Bộ lọc sai phạm là một công cụ giúp bảo quản viên chặn được những sửa đổi gây hại.[1] Các bộ lọc chính đều có ở Đặc biệt:Bộ lọc sai phạm. Một bộ lọc tự động so trùng các bài viết Wikipedia với một số điều kiện nhất định. Nếu một sửa đổi bị trùng khớp với điều kiện của một bộ lọc, bộ lọc sẽ phản hồi bằng cách đánh dấu sửa đổi đó. Nó có thể gắn thẻ sửa đổi, cảnh báo người dùng hay rút quyền tự xác nhận của người dùng hay là chặn sửa đổi đó.[2] Phần mở rộng AbuseFilter được đưa vào Wikipedia tiếng Việt vào năm 2009.
Bởi tất cả những thay đổi, dù chỉ nhỏ nhất của các bộ lọc sai phạm có thể gây ảnh hưởng lớn đến Wikipedia, chỉ có các biên tập viên có kỹ thuật tốt và làm quen đến những tính năng bộ lọc mới được phép thay đổi bộ lọc. Trang này không bàn luận về những vấn đề kỹ thuật liên quan đến bộ lọc sai phạm; những thông tin liên quan đến cơ cấu của bộ lọc sai phạm đều nằm tại Extension:AbuseFilter.
Các bộ lọc thường[1] được dùng để phát hiện và báo cáo phá hoại bằng cách so trùng các sửa đổi trên theo một số các quy luật phá hoại thường thấy. Bộ lọc chỉ được tạo và sửa chữa bởi các bảo quản viên, nhưng có thể được yêu cầu bởi tất cả mọi người dùng.
Khi một sửa đổi được lưu "trùng" với một bộ lọc nào đó, hệ thống sẽ đưa ra một trong các hành động sau:
Trừ phi những trường hợp khẩn cấp, các bộ lọc mới thường nên được kiểm tra mà không có bất kỳ hành động nào (chỉ được kích hoạt) khi một số lượng đủ lớn các sửa đổi được ghi lại và kiểm tra trước khi thêm chức năng "cảnh báo" hay chức năng "không cho phép". Nếu bộ lọc đang nhận một số lượng lớn các lỗi sai, nó thường không nên được đặt ở chế độ 'không cho phép'. Nếu một bộ lọc được thiết kế để tìm các sửa đổi thiện ý, nó không nên được đặt ở chế độ không cho phép mà không có sự đồng thuận.
Bảo quản viên cần phải chú ý đến những cách giải quyết khác mà có thể phù hợp hơn với hoàn cảnh đang yêu cầu. Ví dụ, vấn đề trong một trang có thể được giải quyết bằng khóa trang, hay vấn đề liên quan đến tiêu đề trang và spam liên kết có thể được thực hiện bằng danh sách đen tiêu đề và danh sách đen về spam một cách hiệu quả hơn. Bởi vì bộ lọc sai phạm kiểm tra mọi sửa đổi bằng một cách nào đó, các bộ lọc mà được so trùng rất ít lần không được khuyến khích.
Tất cả các bộ lọc nên chỉ được đặt ở chế độ không cho phép để ngăn chặn các sửa đổi mà hầu như tất cả những thành viên có thiện chí đều cho rằng nó là điều không thể chấp nhận, hoặc có một sự đồng thuận rõ ràng cho rằng một loại sửa đổi như thế chắc chắn không được cho phép. Bất kỳ các vấn đề liên quan đến việc đặt bộ lọc ở chế độ không cho phép nên được thảo luận trước với các bảo quản viên.
Trừ những trường hợp rất khẩn cấp, các bộ lọc sai phạm không được đặt ở chế độ không cho phép mà không thông qua thử nghiệm và một thông báo trên tin nhắn cho bảo quản viên để đưa cho các bảo quản viên khác và cộng đồng thời gian để đánh giá bộ lọc về sự chính xác trong việc phát hiện sai phạm và sự cần thiết của bộ lọc đó.[3] Trong trường hợp khẩn cấp đó, các chú ý được thực hiện sau khi bộ lọc được hoàn thiện. Trước và trong thời gian kiểm tra một bộ lọc sai phạm mà được đặt là "không cho phép" do một sự khẩn cấp, biên tập viên đặt bộ lọc có trách nhiệm kiểm tra xem nhật trình mà được kiểm tra và các lỗi sai được để lại ở mức thấp nhất. các thành viên nên hạn chế sửa đổi bộ lọc ở chế độ khác việc ghi nhật trình mà không qua các thử nghiệm nhất định.[4]
Các thành viên có thể yêu cầu thêm hoặc sửa bộ lọc tại WP:TNCBQV. Các bảo quản viên theo dõi trang này và thực hiện các yêu cầu bộ lọc trên khi đó là một yêu cầu phù hợp. Nếu yêu cầu không được chấp thuận, hãy cố gắng đạt sự đồng thuận. Việc yêu cầu bộ lọc cũng có thể đến từ các trang thảo luận khác trên Wikipedia hay liên hệ trên email.
Nếu một thành viên (không nhất thiết là bảo quản viên) cho rằng một bộ lọc đang không cần thiết, đang ngăn cản sửa đổi có ích, hay có vấn đề, họ nên đưa vấn đề của mình lên trang tin nhắn cho bảo quản viên hay người đã tạo hoặc kích hoạt bộ lọc đó để thảo luận thêm.
Trong khi các cài đặt và nhật trình của bộ lọc sai phạm đều có thể xem được công khai, một số bị đặt ở chế độ riêng tư. Với tất cả bộ lọc sai phạm bao gồm bộ lọc kín, sẽ có một mô tả ngắn về bộ lọc và mục tiêu của bộ lọc được ghi lại trong nhật trình sai phạm, danh sách bộ lọc đang kích hoạt và bất kỳ thông báo lỗi nào do bộ lọc tạo ra. Bảo quản viên cần chú ý khi thảo luận về các bộ lọc kín một cách công khai.
Bộ lọc chỉ nên được ẩn khi cần thiết, chẳng hạn như trong trường hợp lạm dụng dài hạn khi người dùng mục tiêu có thể xem lại bộ lọc công khai và sử dụng kiến thức đó để tránh nó.
Người quản lý bộ lọc có thể chia sẻ nội dung của bộ lọc kín với những người không phải là quản trị viên dựa trên phán đoán tốt của họ. Hãy cẩn thận không kiểm tra các phần nhạy cảm của bộ lọc kín trên bộ lọc kiểm tra công khai (như Bộ lọc 1): hãy sử dụng bộ lọc kiểm tra riêng tư (như Bộ lọc 2) khi cần kiểm tra. Tương tự như vậy, hãy cẩn thận không đăng các phần nhạy cảm của bộ lọc riêng tư trên các trang thảo luận hay các trang cố định bên ngoài Wikipedia.
Các yêu cầu liên quan đến bộ lọc kín cần được nhắn riêng tư cho các bảo quản viên thông qua email hay kênh IRC.
Trang Đặc biệt:Bộ lọc sai phạm/history có hiển thị các thay đổi bộ lọc tính từ thời điểm hiện tại trở về trước.
Các bộ lọc thường hay dùng rất nhiều biểu thức chính quy (regex). Khi viết biểu thức, các thành viên nên kiểm tra bằng cấc công cụ bên ngoài như Regex101 vì việc viết một biểu thức như vậy không dễ dàng và nhiều lúc bị hỏng chỉ vì một số lỗi nhỏ không gây chú ý.[5] Khi tạo hoặc chỉnh sửa bộ lọc, các thành viên cũng được khuyến nghị nên dùng trang nháp để thử nghiệm.