Đổng Ngạc hoàng quý phi

Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu
孝獻端敬皇后
Thuận Trị Đế Hoàng hậu
Hoàng quý phi Đại Thanh
Tại vị25 tháng 9 năm 1656
-19 tháng 8 năm 1660
Đăng quang6 tháng 12 năm 1656
Tiền nhiệmHoàng quý phi đầu tiên
Kế nhiệmHoàng quý phi Đông Giai thị
Thông tin chung
Sinh1639
Chiết Giang (?)
Mất23 tháng 9 năm 1660 (21 tuổi)
Thừa Càn cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
An táng10 tháng 7 năm 1663
Hiếu lăng (孝陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tổ
Thuận Trị Hoàng đế
Hậu duệHòa Thạc Vinh Thân vương
Thụy hiệu
Hiếu Hiến Trang Hoà Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính Hoàng hậu
(孝獻莊和至德宣仁溫惠端敬皇后)
Tước hiệu[Hiền phi; 賢妃]
[Hoàng quý phi; 皇貴妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy phong)
Thân phụNgạc Thạc

Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu (chữ Hán: 孝獻端敬皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠠᠯᡳᠪᡠᠩᡤᠠ
ᡝᠯᡩᡝᠮᠪᡠᡥᡝ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošngga alibungga eldembuhe hūwangheo; 1639 - 23 tháng 9, năm 1660), Đổng Ngạc thị, thường được gọi là Đổng Ngạc phi (董鄂妃), Đổng Ngạc Hoàng quý phi (董鄂皇貴妃), Đoan Kính Hoàng hậu (端敬皇后) hoặc Hiếu Hiến Hoàng hậu (孝獻皇后), là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế. Bà thường bị nhầm với Đổng Tiểu Uyển, một kĩ nữ sống vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh.

Đổng Ngạc thị là vị Hoàng quý phi tại vị đầu tiên của nhà Thanh. Tình yêu và sự chuyên sủng của Thuận Trị Đế đối với bà là một điểm gây bất bình. Nhiều sử gia cho rằng cái chết nhanh chóng của Thuận Trị Đế là do bị tác động bởi sự ra đi của bà.

Bà là phi tần duy nhất trong lịch sử triều Thanh, tuy chưa từng làm Hoàng hậu hay Nguyên phối Phúc tấn, cũng không sinh ra Hoàng đế kế vị, nhưng vẫn được chồng truy phong thụy hiệu Hoàng hậu sau khi mất, tổ chức tang lễ theo nghi thức của Hoàng hậu, mặc dù đương kim Hoàng hậu (tức Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu) vẫn còn đang tại vị. Trong lịch sử Trung Quốc, trường hợp trái điển lệ như vậy từng xảy ra 3 lần vào triều Tống đối với Trương Quý phi của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, Lưu An phiLưu Quý phi của Tống Huy Tông Triệu Cát.

Thực ra, tang lễ của bà còn vượt qua phạm vi của một Hoàng quý phi, thậm chí so với danh hiệu Hoàng hậu được truy phong. Vì lý do nhạy cảm, cũng như duyên cố của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu mà sau này Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế miễn tế cáo trong mỗi dịp kị nhật và sinh nhật của bà, từ đó xuyên suốt triều Thanh, không một vị Hoàng đế nào làm lễ với bà nữa.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đổng Ngạc thị xuất thân Mãn Châu Chính Bạch kỳ, quê quán ở Bát Đạo Giang, Liêu Ninh. Tằng tổ phụ của bà tên gọi là Lỗ Khắc Tố (魯克素), sinh Tịch Hán (席漢) cùng Tịch Nhĩ Thái (席爾泰). Tổ phụ Tịch Hán, sinh ra Ngạc Thạc (鄂碩) - là thân phụ của Đổng Ngạc thị, từng giữ chức Nội thị đại thần trong triều đình nhà Thanh. Không rõ thân mẫu của bà là ai, chỉ biết mẹ kế là Ái Tân Giác La thị, con gái của Bối tử Mục Nhĩ Hỗ và là huyền tôn nữ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ngoài ra, Tịch Nhĩ Thái sinh ra Ba Độ (巴度), thân sinh của Trinh phi Đổng Ngạc thị, cũng là một phi tần của Thuận Trị Đế[1].

Những năm Thuận Trị, Ngạc Thạc vâng mệnh Nam chinh, thường đóng quân ở Tô Châu, Hàng Châu, Hồ Châu, Đổng Ngạc thị có lẽ được sinh ra tại đây. Lớn lên ở vùng Giang Nam, dường như Đổng Ngạc thị chịu không ít ảnh hưởng văn hóa và tư duy ở nơi này, do vậy bà rất rành chữ Hán. Em trai bà, Đại tướng quân Phí Dương Cổ (费扬古) cũng rất am hiểu Hán học.

Tuy nhiên, thân thế của Đổng Ngạc thị luôn là đề tài tranh luận, bên cạnh Chính sử ghi chép, Đổng Ngạc thị còn được tin theo 2 thuyết khác nhau, tất cả đều đã bị bác bỏ:

  • Cho rằng là Đổng Tiểu Uyển: Nàng Đổng Tiểu Uyển là một trong Tần Hoài bát diễm, thanh lệ có tiếng. Theo truyền thuyết này, Thanh quân Thống soái Hồng Thừa Trù đã bắt Đổng Tiểu Uyển dâng lên Thuận Trị Đế, có thuyết lại nói là Dự Thân vương Đa Đạc. Loại thuyết này xuất hiện chủ yếu ở những tiểu thuyết hay phim ảnh, nhằm mục đích cho câu chuyện ly kỳ hơn. Sự liên hệ giữa 2 người rất mơ hồ, một số kiến giải cho rằng vì Đổng trong họ của Tiểu Uyển và Đổng trong Đổng Ngạc thị liên quan, thực tế lại không như vậy[2]. Có kiến giải vì Đổng Ngạc thị rất giỏi Hán văn, nên chắc chắn là người Hán. Việc này không đúng vì em trai bà Phí Dương Cổ cũng rất giỏi Hán ngữ, nhưng ông không phải người Hán.
  • Tương Thân vương Phúc tấn: Có thuyết tương truyền rằng khi còn là thiếu nữ, Đổng Ngạc thị đã từng là vợ của Tương Thân vương Bác Mục Bác Quả Nhĩ (博穆博果尔), con trai út của Thanh Thái Tông, em trai cùng cha khác mẹ với Thuận Trị Đế. Đổng Ngạc thị đoan trang, hiền thục, dịu dàng, trong sáng, thuần khiết, cốt cách thanh tao, nhã nhặn, thông minh, hiểu lễ nghĩa nên được Thuận Trị si mê. Sau khi Bác Mục Bác Quả Nhĩ qua đời (1656), Thuận Trị Đế tiếp tục theo đuổi bà một cách điên cuồng. Căn cứ Ái Tân Giác La Gia phả (爱新觉罗宗谱), thì Tương Thân vương Phúc tấn là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, con gái của Hòa Thạc Đạt Nhĩ Hán Ba Đồ Lỗ Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (满珠习礼), do vậy Đổng Ngạc thị tuyệt đối không thể là Tương Thân vương Phúc tấn.

Có một thông tin trong hồi ức của Thang Nhược Vọng, nói rằng Thuận Trị Đế có tình cảm mãnh liệt với một phu nhân của một vị quân nhân người Mãn. Khi vị quân nhân đó biết, ông trách cứ vợ mình, nhưng sau đó bị Thiên tử quở trách, đánh đập khi nghe vụ việc này. Vị quân nhân đó uất hận mà chết, có lẽ do tự sát. Thuận Trị Đế sau đó nạp người góa phụ đó vào cung, phong làm Quý phi và năm 1660 công lịch thì sinh hạ một Hoàng tử, được Thuận Trị Đế định làm Hoàng thái tử. Nhưng vị Hoàng tử này không lâu sau qua đời, mẹ cũng sau đó mất theo.

Những ghi chép của Thang Nhược Vọng hoàn toàn phù hợp với Đổng Ngạc phi. Theo sử sách ghi lại, Đổng Ngạc thị nhập cung năm 18 tuổi, hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi tuyển tú (khoảng từ 13 đến 16), do vậy rất có khả năng trước đó Đổng Ngạc thị đã từng kết hôn, nhưng không phải với Tương Thân vương mà với một quý tộc Mãn Thanh nào đó. Do sự trùng hợp này, thuyết nói rằng Đổng Ngạc thị từng là Phúc tấn của Tương Thân vương rất phổ biến trong tiểu thuyết.

Đại Thanh Hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách lập Hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 13 (1656), ngày 25 tháng 8 (âm lịch), Đổng Ngạc thị 17 tuổi nhập cung, được sách phong làm Hiền phi (賢妃)[3][4]. Sinh thời bà ngụ tại Thừa Càn cung. Thuận Trị Đế sủng ái Đổng Ngạc thị, một tháng sau vào ngày 28 tháng 9 (âm lịch, tức ngày 15 tháng 11 dương lịch), Thuận Trị Đế lại dẫn lời dụ của Chiêu Thánh Hoàng thái hậu, quyết định tấn phong Hiền phi Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi, địa vị chỉ thấp hơn Hoàng hậu một bậc[5].

Ngày 6 tháng 12 (tức ngày 20 tháng 1 sang năm 1657), Thuận Trị Đế tổ chức buổi lễ sách phong cho Đổng Ngạc thị vô cùng long trọng, tuyên bố với thiên hạ việc sách phong Hoàng quý phi, cùng lệnh ân xá thiên hạ và gia tôn thêm huy hiệu cho Chiêu Thánh Hoàng thái hậu.

Sách văn viết:

Những chuyện chiếu cáo và gia tôn huy hiệu cho Hoàng thái hậu này chưa bao giờ xảy ra cho việc sách phong phi tần, vì Thanh Đế lập Hậu cùng Thái tử mới dùng đại lễ tuyên cáo, cùng ban bố chiếu thư tế cáo thiên hạ, và việc gia tôn huy hiệu cho Hoàng thái hậu cũng đều rơi vào lập Hậu hay võ công mới là dịp để cung thượng huy hiệu, chứ theo lệ thì sách phong phi tần đều không phải là dịp trọng đại[6]. Đặc biệt hơn, Thuận Trị Đế lại còn dùng động từ [Sách lập; 册立] vốn chỉ dành cho Hoàng hậu để phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi[7][8], lại ban cho sắc bảo Hoàng quý phi, gọi là [Hoàng quý phi bảo; 皇貴妃寶]. Việc này cho thấy Thuận Trị Đế đối với Đổng Ngạc thị đã vô cùng sủng ái, vượt qua mức bình thường, phá vỡ mọi luật lệ từng có của Đại Thanh[9].

Đổng Ngạc phi xuất thân danh môn khuê tú, từ nhỏ chịu sự giáo dục chặt chẽ của gia đình, do vậy am tường văn chương, đọc sách sử đã gặp qua là không quên được. Nhiều câu chuyện ghi lại, Đổng Ngạc phi thiên chân từ ái, rất thích Phật giáo, đều thường giảng cho Thuận Trị Đế cùng nghe. Mỗi lần Thuận Trị Đế xem tấu chương, qua loa xem rồi vứt, Đổng Ngạc phi thường xuyên nhắc nhở Hoàng đế phải xem cho kĩ, không thể bỏ qua. Mỗi khi Thuận Trị Đế hạ triều, bà luôn tự mình an bài ẩm thực, rót rượu khuyên cơm, thăm hỏi ân cần; mỗi khi Thuận Trị Đế phê duyệt tấu chương đến nửa đêm, bà luôn phụng dưỡng canh trà.

Sinh hạ Vinh Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 14 (1657), ngày 7 tháng 10 (tức ngày 12 tháng 11 dương lịch), Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị hạ sinh Hoàng tứ tử.

Thuận Trị Đế vui mừng vì sự ra đời của con trai, lập tức ra chỉ dụ tế cáo thiên địa, tông miếu, lại còn lệnh các quan dâng biểu chúc mừng. Do vậy, từ các Thân vương, Quận vương, Bối lặc, Bối tử đến các Thủ phụ Đại thần đều lấy ngựa tốt, lụa quý dâng lên chúc mừng Hoàng tứ tử sinh ra. Ông ra chỉ chiếu thư chúc mừng, không khác gì đối đãi với Hoàng đích tử, lại còn ra lệnh đại xá thiên hạ.

Chiếu thư năm đó dành cho Hoàng tứ tử:

Phụng thiên thừa vận Hoàng đế chiếu viết: Tự cổ đế vương kế thống lập cực, phủ hữu tứ hải, tất vĩnh miên lịch tộ, thùy dụ vô cương. Thị dĩ diễn khánh phát tường, duật long dận tự. Trẫm dĩ lương đức toản thừa đại bảo, thập hữu tứ niên. Tư hà Hoàng thiên quyến hữu, tổ khảo di hưu, vu thập nguyệt sơ thất nhật, đệ nhất tử sinh, hệ Hoàng quý phi xuất. Thượng phó Thánh mẫu từ dục chi tâm, hạ úy thần dân ái đái chi khổn, đặc ban tứ xá, dụng quảng nhân ân.[10]

Sang năm sau (1658), ngày 24 tháng 1 (tức ngày 25 tháng 2 dương lịch), Hoàng tứ tử qua đời, khi chưa được 5 tháng tuổi. Thuận Trị Đế truy phong làm Hòa Thạc Vinh Thân vương (和碩荣親王). Theo Mãn văn, chữ ["Vinh"] này có âm Mãn là 「wesihun」, ý là “Cao quý”, “Cao thượng”. Tang lễ của Hoàng tử được cử hành rất long trọng, lại còn do Thuận Trị Đế đích thân làm "Hoàng Thanh Hòa Thạc Vinh Thân vương khoáng chí" (皇清和硕荣親王圹志), còn kinh hô nói Hoàng tứ tử là 「Trẫm chi đệ nhất tử; 朕之第一子, sự thiên vị và đau xót của Thuận Trị Đế dành cho Hoàng tứ tử đã vượt mức bình thường cả tình và lý. Đứa con chết yểu này đã tác động sâu sắc đến Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị, sức khỏe của bà giảm sút đáng kể.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Truy phong Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), ngày 19 tháng 8 (âm lịch), sau một thời gian dài gắng gượng, Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị qua đời khi chỉ vừa 21 tuổi.

Cái chết của vị ái phi ấy là một đả kích rất lớn đối với Thuận Trị đế. Vị Hoàng đế này đau lòng tới nỗi ngừng thiết triều trong 4 tháng để để tang cho Đổng Ngạc thị, cho các Vương phi cùng Mệnh phụ vào cung khóc tang. Thậm chí lúc bấy giờ, Thanh cung còn phải cắt cử người trông chừng Thuận Trị cả ngày lẫn đêm nhằm đề phòng Hoàng đế tự vẫn vì quá đau lòng. Ngày 21 tháng 8 năm ấy, Thuận Trị Đế lấy ý chỉ của mẹ mình là Chiêu Thánh Hoàng thái hậu, ra chỉ dụ truy phong Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu[11]. Chỉ dụ cụ thể:

  • [甲辰。諭禮部皇貴妃董鄂氏、於八月十九日薨逝。奉聖母皇太后諭上□日、皇貴妃佐理內政有年。淑德彰聞宮闈式化倐爾薨逝予心深為痛悼。宜追封為皇后。以示褒崇。朕仰承慈諭。特用追封。加之謚號。謚曰孝獻莊和至德宣仁溫惠端敬皇后。其應行典禮、爾部詳察速議具奏 。]
  • [Giáp Thìn. Dụ Lễ bộ, Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị mất vào ngày 19 tháng 8 năm nay. Phụng Thánh mẫu Hoàng thái hậu dụ thượng. Hoàng quý phi tá lý nội chính nhiều năm, thục đức chương văn, cung vi thức hóa. Phút chốc hoăng thệ, tâm của Ta bi thống không thôi. Nghĩ nên truy phong làm Hoàng hậu, để sáng tỏ đức tốt. Trẫm ngưỡng thừa từ dụ, đặc dụ truy phong, gia thụy hào, viết: Hiếu Hiến Trang Hoà Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính Hoàng hậu. Những điển lễ nên cử hành, bộ Lễ tra khảo rồi tấu.]

Cùng năm ngày 23 tháng 8, định quy lễ cho đại tang của Hiếu Hiến Hoàng hậu Đổng Ngạc thị, trong đó có đề cập Thuận Trị Đế dẫn Hoàng thái hậu cùng Hoàng hậu trí tế Tế đàn cho Hiếu Hiến Hoàng hậu[12]. Ngày 26 tháng 8 cùng năm, Thuận Trị Đế tiến hành làm lễ truy phong cho Đổng Ngạc thị, khiển quan tế cáo Phụng Tiên điện nhưng lại không tế cáo Thái Miếu như bình thường. Cùng ngày hôm đó, Hoàng đế tuyên bố sách văn truy phong[13].

Sách văn:

Việc truy phong Hoàng hậu này của Thuận Trị Đế là trái với điển lệ vì Hoàng hậu Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị vẫn đang tại vị. Ông còn định cho tuẫn táng thái giám, cung nữ tổng cộng 30 người để theo hầu hạ Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu dưới cửu tuyền, nhưng rất may điều này sau đó bị can gián. Theo lệ và tuyên bố, Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị qua đời thì nghỉ triều 5 ngày, nhưng thực tế thì Thuận Trị Đế lại cho nghỉ hẳn hơn mấy tháng trời không xử lý chính sự[14].

An táng cùng tiếc thương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), ngày 27 tháng 8 (âm lịch), kim quan của Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu đến Cảnh Sơn, tạm an ở Kiến Đức điện (观德殿), nâng tử cung đều là do Thuận Trị Đế chọn quan viên Hàm nhị phẩm, tam phẩm trong Mãn Châu Bát kỳ.

Điển chế này, không nói đến tang lễ của Hoàng quý phi trong lịch sử nhà Thanh, mà ngay cả tang lễ Hoàng hậu cũng không đến mức đó. Thuận Trị Đế còn tuyển 108 tăng nhân tụng kinh cầu phúc siêu độ vong hồn. Ngày 8 tháng 10, Thuận Trị Đế lần thứ 5 đích thân tới Thọ Xuân điện (寿椿殿), vi Hậu đoạn thất. Tháng 11 cùng năm, Thuận Trị Đế lấy di nguyện của Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu, đình chỉ Hạ niên thu quyết (下年秋决)[15], bên cạnh đó Hoàng đế còn ra lệnh ở hai núi Tây Uyển, Quảng Tế cử hành đại lễ đại tràng cầu phúc siêu độ cho Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu.

Theo quy định nhà Thanh, ngày thường Hoàng đế phê tấu chương dùng bút son, khi có tang của Hoàng đế hay Thái hậu mới dùng màu lam, sau 27 ngày thì lại chuyển về dùng bút son, tang lễ Hoàng hậu không có định chế này. Thế nhưng tang lễ Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu, Thuận Trị Đế lại đã dùng bút lam, còn kéo dài đến 4 tháng trời, có thể thấy rõ sự phá cách vượt trội của Thuận Trị Đế đối với bà. Đây cũng là một trong những hành động đáng chê trách của Thuận Trị Đế, vì khi đó mẹ ông là Chiêu Thánh Hoàng thái hậu vẫn còn sống, nếu làm như vậy thì tỏ ra sự bất kính bất hiếu của Hoàng đế đối với mẹ đẻ, bên cạnh đó lại càng thêm một việc trái quy tắc khi để tang hậu phi. Do nhớ nhung Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu, Thuận Trị Đế còn lệnh cho Đại học sĩ Kim Tuấn Chi (士金之) sáng tác "Hiếu Hiến Hoàng hậu truyện" (孝献皇后传), lại mệnh Nội các Học sĩ Hồ Thiệu Long (胡兆龙), Vương Hi (王熙) soạn "Hiếu Hiến Hoàng hậu ngữ lục" (孝献皇后语录). Hoàng đế còn tự mình viết "Hiếu Hiến Hoàng hậu hành trạng" (孝献皇后行状), lại lấy danh nghĩa truy điệu mà làm ra "Ngự chế ai sách" (御制哀册), "Ngự chế hành trạng" (御制行状), tôn vinh Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu lời nói luôn ngon ngọt, hết sức thục nữ nhu thuận, lời lẽ thập phần tình cảm khôn xiết, dào dạt đạt 4,000 từ, nội dung thập phần phong phú. Sau khi Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu qua đời chỉ nửa năm, vào ngày 7 tháng 1 (âm lịch) năm Thuận Trị thứ 18 (1661), Thuận Trị Đế băng hà tại Dưỡng Tâm điện khi mới chỉ 22 tuổi. Chị em trong tộc của Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu là Trinh phi Đổng Ngạc thị bị bắt phải tuẫn táng.

Năm Khang Hi thứ 2 (1663), ngày 10 tháng 7 (âm lịch), Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị được hợp táng cùng Thuận Trị Đế tại Hiếu lăng (孝陵), thuộc khu Thanh Đông lăng (Tuân Hoá, Hà Bắc). Điểm đáng chú ý rằng khi dùng từ gọi việc an táng của Đổng Ngạc thị, Thanh sử cảo dùng ["Hợp táng"; 合葬], ý nói Đổng Ngạc thị là "cùng được chôn" với Thuận Trị Đế vào lăng viên[16]. Đây là loại từ Hán ngữ chỉ dành cho việc mai táng Nguyên phối Hoàng hậu của một Hoàng đế, vì Phi tần hay thậm chí Kế hậu thông thường cũng chỉ ghi là ["Phụ táng"; 附葬] hay ["Tùng táng"; 从葬], mang nghĩa bồi hầu.

Kiêng kỵ

[sửa | sửa mã nguồn]

Về sau, Khang Hi Đế không thêm Đế thụy [Chương] vào thụy hiệu của bà, không thiết thần bài cho bà ở Thái Miếu mà chỉ có thể dựng trong gian phía Tây của Long Ân điện tại Hiếu lăng, một vị trí phụ cận chỉ chuyên dùng để linh vị cho các Phi tần bồi táng của các Hoàng đế. Bên cạnh đó, Khang Hi Đế vào những ngày sinh thần, ngày kị của Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu cũng chưa từng bao giờ sai quan viên đến tế cáo. Ngay cả sau Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu qua đời, Khang Hi Đế cũng không đưa thần vị của Đổng Ngạc thị nhập Thái Miếu, các dịp về sau Khang Hi Đế chỉ có thể làm lễ sơ sài tại Hiếu lăng[17][18][19]. Ngoài ra, khi soạn thảo Thanh thực lục ghi chép về thời Thuận Trị, Khang Hi Đế không cho gọi bà là [Hiếu Hiến Hoàng hậu], mà chỉ thành [Đoan Kính Hoàng hậu] mà thôi.

Xét công bằng mà nói, địa vị của Hiếu Hiến Hoàng hậu Đổng Ngạc thị là lý do khiến Khang Hi Đế kiêng kị. Nếu xét về vị thứ Hoàng hậu thì bà không được chính danh như Phế hậu Tĩnh phi, hoặc Kế vị Trung cung như Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, nếu xét về Đế mẫu thì cũng không phải, vì mẹ ruột của Khang Hi Đế là Hiếu Khang Chương Hoàng hậu. Vì những lẽ ấy, Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu dường như là Hoàng hậu bị kiêng dè nhất trong lịch sử nhà Thanh.

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Tên trong phim Diễn viên Ghi chú
1964 Thâm cung oán
(深宫怨)
Đổng Tiểu Uyển
董小宛
Vưu Mẫn
尤敏
Phim đồng nhất Đổng Ngạc phi và Đổng Tiểu Uyển
1984 Lộc đỉnh ký
(鹿鼎记)
Đổng Ngạc phi Cao Diệu Tư
高妙思
1997 Khang Hi tình tỏa kim điện
(康熙情锁金殿)
Đổng Ngạc phi Ông Hồng
翁虹
2002 Cách cách lấy chồng
(格格要出嫁)
Kim Thiền cách cách
金蟾格格
Nghê Duệ Tư
倪睿思
Nguyên hình Đổng Ngạc phi
2003 Thiếu niên thiên tử
(少年天子)
Đổng Ngạc Ô Vân Châu
董鄂·乌云珠
Hoắc Tư Yến
霍思燕
2003 Hiếu Trang bí sử
(孝庄秘史)
Đổng Ngạc Uyển Như
董鄂·宛如
Thư Sướng
舒畅
2011 Tử Cấm kinh lôi
(紫禁惊雷)
Đổng Ngạc Tử Vi
董鄂·紫薇
Chu Toàn
朱璇
2012 Mỹ nhân vô lệ
(美人无泪)
Đổng Ngạc Uyển Ninh
董鄂·宛宁
Trương Tuyết Nghênh
張雪迎
2015 Đa tình giang sơn
(多情江山)
Đổng Tiểu Uyển
董小宛
Hầu Mộng Dao
侯梦瑶
Phim đồng nhất Đổng Ngạc phi và Đổng Tiểu Uyển
2015 Đại Ngọc Nhi truyền kỳ
(大玉儿传奇)
Nhược Hề (若兮)
Uyển Vân (宛云)
Tôn Tuyển Đình
孙婉婷
Phim hư cấu Đổng Ngạc phi là chị em sinh đôi

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 董鄂妃和貞妃都是正白旗魯克素的曾孫女,所以是四服內的族姊妹。家譜:魯克素生席漢、席爾泰。長子席漢生鄂碩,鄂碩生董鄂妃。次子席爾泰生巴度,巴度生貞妃。另參:《清列朝后妃傳稿》。
  2. ^ Đổng Ngạc có Mãn ngữ là Donggo, chỉ một loại cỏ rất đẹp mọc bên bờ nước.
  3. ^ 《大清世祖章皇帝实录卷之一百三顺治十三年八月至九月》奉圣母皇太后口谕。内大臣鄂硕之女董鄂氏。性姿敏慧。轨度端和。克佐壶仪。立为贤妃。
  4. ^ 以下时间换算根据陈垣《二十史朔闰表》古籍出版社1956年版。
  5. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○甲戌。諭禮部。朕前奉聖母皇太后諭、內大臣鄂碩之女董鄂氏、立為賢妃。本月二十八日又奉聖母皇太后諭。式稽古制、中宮之次、有皇貴妃首襄內治。因慎加簡擇。敏慧端良、未有出董鄂氏之上者。應立為皇貴妃。爾部即查照典禮。於十二月初六日吉期、行冊封禮。
  6. ^ 《清實錄順治朝實錄》: 禮部各官行三跪九叩頭禮。隨將詔書刊示天下。詔曰。帝王臨御天下。慶賞刑威、雖當並用。然吉祥茂集之時。尤宜推恩肆赦。敬迓天庥。朕遵聖母皇太后諭上□日。思佐宮闈之化。爰慎賢淑之求。於本月初六日、冊封內大臣鄂碩之女董鄂氏為皇貴妃。贊理得人。群情悅豫。逢茲慶典。恩赦特頒。所有事宜、條列如左。一、自順治十三年十二月初六日昧爽以前。凡官吏兵民人等有犯、除謀反叛逆、子孫殺祖父母、父母、內亂、妻妾殺夫、告夫、奴婢殺家長、殺一家非死罪三人、採生折割人、謀殺、故殺、蠱毒魘魅、毒藥殺人、強盜、妖言、十惡等真正死罪不赦外
  7. ^ 册立董鄂氏为皇贵妃赐之册宝册文曰:【朕惟乾行翼赞。必资内职之良坤教弼成。式重淑媛之选。爰彰彝典特沛隆恩。咨尔董鄂氏、敏慧夙成。谦恭有度。椒涂敷秀。弘昭四德之修。兰殿承芬。允佐二南之化。兹仰承懿命立尔为皇贵妃。锡之册宝。其尚只勤夙夜。衍庆家邦。雍和钟麟趾之祥。贞肃助鸡鸣之理。钦哉。】
  8. ^ 册封董鄂氏颁布天下的诏书:【奉天承运皇帝诏曰:帝王临御天下。庆赏刑威、虽当并用。然吉祥茂集之时。尤宜推恩肆赦。敬迓天庥。朕遵圣母皇太后谕上□日。思佐宫闱之化。爰慎贤淑之求。于初六日、册封内大臣鄂硕之女董鄂氏为皇贵妃。赞理得人。群情悦豫。逢兹庆典。恩赦特颁。
  9. ^ 己卯。冊內大臣鄂碩女董鄂氏為皇貴妃賜之冊寶冊文曰。朕惟乾行翼贊。必資內職之良坤教弼成。式重淑媛之選。爰彰彞典特沛隆恩。咨爾董鄂氏、敏慧夙成。謙恭有度。椒塗敷秀。弘昭四德之修。蘭殿承芬。允佐二南之化。茲仰承懿命立爾為皇貴妃。錫之冊寶。其尚祇勤夙夜。衍慶家邦。雍和鐘麟趾之祥。貞肅助雞鳴之理。欽哉。寶文曰。皇貴妃寶。是日早、奉冊寶於彩亭。禮部侍郎鄔赫、啟心郎吳馬護等、送至南苑。置彩亭於門左。鴻臚寺官、將置節冊寶黃案、設於上所御前殿左。啟心郎吳馬護等、奉節冊寶於案上。奏設畢。上御殿閱冊寶畢。正使副使三員、跪於殿階下。大學士覺羅巴哈納捧節。學士麻勒吉捧冊。折庫訥捧寶。授節於大學士劉正宗。授冊於禮部侍郎鄔赫。授寶於禮部侍郎薛所蘊由中路捧置彩亭。送至內院。卯刻、皇貴妃儀仗、設於皇貴妃宮前。內監將節冊寶黃案、置於宮院正中。設香案於節冊寶案前。正使大學士劉正宗、由內院捧節。繼置冊寶於彩亭。依次行至隆宗門外。正副使捧節冊寶授內監。內監跪接捧進。皇貴妃朝服。宮女隨從。迎於內門。節冊寶居前。皇貴妃隨至拜位。置節冊寶於各案。內贊女官贊宣冊。皇貴妃跪。女官捧冊立。宣於左旁。次贊受冊。女官跪接。授皇貴妃受冊訖。轉授右旁女官。女官跪受。次贊宣寶。如宣冊儀。贊興皇貴妃興。贊行禮。皇貴妃行六拜三跪三叩頭禮畢。內監持節出、授正副使。告行禮畢。正副使持節複命。是日、以冊封皇貴妃禮成。頒詔天下。時上在南苑。不設鹵簿。不奏樂。王、貝勒、貝子、公等、不行朝賀禮。次日黎明、設詔書黃案於太和殿內左側。設香亭龍亭於午門外御道。宗室覺羅固山額真、尚書、精奇尼哈番等官以下、異姓公侯伯、及滿漢文武有頂帶官員以上、俱朝服齊集午門外。外郎耆老等、俱集天安門外金水橋前。大學士覺羅巴哈納、自太和殿內捧取詔書。禮部尚書恩格德、於簷前居中跪而受之。置雲盤內。捧至階下。由御道行。張黃蓋。至午門外跪置龍亭內。行三叩頭禮畢。香亭居前。龍亭在後。張蓋列批頭等儀仗前導。教坊司奏樂。群臣隨從至天安門外金水橋前。尚書恩格德、自龍亭內取詔書。置重案上所設黃案。鴻臚寺鳴贊贊趨。群臣俱前。稱有制。眾皆跪。宣詔官登案。立宣畢。行三跪九叩頭禮畢。群臣分翼而立。置詔書於龍亭。張蓋。列批頭。教坊司奏樂。自大清門出。由禮部大門入。階前設案一。列香燭。禮部各官行三跪九叩頭禮。隨將詔書刊示天下。詔曰。帝王臨御天下。慶賞刑威、雖當並用。然吉祥茂集之時。尤宜推恩肆赦。敬迓天庥。朕遵聖母皇太后諭上□日。思佐宮闈之化。爰慎賢淑之求。於本月初六日、冊封內大臣鄂碩之女董鄂氏為皇貴妃。贊理得人。群情悅豫。逢茲慶典。恩赦特頒。所有事宜、條列如左。一、自順治十三年十二月初六日昧爽以前。凡官吏兵民人等有犯、除謀反叛逆、子孫殺祖父母、父母、內亂、妻妾殺夫、告夫、奴婢殺家長、殺一家非死罪三人、採生折割人、謀殺、故殺、蠱毒魘魅、毒藥殺人、強盜、妖言、十惡等真正死罪不赦外
  10. ^ 奉天承运皇帝诏曰:自古帝王继统立极,抚有四海,必永绵历祚,垂裕无疆。是以衍庆发祥,聿隆胤嗣。朕以凉德缵承大宝,十有四年。兹荷皇天眷佑,祖考贻庥,于十月初七日,第一子生,系皇贵妃出。上副圣母慈育之心,下慰臣民爱戴之悃,特颁肆赦,用广仁恩。
  11. ^ 《清實錄順治朝實錄》:甲辰。諭禮部皇貴妃董鄂氏、於八月十九日薨逝。奉圣母皇太后谕旨:‘皇贵妃佐理内政有年,淑德彰闻,宫闱式化。倏尔薨逝,予心深为痛悼,宜追封为皇后,以示褒崇。’朕仰承慈谕,特追封,加之谥号,谥曰‘孝献庄和至德宣仁温惠端敬皇后’。其應行典禮、爾部詳察速議具奏 。
  12. ^ ○丙午。禮部議奏皇貴妃薨逝。既奉皇太后諭上□日、追封為皇后。應撰玉冊玉寶。並造香冊香寶。所有謚號、用黃絹裱冊行欽天監擇吉遣官一員、告祭奉先殿是日、即行追封禮先期鴻臚寺官、設節冊案於太和門東設彩亭於協和門外。禮儀院官、設節冊案於梓宮前。節案居中。冊案居左。設香案於節冊案前。至期、正副使及執事各官、齊集於太和門外丹墀內。鴻臚寺官、舉節案、冊案、置於正中。正副使詣拜位。贊禮官贊行三跪九叩頭禮畢。鴻臚寺官舉節冊案前行正副使隨後。至協和門外、正使自案取節。副使自案取冊。各置亭內隨行至景運門外、正使持節。副使捧冊。同禮部及執事等官、行至梓宮前。正副使各持節冊、置於案畢贊禮官贊就位。正使副使各就位。贊上香。正使向前立上訖。贊宣冊宣冊官取冊立宣訖將黃絹冊焚於梓宮前。贊冊封禮畢。正副使即持節複命。是日皇太后皇上皇后、照例各遣內官、設祭一壇。祭品、俱光祿寺備辦和碩親王等共祭一壇。多羅郡王等共祭一壇。多羅貝勒以下、輔國公以上、祭一壇鎮國將軍以下、奉恩將軍以上、祭一壇公主等祭一壇。郡主以下、鄉君以上、祭一壇。內大臣、侍衛、祭一壇。在內官員、共祭一壇。所集文武官員、共祭一壇。應用祭品、送光祿寺恭行備辦祭文、俱內閣撰擬。玉冊、玉寶、香冊、香寶、黃絹冊、俱行御用監恭行制造冊寶文、內閣撰擬。其告祭奉先殿祭品等物、應行禮儀院、轉行該衙門備辦。祝文、內閣撰擬移梓宮權厝處。應遣官一員、凡經過門橋、奠酒。散紙錢。諸王以下、四品官員以上、暨公主王妃、並命婦等。俱應隨往。是日、皇太后皇上皇后、應各遣祭一壇。和碩親王以下、奉國將軍以上、公主王妃郡主等以上、內大臣、侍衛、在內官員、並所集文武官員、各致祭與前同。從之。
  13. ^ 己酉。以追封皇貴妃董鄂氏為皇后告祭奉先殿。是日追封皇贵妃董鄂氏为孝献庄和至德宣仁温惠端敬皇后。锡之册宝。册文曰。朕惟治隆内则。史称淑德之祥。化始深宫。诗诵徽音之嗣。历稽往牒咸有嘉谟。若夫睿质夙昭、允协符于坤极荣名未备、宜追锡于瑶编。爰展哀悰。以彰惠问。尔皇贵妃董鄂氏、肃雍德茂淑慎性成。克令克柔。安贞叶吉。惟勤惟俭。静正垂仪。孝养孔虔、愉婉顺慈闱之志。恪共弥劭、赞襄端椒寝之风。方期永式于璇房。讵意俄升夫仙驭。凡兹九宇、同深月掩之惊。矧余一人、益重鉴亡之痛。嗟掖庭之失助。伤令范之云遐。露泫风回、感凄清于素节。帏虚殿迥、怅窅邈于云程。不褒琬琰之章、曷著珩璜之度。是以慈怀殷眷。懿命重申。朕仰奉德音。特隆殊典。追封为皇后。锡之玉册玉宝。载加显号用表遗徽。谥曰孝献庄和至德宣仁温惠端敬皇后呜呼。彤史徒馨恫音容之遂隔。丹纶用贲顾褕翟而增悲。荣哀之礼斯崇轸悼之思逾切。弘兹宠制。贻厥芳型宝文曰孝献庄和至德宣仁温惠端敬皇后之宝。
  14. ^ 端敬皇后在日。奉事皇太后、克尽孝道。赞助朕躬、裨益良多。爰遵懿命、追封加谥。一切丧祭典礼、悉从优厚。凡以仰纾皇太后眷悼慈衷。辰朕惓切之怀。并申诸王臣民悲伤感慕之诚。【数月以来、办理丧仪。诸凡吉典、皆暂停止】。朕念诸王臣民哀思未已。是以驻跸南苑。间幸郊原。聊自宽解。以慰臣民。【今已数月。尚守服制。吉事概未举行】。臣民咸有惨然未舒之色。朕心反未慊然。今朕在宫中、仍行【期年之礼】外。其郊、庙、视朝、庆贺、诸大典礼。俱著照旧举行。诸王以下、至军民人等、凡吉庆等事、亦照常行。尔部即行传谕。
  15. ^ 顺治十七年十一月壬子。谕刑部、朕览朝审招册、待决之囚甚众。虽各犯自罹法网。国宪难宽。但朕思人命至重。概行正法、于心不忍。明年岁次辛丑。值皇太后本命年普天同庆。又念端敬皇后弥留时、谆谆以矜恤秋决遗言。朕是以体上天好生之德。特沛解网之仁见在监候各犯、概从减等。使之创艾省改。称朕刑期无刑、嘉与海内维新之意。尔部即会同法司、将各犯比照减等例、定拟罪名。开具简明招册具奏。
  16. ^ 《清史稿。卷二百一十四。列傳一。孝獻皇后》: 康熙二年,合葬孝陵,主不祔廟,歲時配食饗殿。
  17. ^ 《大清圣祖实录卷》:康熙五十六年十二月○丙戌满汉文武大臣官员等奏窃惟。皇太后违豫。皇上焦劳、以致头晕足肿。仍勉强诣宁寿宫省问。皇太后握手心伤。复移帷幄、次于苍震门内以致圣躬劳瘁头愈眩晕不能支持。臣等不胜恐惧皇上至孝纯诚皇太后脱有不虞必欲力疾尽情尽礼仰惟皇上春秋已高又适抱恙皇太后聿跻上寿受备物之奉者垂六十年是皇太后之福皇上之孝、皆极古今之所稀有矣至于一切礼仪臣等虽愚、岂不知皇上孝思维则然考之于古、汉儒郑康成、最精于礼、其论国有大忧而君有疾者、使子执事。即朱子谨礼终身、及暮年有疾遇、家有祭祀、坐视子孙拜跪而已。此皆典礼明证。伏乞皇上深抑圣情、俯衷古制如皇太后有不虞之事、命诸皇子悉心经理凡拜跪行走一切劳力礼节圣躬切未可身亲。万分保摄、仰承宗社之重上以慰皇太后之心下以惬朝野臣民之望奏入得上□日皇太后倘有不虞朕当力疾尽礼尔等各有父母勿过为劝阻若屡劝阻、朕益伤悼、愈增疾矣。   ○是日酉刻。皇太后崩于宁寿宫上拊膺哀号即行割辫孝服用布。哭泣弗辍。视梓宫安设毕奠酒恸哭不已。诸皇子及近侍人员屡次叩请。始回苍震门旧制国有不丧宗室公以上服索帛。今因上孝服用布亦俱用布
  18. ^ 丙午。大学士等奏、臣等恭查旧档、太皇太后徽号、原有昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠温庄康和仁宣弘靖二十字。宾天之后、追止尊谥。将原字减去十五字、留五字。又添拟七字。尊为孝庄仁宣诚宪恭懿翊天启圣文皇后。升祔太庙。慈和皇太后徽号、原有慈和二字。后尊为孝康慈和庄懿恭惠崇天育圣皇后。康熙九年、升祔太庙时、添写。章字。大行皇太后徽号、原有仁宪恪顺诚惠纯淑端禧十字今字钦遵上谕、照追上太皇太后尊谥。将原内留五字。添拟七字。尊为孝惠仁宪端懿纯德顺天翊圣章皇后。又将原字内留四字。添拟八字。尊为孝惠仁宪庄定端纯顺天翊圣章皇后。恭候皇上指示。其应行典礼交礼部查明议奏。得上□日、前一条所拟是 ○是日申刻。上诣大行皇太后梓宫前、亲奠上食。哭泣尽哀毕。驻跸行宫。
  19. ^ 辛酉。恭奉册宝、上大行皇太后尊谥。册文曰、礼隆祔配、将申假庙之诚。义极显扬、特重崇亲之典。奉明禋而有恪。熙鸿号以无穷。钦惟皇妣大行皇太后、俨天体顺。应地含章。钟渭涘之殊灵。继蜀山之盛轨。归我世祖章皇帝、克襄内治、每持敬慎之小心。允协坤成、实禀肃雝之令则。训掖庭以节俭、躬曳练衣。率嫔御以勤劳、心亲织室。迨乎奉事太皇太后、重闱节縰、日问长信之安。内殿羹汤、时视太官之膳。阅   □山戊不□年而罔懈、紧仁孝之夙成。六宫被慈惠之恩、感深圣善。四海享和恒之福、庆衍昇平。展祀瑶斋、事虔修夫苹藻。流光玉牒、化遍洽于睢麟。自惟幼冲、备蒙顾复。追忆昭隆之德、茂着两朝。载怀尊、养之忱、聿周五纪。谓遐龄之永锡、讵仙驭之遽升。逮及无期、哀摧至极。缅思懿行、欲宣述以何由。式奉遗规、竭形容而莫罄。用咨群议、敬告三灵。谨奉册宝、上奠谥曰、孝惠仁宪端懿纯德顺天翊圣章皇后。于戏。考閟宫之乐颂、长发其祥。嗣京室之徽音、克昌厥后。伏冀慈灵曲眷。神贶斯凭。典册常新、等球图而并重。隆名罔极、与日月以齐悬。炳燿琅函。辉华彤管。宝文曰、孝惠仁宪端懿纯德顺天翊圣章皇后之宝。