần đầu.

Suy xét khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ thuật viên bản mẫu cần tự nhận thức được những thay đổi cần đạt được đồng thuận cộng đồng trước, và những thay đổi không cần. Hãy luôn văn minh khi tham gia vào các cuộc tranh chấp sửa đổi.

Họ cũng cần đoán trước những gì có thể xảy ra khi sửa đổi các bản mẫu được nhúng rất nhiều. Cụ thể hơn, quá nhiều sửa đổi nhỏ trong thời gian ngắn có thể sẽ gây tắc nghẽn dòng tác vụ, dẫn đến việc những trang nhúng bản mẫu không thể cập nhật được nhanh. (Trong một số trường hợp, sửa đổi ở các bản mẫu hoặc mô đun được nhúng rất nhiều có thể mất một tuần để cập nhật hết ở các trang nhúng.)

Nhớ rằng khoá bản mẫu không phải để ngăn chặn những biên tập viên mới thử nghiệm trên chính các bản mẫu đó, không phải để ngăn sửa đổi lặp lại, cũng không phải để chặn các thành viên không tuân theo đồng thuận. Những sửa đổi có tính chất phá hoại và tin giả xuất hiện trong một bản mẫu có tính nguy hiểm cao sẽ hiển thị trên rất nhiều trang – những trang nhúng nó; khoá bản mẫu được áp dụng vì nguyên nhân chính yếu này.

Khi nào những sửa đổi cần qua thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Những sửa đổi chỉ thực hiện sau khi đã thảo luận đáng kể

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mọi sửa đổi dạng sửa đổi đáng kể, dù nhỏ đến đâu. Nếu sửa đổi đó xoá bỏ một tham số, hoặc thay đổi biểu hiện dự tính của tham số, thì vui lòng không thực hiện cho đến khi đạt được đồng thuận ở mức cao, trừ khi nguyên nhân cực kỳ đáng kể.
  • Sửa đổi có ảnh hưởng rất lớn đến hiển thị trực quan của bản mẫu hoặc mô đun. ("Này, {{infobox}} màu hồng có vẻ đẹp đấy nhỉ?" ... Đưa lên trang thảo luận trước đã nhé.)

Những sửa đổi cần qua thảo luận tối thiểu, hoặc ít nhất sau vài ngày chờ đợi mà không bị phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Việc thêm tham số mới, nếu chúng ảnh hưởng rất lớn đến hiển thị trực quan hoặc việc sử dụng bản mẫu, gồm cả thêm tham số dạng số thay thế cho chuỗi, thêm tham số dạng số bổ sung cho các tham số có sẵn, và thêm bất kỳ tham số nào có ảnh hưởng trực quan gây chú ý. (Ví dụ như một tham số {{{màu}}} trong {{infobox}} chẳng hạn).
  • Những sửa đổi nhỏ về trực quan nhưng vẫn gây chú ý, ví dụ như đảo trật tự vài tham số trong một hộp thông tin, hoặc sửa nhẹ màu của cái gì đó.

Những sửa đổi thường không gây tranh cãi, nhưng, tuỳ vào tình hình, bạn sẽ có thể muốn thảo luận trước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thêm những tham số mới nhằm bổ sung một số chức năng nhỏ, ví dụ như italic=yes hay noprint=yes.
  • Những sửa đổi có ảnh hưởng rất nhỏ đến hiển thị trực quan của bản mẫu, như dùng lớp nowrap đối với các bản mẫu không nên hiển thị trên nhiều hơn một dòng.

Những sửa đổi gần như không bao giờ gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sửa các lỗi chính tả hoặc mã nguồn hiển nhiên.
  • Những sửa đổi không ảnh hưởng đến các trang nhúng.
  • Biên tập ("copyedit") lại theo bất kỳ cách nào. (Nhớ phải đảm bảo bạn làm đúng đấy!)
  • Những sửa đổi không gây tranh cãi ở các thể loại ẩn khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Sửa đổi các lớp CSS không có hệ quả trực quan, hoặc có hệ quả trực quan rõ ràng là cải tiến. (Ví dụ như xoá bỏ khoảng trắng thừa do bản mẫu gây ra trên một số trình duyệt.)
  • Thay thế hoặc lược bỏ các đoạn mã hoặc bản mẫu được sử dụng trong một bản mẫu khác, nếu đạt được đồng thuận trước đó. (Nếu có thể, hãy cung cấp liên kết đến sửa đổi (chết) hoặc trang có nội dung giải thích sửa đổi đó của bạn, như Đặc biệt:Lỗi cú pháp hoặc đoạn thảo luận đã có đồng thuận.)

Lạm dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phá hoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn dùng quyền này để thực hiện bất cứ tác vụ nào có tính chất phá hoại, dù nhỏ nhất, bạn sẽ ngay lập tức bị cấm. Về những chuyện có liên quan đến các bản mẫu được nhúng cực kỳ nhiều, Wikipedia có một quy định: "Tiền trảm, hậu vấn". Với các tài khoản giữ quyền trên nhiều dự án khác nhau, các tiếp viên sẽ khoá, ít nhất là cho đến khi bạn chứng minh được mình có quyền kiểm soát. Ngay cả khi chỉ là hiểu lầm, bạn vẫn có thể mất cờ kỹ thuật viên bản mẫu nếu tỏ vẻ liều lĩnh hoặc thất thường.

Dù sửa đổi phá hoại có liên quan đến quyền kỹ thuật viên bản mẫu hay không, bạn cũng sẽ bị thu hồi quyền. Về cơ bản, cờ này tương đương với mức truy cập bảo quản viên, và bạn phải cư xử đúng với trách nhiệm/quyền hạn mình có. Nhiều bảo quản viên đã bị bất tín nhiệm vì cư xử sai quy cách, ngay cả khi hành vi đó không liên quan đến công cụ bảo quản, hay thậm chí không ảnh hưởng đến bất cứ bài viết nào. Vì cờ này trao cho bạn một số khả năng mà cộng đồng không muốn để lọt vào tay những bảo quản viên bất trị, bạn không nên thực hiện các sửa đổi khiếm nhã.

Tranh chấp sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ thuật viên bản mẫu không bao giờ được sử dụng chúng để giành lợi thế trong một cuộc tranh chấp mà mình có tham gia. Bạn đang được nắm một quyền mà hầu hết người khác không hề có. Quy trình Táo bạo, lùi sửa, thảo luận không áp dụng được, bởi những người không có quyền sẽ không thể thực hiện bước "lùi sửa". Do đó, nếu sửa đổi của bạn gây tranh cãi (xem mục "Khi nào những sửa đổi cần qua thảo luận" ở trên), bạn cần tránh đưa ra những quyết định đơn phương. Hãy đề xuất ở trang thảo luận của bản mẫu trước, rồi thực hiện sửa đổi sau vài ngày nếu không ai phản đối. Đừng hồi sửa về phiên bản bạn muốn khi chưa có đồng thuận giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp với một kỹ thuật viên bản mẫu khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu không vì nguyên do tốt đẹp, suy nghĩ cẩn thận, và thảo luận ngắn từ trước (nếu có thể) với đồng nghiệp đã sửa đổi bản mẫu, kỹ thuật viên bản mẫu không nên lùi sửa đổi của họ. Kỹ thuật viên bản mẫu thực hiện lùi sửa có trách nhiệm giải trình việc lùi sửa đó có thể có nghĩa là phản đối hoàn toàn. Nếu một sửa đổi của kỹ thuật viên bản mẫu bị đồng nghiệp lùi lại, thì không ai được phục hồi sửa đổi bị lùi (hoặc tương tự) khi chưa thảo luận rõ ràng về vấn đề để đồng thuận và đưa ra quyết định chung.

Thành viên được cấp quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền kỹ thuật viên bản mẫu được tự động cấp cho các bảo quản viên. Ngoài ra, những thành viên đáng tin cậy có thể yêu cầu cấp quyền này ở trang Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Kỹ thuật viên bản mẫu.

Hiện tại đang có 17 kỹ thuật viên bản mẫu. Con số này là 32 cùng với những người có quyền bảo quản viên.

Người dùng có quyền kỹ thuật viên bản mẫu có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên Wikipedia/Kỹ thuật viên bản mẫu}} Xem trang nhúng

Hướng dẫn cấp quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền kỹ thuật viên bản mẫu do bảo quản viên cấp. Họ sẽ tự đánh giá chất lượng đóng góp và chuyên môn kỹ thuật của thành viên, đồng thời tuân theo các quy tắc chung sau đây:

  1. Thành viên đã đăng ký tài khoản và thực hiện sửa đổi bằng tài khoản đó trong ít nhất 1 năm.
  2. Thành viên đã thực hiện tổng cộng ít nhất 1.000 sửa đổi.
  3. Thành viên đã thực hiện tổng cộng ít nhất 150 sửa đổi ở các không gian tên Bản mẫu và Mô đun.
  4. Thành viên chưa từng bị cấm hay vi phạm quy định ba lần lùi sửa trong vòng 6 tháng trước khi yêu cầu.

Ngoài ra, thành viên cũng cần giải trình nguyên nhân cần được cấp quyền và chứng minh sự cẩn thận/trách nhiệm khi xử lý các bản mẫu có tính nguy hiểm cao:

  1. Thành viên đã thử nghiệm ở chỗ thử của ít nhất ba trang bị khoá bản mẫu.
  2. Thành viên đã yêu cầu và áp dụng thành công ít nhất năm sửa đổi lớn ở các trang bị khoá bản mẫu.

Các mục bên trên chỉ đơn thuần là hướng dẫn. Một bảo quản viên vẫn có thể cấp quyền dựa trên các bằng chứng khác cho thấy thành viên yêu cầu có đủ năng lực và trách nhiệm xử lý các bản mẫu có tính nguy hiểm cao.

Tiêu chí thu hồi

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo quản viên có quyền thu hồi cờ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:

  1. Thành viên có dấu hiệu thực hiện những sửa đổi gây tranh cãi ở các trang bị khoá bản mẫu khi chưa có đồng thuận.
  2. Thành viên có dấu hiệu thiếu cẩn thận khi sửa đổi các trang bị khoá bản mẫu, dẫn đến việc xuất hiện các lỗi nghiêm trọng trên nhiều trang.
  3. Thành viên sử dụng quyền để giành lợi thế trong một cuộc tranh chấp.
  4. Thành viên thực hiện sửa đổi phá hoại rõ ràng.
  5. Thành viên không hoạt động trong 12 tháng.
  6. Thành viên không thể báo cáo với bảo quản viên sau khi nhận ra có người khác sử dụng tài khoản hoặc bỏ qua một hoặc nhiều biện pháp cần thiết để bảo mật tài khoản.

Ngoài ra, nếu chính thành viên yêu cầu, quyền sẽ được thu hồi ngay lập tức.

Nếu bạn bị gỡ quyền và muốn chống lại quyết định, trước hết, hãy liên lạc với bảo quản viên đã thực hiện thu hồi quyền. Sau đó, nếu bạn vẫn cảm thấy vấn đề chưa được giải quyết và cần người khác can thiệp, hoặc bảo quản viên đó không trả lời, hãy nêu vấn đề ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.

Xem xét khoá bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Một số bản mẫu và mô đun nguy hiểm cao bị khoá hoàn toàn, vì chúng đã rất ổn định và gần như không cần có thêm thay đổi nào. Kỹ thuật viên bản mẫu không thể sửa đổi những trang đó, nhưng bảo quản viên có thể sẽ hạ mức khoá của trang bản mẫu hoặc mô đun theo yêu cầu.

Xem danh sách trang bản mẫu và mô đun bị khoá bản mẫu ở đâyđây.

Các chi tiết về mặt kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ kỹ thuật viên bản mẫu sẽ cung cấp các quyền sau cho người giữ:

  1. ^ Trích Wikipedia:Thông báo sửa đổi: "Tất cả mọi người đều có thể tạo thông báo sửa đổi cho chính trang người dùng của họ, nhưng trong các không gian tên khác thì chỉ có bảo quản viên và kỹ thuật viên bản mẫu mới có thể tạo thông báo sửa đổi."
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Trước tiên nói về ảo thuật gia vĩ đại "Parsifal", đây là danh xưng gọi hai chị em ảo thuật gia, xuất thân từ Fleuve Cendre