Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu
孝哲毅皇后
Đồng Trị Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị14 tháng 9 năm 1872
5 tháng 12 năm 1874
Đăng quang14 tháng 9 năm 1872
Tiền nhiệmHiếu Trinh Hiển Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Định Cảnh Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1854-07-25)25 tháng 7, 1854
Mất27 tháng 3, 1875(1875-03-27) (20 tuổi)
Trữ Tú cung, Tử Cấm Thành
An táng26 tháng 3 năm 1879
Huệ lăng (惠陵), Thanh Đông lăng, Tuân Hóa
Phối ngẫuThanh Mục Tông
Đồng Trị Hoàng đế
Thụy hiệu
Hiếu Triết Gia Thuận Thục Thận Hiền Minh Cung Đoan Hiến Thiên Chương Thánh Nghị Hoàng hậu
(孝哲嘉順淑愼賢明恭端憲天彰聖毅皇后)
Tước hiệuGia Thuận Hoàng hậu
(嘉顺皇后)
Thân phụSùng Khởi
Thân mẫuÁi Tân Giác La thị

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu (chữ Hán: 孝哲毅皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠰᡠᠯᡨᡠᠩᡤᠠ
ᡶᡳᠯᡳᠩᡤᠠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga sultungga filingga hūwangheo, Abkai: hiyouxungga sultungga filingga hvwangheu; 25 tháng 7, năm 1854 - 27 tháng 3, năm 1875), là vị Hoàng hậu duy nhất của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế.

Bà là vị Hoàng hậu Đại Thanh duy nhất được sách lập xuất thân từ Mông Cổ Bát kỳ. Ngoài ra, bà cũng là một trong 4 vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế, bên cạnh Phế hậu Tĩnh phi, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậuHiếu Định Cảnh Hoàng hậu.

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị.

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu sinh ngày 1 tháng 7 (âm lịch) năm Hàm Phong thứ 4, xuất thân từ gia tộc A Lỗ Đặc thị (阿魯特氏), thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, nhưng vốn là Mông Cổ Chính Lam kỳ[1], địa vị xã hội trong Đại Thanh tương đối không cao lắm.

Thủy tổ tên Bá Nhĩ Đặc Y (伯尔特依), từ đó xuống 5 đời đều là bạch thân, tức là thường dân học vụ không có quan chức gì cả. Đến đời thứ 7, có vị tên Cảnh Huy (景辉) ở năm Gia Khánh thứ 7 khảo Phiên dịch Cử nhân, làm quan đến Tứ phẩm, từ đó đem gia tộc liệt vào hàng quan lại nhân gia. Cảnh Huy có hai con trai, đều thi đậu Phiên dịch Cử nhân, cụ thể là hai đợt Phiên dịch giải nguyên Gia Khánh năm thứ 21 và Đạo Quang năm thứ 5, vì thế đem gia tộc vào hạng Khoa cử thế gia. Đặc biệt là người anh Tái Thượng A (赛尚阿). Tái Thượng A vào năm Gia Khánh năm thứ 21 thi đậu, chọn Bút thiếp thức nhập sĩ, vào thời Đạo Quang thăng làm Thị lang, Thượng thư, nhập Quân cơ xứ.

Tái Thượng A ở chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, được coi trọng, trao cho chức Hiệp Bạn Đại học sĩ (协办大学士), thuộc hàng trọng yếu đại thần khi đấy. Năm đầu Hàm Phong, thăng Văn Hoa điện Đại học sĩ (文华殿大学士), Quân cơ đại thần, vâng mệnh trấn áp quân Thái Bình Thiên Quốc. Tuy nhiên, ông binh bại trở về, Hoàng đế giận dữ cách chức. Năm Hàm Phong thứ 10, lại đem Tái Thượng A gọi lại vào triều, phong làm Phó Đô thống, tuy nhiên nhậm chức không lâu thì ông phải về dưỡng bệnh, năm đầu Quang Tự thì qua đời. Ông có nhiều con, con trưởng là Sùng Tự (崇绪) nhậm Vân Huy sứ, con trai thứ Sùng Hi (崇熙) sau chết ở quốc nạn. Cha của Hoàng hậu là Sùng Khởi (崇绮), con thứ ba của Tái Thượng A, vốn khảo Cử nhân nhậm Lục phẩm Chủ sự, sau vì vụ của Tái Thượng A mà bị miễn quan. Ông đóng cửa đọc sách, sau khảo thi Trạng nguyên, trở thành Trạng nguyên duy nhất thuộc Bát kỳ trúng tuyển, nhậm Hàn lâm viện Thị giảng, nhà ở gần An Định môn.

Sùng Khởi có 3 vợ, chính thất là mẹ đẻ của Hoàng hậu, Ái Tân Giác La thị, vốn là con gái của Dĩ cách Trịnh Thân vương Đoan Hoa và Nữu Hỗ Lộc thị, cô mẫu của Từ An Thái hậu. Theo vai vế gia tộc, Hoàng hậu là cháu gọi Từ An Thái hậu bằng dì, do mẹ bà là biểu tỷ của Thái hậu. Kế thê của Sùng Khởi là con gái của Lý vương phủ Thành Thủ úy Tái Diệu (载耀), và Qua Nhĩ Giai thị, đường tỷ của Vinh Lộc. Gia đình Hoàng hậu tổng cộng năm con gái và một con trai, con trai duy nhất tên Bảo Sơ (葆初), Hoàng hậu là con gái thứ 3 trong nhà. Em gái út của bà về sau tham gia Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ hôn cho Huệ Kính Quận vương Dịch Tường (奕详), con trai thứ 5 của Huệ Đoan Thân vương Miên Du, làm Kế Phúc tấn. Ngoài ra, bà còn có đường muội được chỉ hôn cho Đôn Thân vương phủ Bối lặc Tái Liêm (载濂), tổ phụ của Dục Nham (毓嵒). Có thể thấy, gia đình bà tuy gốc gác không cao nhưng có liên hôn với Hoàng thất. Bên cạnh đó gia tộc này lại có truyền thống thi cử, khuôn phép nặng nề, nên có thể hình dung A Lỗ Đặc thị lớn lên ở môi trường học vấn cao độ.

Hoàng hậu Đại Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), ngày 3 tháng 2 (âm lịch) năm ấy, khi tiến hành tuyển tú, Từ An Thái hậu là người đề bạt và đưa A Lỗ Đặc thị dự vào đợt tuyển.

Trong khi đó, Từ Hi Thái hậu là người rất ghét Đoan Hoa, quyết liệt chọn con gái của Phượng Tú thuộc dòng dõi Sa Tế Phú Sát thị danh môn, đối chọi với Từ An Thái hậu rất gay gắt. Cụ thể quá trình này, trước mắt vẫn không có hồ sơ công khai minh bạch, nhưng cuối cùng Đồng Trị Đế vẫn chọn A Lỗ Đặc thị làm Hoàng hậu, và điều này khiến Từ Hi Thái hậu rất không vui. Chỉ dụ năm ấy: "Khâm phụng Từ An Hoàng thái hậu, Từ Hi Hoàng thái hậu ý chỉ. Hoàng đế tuổi nhỏ lên ngôi, đến nay đã mười một năm hơn, cần chọn người hiền để tác phối, chính vị Trung Cung, cũng là để phụ thánh đức lĩnh tương nội trị. Đặc tuyển con gái của Hàn Lâm viện Thị giảng Sùng Khởi là A Lỗ Đặc thị, thục thuận đoan trang, đáng lập làm Hoàng hậu. Đặc dụ"[2].

Theo cách người Thanh ghi lại, việc A Lỗ Đặc thị chọn làm Hoàng hậu là đã dự trù từ sớm. Có hai nguyên nhân chủ yếu:

  • Nguyên nhân thứ nhất là Sùng Khởi vốn là Trạng nguyên. Mà theo cách nói của dân gian, Hoàng hậu có thân phận làm Trạng nguyên là một điều rất lý tưởng. Ghi chép đương thời khi A Lỗ Đặc thị tuyển tú nhập cung, nhiều người nhận định tất sẽ trở thành Hoàng hậu. Vốn là con nhà khoa bảng, sự thông tuệ văn chương lễ nghĩa của A Lỗ Đặc thị đã sớm truyền khắp kinh thành.
  • Nguyên nhân thứ hai, là do xuất thân của bà. Mẹ đẻ của bà là con gái của Trịnh Thân vương Đoan Hoa, một trong Cố mệnh Bát đại thần do Thanh Văn Tông đích thân chỉ định. Dù Đoan Hoa bị Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu ban chết trong chính biến Tân Dậu, song chính thê của Đoan Hoa - Nữu Hỗ Lộc thị là cô mẫu của Từ An Thái hậu. Do đó, A Lỗ Đặc thị là cháu gọi Từ An Thái hậu là dì mẫu.

Ngày 14 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, lấy Đôn Thân vương Dịch Thông làm Chính sứ, Bối lặc Dịch Khuông làm Phó sứ, tuyên bố sách tuyên A Lỗ Đặc thị nhập cung thành hôn. Ngày 15 tháng 9 (âm lịch), Tử khắc, A Lỗ Đặc thị nhập cung làm lễ hợp cẩn đại hôn, chính thức tuyên sách lập Hoàng hậu[3]. Chiếu cáo thiên hạ[4]

Sách tuyên rằng:

Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị nhập cung vào tháng 9 năm Đồng Trị thứ 11 (1872), sống trong Tử Cấm Thành đến khi Đồng Trị Đế băng hà vào ngày 5 tháng 12 năm Đồng Trị thứ 13 (1874), sinh hoạt trong cung tầm 3 năm. Gia đình A Lỗ Đặc thị cũng được ân phong như lệ thường, cha bà Sùng Khởi thụ tước [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公], đường làm quan cũng rộng mở, thăng đến Nội các Học sĩ (内阁学士), Thị lang bộ Lạibộ Hộ.

Theo nhiều cách nói từ dã sử truyền miệng, A Lỗ Đặc Hoàng hậu có cuộc sống cung đình không mấy vui vẻ, đặc biệt là mối quan hệ với Từ Hi Thái hậu được cho là cực kém. Nếu việc tuyển tú xảy ra, đúng là có mâu thuẫn giữa Lưỡng cung Thái hậu, thì Hoàng hậu trong tình thế đó bị kẹp giữa 2 vị Thái hậu, phi thường áp lực đè nén. Tuy không hề có bất kì cứ liệu nào nói đến mối bất hòa giữa Hoàng hậu và Từ Hi Thái hậu, song sự truyền miệng của người Bát kỳ đều nhắc đến vấn đề mẹ chồng nàng dâu này. Trong đó, chuyện dã sử được nhắc đến nhiều nhất là việc A Lỗ Đặc Hoàng hậu từng nói: "Tây Thái hậu xuất thân chỉ là một phi tần, nhập cung qua cửa bên. Còn ta là Trung cung Hoàng hậu, được kiệu vào cung qua Đại Thanh môn với lễ đại hôn theo đúng di huấn của tổ tiên".

Tuy nhiên, câu nói này cũng xuất hiện trong truyền khẩu là do Đôn Thân vương Dịch Thông nói với Từ Hi Thái hậu. Đôn Thân vương Dịch Thông nổi tiếng ngay thẳng, không hề để tâm ai có thích lời nói của ông hay không. Khi đó Từ Hi Thái hậu phàn nàn việc Hoàng hậu không nghe lời quản giáo, muốn phế bỏ, Đôn Thân vương liền nói: "Muốn phế người đi từ Đại Thanh môn vào, thì phải do người đi vào từ Đại Thanh môn quyết định". Do quy chế Đại Thanh nghiêm ngặt, Hoàng hậu được cử hành đại hôn đi từ cổng chính Đại Thanh môn vào, là chủ nhân chân chính của hậu cung, còn phi tần phải đi cửa bên cạnh thành để vào. Ý của Đôn Thân vương là Từ Hi Thái hậu vốn chỉ là phi thiếp, không có tư cách phế truất Hoàng hậu do Hoàng gia tuyển lựa.

Qua những câu chuyện trên, dù ít nhiều đúng sai thì có lẽ quả thực mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu này có khả năng rất mâu thuẫn. Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị xuất thân khoa bảng thế gia, tính cách cương liệt nề nếp, cộng thêm tính cách của Từ Hi Thái hậu, thì tuy những câu chuyện trên chỉ là truyền miệng, song thực tế có lẽ thật sự giữa 2 người có mâu thuẫn tương đương.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đồng Trị thứ 13 (1874), ngày 5 tháng 12 (âm lịch), tức ngày 12 tháng 1 dương lịch năm 1875, Đồng Trị Đế băng hà, Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu đưa Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế kế vị. Do Quang Tự Đế ngang hàng với Đồng Trị Đế, nên A Lỗ Đặc thị lúc này chỉ có thể xưng là Hoàng hậu mà không phải là Hoàng thái hậu. Để phân biệt với Hoàng hậu tương lai, Lưỡng cung Thái hậu ban huy hiệu cho A Lỗ Đặc thị là Gia Thuận Hoàng hậu (嘉顺皇后)[5].

Ngày 20 tháng 2 (âm lịch) cùng năm, hơn 74 ngày sau khi Đồng Trị Đế băng, Gia Thuận Hoàng hậu cũng tạ thế vào giờ Dần tại Trữ Tú cung, thọ 21 tuổi, tạm quàn ở Long Phúc tự. Sử chép Hoàng hậu qua đời sau bạo bệnh, nhưng có thuyết cho rằng bà đã tuyệt thực đến chết hoặc bị Từ Hi Thái hậu ban rượu độc. Tuy hai người thực sự có thể có mâu thuẫn, song với tình thế Đại Thanh cung đình nghiêm ngặt, Từ Hi Thái hậu khó có khả năng chỉ vì vậy mà giết Gia Thuận Hoàng hậu, mà có khả năng rằng bà tự sát.

Đầu tiên cứ Thanh thực lục - Đức Tông thực lục ghi lại:

  • Ngày 20 tháng giêng, tầm 1 tuần sau khi Đồng Trị Đế băng, Quang Tự Đế đăng cơ ở Thái Hòa điện, đến trước Lưỡng cung Thái hậu hành lễ, lại đến Trữ Tú cung, trước mặt Gia Thuận Hoàng hậu hành lễ.
  • Ngày 18 tháng 2, Đế hầu Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Hoàng thái hậu, Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Hoàng thái hậu đến Trữ Tú cung, thăm bệnh Gia Thuận Hoàng hậu.
  • Ngày 19 tháng 2, Đế hầu Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Hoàng thái hậu, Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Hoàng thái hậu đến Trữ Tú cung, thăm bệnh Gia Thuận Hoàng hậu. Thân khắc, hầu Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Hoàng thái hậu thăm bệnh Gia Thuận Hoàng hậu.
  • Ngày 20 tháng 2, giờ Dần, Gia Thuận Hoàng hậu băng, tại Trữ Tú cung.

Nguyên nhân cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái chết của bà về sau được thêu dệt rất nhiều, nổi tiếng nhất là việc bà bị chính Từ Hi Thái hậu giết hại. Tuy nhiên, khả năng này hoàn toàn không thể xảy ra, và một số lý giải được đưa ra:

  • Thứ nhất, có thuyết cho rằng Từ Hi Thái hậu là người cuối cùng đến thăm Gia Thuận Hoàng hậu, vì vậy hạ độc thủ ra tay. Tuy nhiên, cứ theo Thật lục, ngày 18 tháng ấy, Gia Thuận Hoàng hậu bệnh tình đã có vẻ trầm trọng, đến nỗi phải mời Lưỡng cung Thái hậu đến thăm. Dù sang giờ Thân ngày hôm sau, Từ An Thái hậu chưa đi, song Quang Tự Đế hầu Từ Hi Thái hậu đến thăm được ghi chép rất tỉ mỉ, chứng tỏ nội đình đi theo ghi lại rất nghiêm ngặt. Khó mà có chuyện hạ độc thủ.
  • Thứ hai, có thuyết Từ Hi Thái hậu bức bách, bỏ đói Gia Thuận Hoàng hậu cho đến chết. Loại thuyết này khó có khả năng, vì khi ấy Từ An Thái hậu còn sống, thì Từ Hi Thái hậu không thể có hành vi lỗ mãng. Bên cạnh đó, Gia Thuận Hoàng hậu chỉ là Hoàng tẩu Hoàng hậu, danh phận đã định, vị trí của Hoàng hậu không thể làm bất lợi vị trí quyền lực của Từ Hi Thái hậu.
  • Thứ ba, có thuyết nói Đồng Trị Đế còn tại thế, Gia Thuận Hoàng hậu đã mang long chủng, Từ Hi Thái hậu không đợi được bèn bức tử Hoàng hậu. Loại thuyết này càng không có cơ sở, vì Thanh đình quy định nghiêm ngặt, với hệ thống ghi chép tỉ mỉ, một cung phi mang thai hay sẩy thai đều biết và ghi lại, nói chi đến một Hoàng hậu quốc mẫu cả một đại quốc.
  • Thứ tư, lấy theo góc độ Nho gia, Gia Thuận Hoàng hậu cảm thấy tương lai bi quan vì không có hậu tự, Quang Tự Đế nhập cung, thì bà trở thành Hoàng tẩu, mất đi hoàn toàn vị thế chính trị, do vậy u uất mà chết. Cũng nhìn theo góc độ Nho gia, gia đình bà khoa bảng nhiều đời, bên cạnh đó gia đình bà cũng có truyền thống tuẫn tiết (cô tổ mẫu từng tuẫn tiết), nên có lẽ đức hạnh Tiết phụ hẳn đã ăn sâu vào tâm trí cùng nhận thức của bà, dẫn đến khả năng bà tự sát vì tuẫn tiết theo chồng.

Theo nhật ký của Ông Đồng Hòa, Gia Thuận Hoàng hậu khi đó quả thật đã có tật bệnh, lại tương đối trầm trọng và diễn ra khá lâu.

Hậu sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Gia Thuận Hoàng hậu qua đời, Lưỡng cung Thái hậu dựa theo quy tắc, ban thụy hiệu cho Đại Hành Gia Thuận Hoàng hậu. Lưỡng cung Thái hậu dựa theo hành trạng sinh tiền của Gia Thuận Hoàng hậu mà đánh giá: ["Thục thận nhu gia, khổn nghi túc thức, thị phụng lưỡng cung, hiếu kính vô vi"; 淑慎柔嘉,壸仪足式,侍奉两宫,孝敬无违。], nghị dụ chuẩn bị thượng soạn thụy hiệu[6]. Bà được tạm quàn tại Vĩnh Tư điện (永思殿)[7].

Năm Quang Tự nguyên niên (1875), tháng 5, Quang Tự Đế thân đến Thái Hòa môn ngự chầu, tuyên thụy hiệu của Gia Thuận Hoàng hậu đầy đủ là Hiếu Triết Gia Thuận Thục Thận Hiền Minh Hiến Thiên Chương Thánh Nghị Hoàng hậu (孝哲嘉順淑愼賢明憲天彰聖毅皇后)[8]. Cùng năm tháng 11, đưa thần vị của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu phụng an Phụng Tiên điện.

Sách thụy văn viết:

Năm Quang Tự thứ 2 (1876), tháng 5, Ngự sử Phạm Đôn Nghiễm (潘敦俨) thượng tấu, trong đó nói đến hiện tại quốc nội khí hậu khô hạn, là bởi vì thụy hiệu của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu có vấn đề, thỉnh cầu sửa đổi thụy hiệu, lại có đoạn nói "Sau khi Mục Tông băng 100 ngày, đường phố đồn đãi (Hoàng hậu) nào là bi thương thành bệnh, nào là tuyệt thực vẫn sinh. Sự tình không minh bạch, dùng cái gì an ủi vong linh ở trên trời? Làm sao để khiến dân chúng không còn hoang mang?". Theo ý của Phạm Đôn Nghiễm, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu là tự sát vì tiết nghĩa, nên theo dân gian treo một biển khen thưởng, như thế mới có "mưa thuận gió hòa". Lưỡng cung Thái hậu nghe thế cả kinh, bèn phê duyệt đại khái nói:"Lịch triều ban thụy hiệu, đều theo quy tắc có từ trước. Kính cẩn cử hành. Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu đã có thụy hiệu, há chỉ nghe lời không đâu mà sửa đổi? Ngự sử nhận xét chủ quan, nghe theo lời trên phố phường mà thượng tấu, thật sự hồ đồ. Phan Đôn Nghiễm giao bộ nghiêm gia nghị sử". Cuối cùng ông ta bị cách chức.

Khi Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu qua đời, triều đình vừa chọn xong ngày lành tháng tốt dựng lăng cho Đồng Trị Đế, vì vậy bà cùng Đồng Trị Đế đều tạm quàn ở Long Phúc tự thuộc Thanh Đông lăng. Quang Tự nguyên niên (1875), ngày 18 tháng 9, Quang Tự Đế hộ tống Từ Hi Thái hậu đích thân đưa tử cung của Đế - Hậu đến Long Phúc tự.

Năm Quang Tự thứ 5 (1879), ngày 2 tháng 3 (âm lịch), đưa thần chủ của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Mục Tông thăng phụ Thái Miếu[9]. Ngày 21 tháng 3 cùng năm, Quang Tự Đế đích thân hộ tống Lưỡng cung Thái hậu từ kinh sư khải loan, tham gia Phụng an đại điển, đưa Đế - Hậu nhập táng. Ngày 26 tháng 3, Gia Thuận Hoàng hậu hợp táng cùng Đồng Trị Đế vào Huệ lăng (惠陵), quách của bà ở phía bên trái (hướng Đông) của Đồng Trị Đế. Ngày hôm đó, có Đôn Nghi Hoàng quý phi Phú Sát thị, Du phi Hách Xá Lý thị, Tuần phi A Lỗ Đặc thịTấn tần Tây Lâm Giác La thị là những người cuối cùng vào quyết biệt Đế - Hậu trong địa cung. Năm thứ 26 (1900), khi liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh buộc Hoàng tộc phải bỏ trốn, Từ Hi Thái hậu ra lệnh cho phụ thân của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu là Sùng Khởi ở lại trấn giữ kinh thành. Cả nhà Sùng Khởi đã tự sát sau khi Bắc Kinh thất thủ[10].

Năm Quang Tự thứ 34 (1908), tháng 12, Tuyên Thống Đế Phổ Nghi kế vị, dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu hai chữ Cung Đoan, thụy hiệu đầy đủ là: Hiếu Triết Gia Thuận Thục Thận Hiền Minh Cung Đoan Hiến Thiên Chương Thánh Nghị Hoàng hậu (孝哲嘉順淑愼賢明恭端憲天彰聖毅皇后).

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Nhân vật Diễn viên
1987 Lưỡng cung Hoàng thái hậu
(两宫皇太后)
A Lỗ Đặc thị Mạc Tiểu Cầm
麦小琴
1989 Nhất đại Yêu hậu
(一代妖后)
Lưu Hồng
刘虹
1990 Mãn Thanh Thập tam hoàng triều

《Phần 3: Máu nhuộm Tử Cấm Thành
(滿清十三皇朝3·血染紫禁城)

Lý Tinh
李菁
2006 Nhất sinh vi nô
(一生为奴)
Mễ Dương
米扬
2012 Đại thái giám
(大太監)
A Lỗ Đặc • Bảo Âm
(阿魯特•寶音)
Đường Thi Vịnh
唐詩詠

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清实录同治朝实录》: 癸未。谕内阁、正蓝旗蒙古都统灵桂等奏、皇后母家抬旗。请旨办理一摺。著将妥散秩大臣三等承恩公崇绮本身一支。抬入镶黄旗满洲。
  2. ^ 清实录同治朝实录 卷实录卷之三百二十八 Lưu trữ 2019-02-26 tại Wayback Machine: ○钦奉慈安皇太后慈禧皇太后懿旨。皇帝冲龄践阼。于今十有一年。允宜择贤作配。正位中宫。以辅君德而襄内治。兹选得翰林院侍讲崇绮之女阿鲁特氏。淑慎端庄。著立为皇后。特谕。
  3. ^ 《清实录同治朝实录》: ○御太和殿受贺。王以下文武大臣官员蒙古王贝勒贝子暨朝鲜使臣等行礼。礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟图开紫极。坤顺与乾健同功。曜合丹宸。月恒与日升并著。粤稽往牒。备溯前型。瞻戴星轩。表度于媓规娀矩。弼成风化。徵祥于姒幄娥台。惟嘉德之匡襄。教行壼掖。斯休和之翔被。颂洽家邦。朕敬绍丕基。诞膺景运。兹者慈安皇太后慈禧皇太后特遴贤淑。俾正宫廷。钦遵懿旨。谨昭告天地宗庙。于同治十一年九月十四日。册立翰林院侍讲崇绮之女阿鲁特氏为皇后。同勤尊养。趋萱殿而祝蕃厘。勉嗣徽音。式椒闱而敷内政。庆成嘉礼。覃洽恩施。所有事宜。开列于后。一、亲王福晋以下至奉恩将军妻室等俱加恩赐。一。民公侯伯以下二品大臣以上命妇俱加恩赐。一、各直省民欠钱粮。由户部酌核奏请蠲免。一、八旗绿营兵丁。赏给一月钱粮。一、文武会试中额。俟该部临期奏明人数。请旨酌量加广。文武乡试。由该部分别大中小省分。并满蒙汉字号。奏请加额。一、各直省儒学。无论府州县卫。俱于本年以正贡作恩贡。次贡作岁贡。一、八旗满洲蒙古汉军妇人年七十以上者。照例分别赏赉。一、内务府三旗妇人年七十以上者。照例分别赏赉。一、各省老妇有孤贫残疾无人养赡
  4. ^ 清实录同治朝实录 卷实录卷之三百四十一 Lưu trữ 2019-02-26 tại Wayback Machine: ○御太和殿受贺。王以下文武大臣官员蒙古王贝勒贝子暨朝鲜使臣等行礼。礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟图开紫极。坤顺与乾健同功。曜合丹宸。月恒与日升并著。粤稽往牒。备溯前型。瞻戴星轩。表度于媓规娀矩。弼成风化。徵祥于姒幄娥台。惟嘉德之匡襄。教行壸掖。斯休和之翔被。颂洽家邦。朕敬绍丕基。诞膺景运。兹者慈安皇太后慈禧皇太后特遴贤淑。俾正宫廷。钦遵懿旨。谨昭告天地宗庙。于同治十一年九月十四日。册立翰林院侍讲崇绮之女阿鲁特氏为皇后。同勤尊养。趋萱殿而祝蕃厘。勉嗣徽音。式椒闱而敷内政。庆成嘉礼。覃洽恩施。所有事宜。开列于后。一、亲王福晋以下至奉恩将军妻室等俱加恩赐。一。民公侯伯以下二品大臣以上命妇俱加恩赐。一、各直省民欠钱粮。由户部酌核奏请蠲免。一、八旗绿营兵丁。赏给一月钱粮。一、文武会试中额。俟该部临期奏明人数。请旨酌量加广。文武乡试。由该部分别大中小省分。并满蒙汉字号。奏请加额。一、各直省儒学。无论府州县卫。俱于本年以正贡作恩贡。次贡作岁贡。一、八旗满洲蒙古汉军妇人年七十以上者。照例分别赏赉。一、内务府三旗妇人年七十以上者。照例分别赏赉。一、各省老妇有孤贫残疾无人养赡者。该地方官加意抚恤。毋令失所。一、除十恶及谋杀故杀不赦外。犯法妇人。尽予赦免。于戏。应地安贞。帝化重二南之始。普天锡祜。母仪合九有之忱。欣薄海之胪愉。遍群生而被泽。布告天下。咸使闻知。
  5. ^ 《清实录光绪朝实录》: 戊子。谕内阁。朕钦奉两宫皇太后懿旨。皇后作配大行皇帝。懋著坤仪。著封为嘉顺皇后帝。夙昭淑慎。著封为敦宜皇贵妃。所有应行典礼。各该衙门查例办理。现月
  6. ^ 《清实录光绪朝实录》: 戊子。寅刻嘉顺皇后崩上侍慈安端裕康庆皇太后慈禧端佑康颐皇太后至储秀宫临视。申刻侍慈安端裕康庆皇太后慈禧端佑康颐皇太后至大行嘉顺皇后梓宫前临奠。内记注钦奉慈安端裕康庆颐皇太后懿旨。嘉顺皇后、孝敬性成。温恭夙著。兹于本日寅刻遽尔崩逝。距大行皇帝大丧未逾何可言。著于寿康宫行殓奠礼。择期移至永思殿暂安。所有一切事宜。并派恭亲王奕会同恭理衙门、查照例案。随时妥筹具奏。外记注
  7. ^ 《清实录光绪朝实录》:甲辰。上诣永思殿大行嘉顺皇后几筵前行初祭礼。
  8. ^ 《清实录光绪朝实录》: ○戊申。上诣太和门。恭阅大行嘉顺皇后尊谥。册。宝。行礼毕。诣观德殿穆宗毅皇帝几筵永思殿。恭候册。宝。至。诣大行嘉顺皇后几筵前行礼。恭献册。宝册文曰。臣闻紫宸齐体。离功。彤管扬芬。坤顺表安贞之德。奉明禋而有恪。令范如存。熙鸿号于无穷。崇仪告备。钦惟大后。性成孝敬。德著温恭。毓瑞高闳。文定重伣天之表。来嫔京室。含章徵应地之符。配皇极以礼肃。奉宸仪而班政。兰掖型垂。愉婉承颜。笃两宫之孝养。仁慈逮下。遇九卿以宽和。俭勤追宫庭式化。恺悌赞垂裳之治。海㝢腾欢。方期福履永绥。颂星轩之润饰。何意坤仪云邈遐升。路隔层霄。悲深率土。缅怀令则。长炳耀于寰区。宜受大名备钦崇之典礼。谨奉册。宝。曰。孝哲嘉顺淑慎贤明宪天彰圣毅皇后。于戏。勒瑶函而纪实。硕德丕昭。荐玉策以申虔。阐扬观不远。陟降在兹。宝籙常新。与球图而并重。隆名永协。耀金石而流徽。宏启嘉符。茂昌景祚
  9. ^ 《清實錄光緒朝實錄》: ○以穆宗毅皇帝孝哲毅皇后升祔太廟禮成。頒詔天下。詔曰。朕惟丕基寅紹。嗣服即所以承先。明德惟馨。肇祀莫虔於崇祔。溯寢成之茂矩。功報中興。緬閟侐之宏規。義詳配食。爰稽殷禮。覃舉洪儀。欽惟穆宗毅皇帝體協乾剛。猷宣鼎命。孝思純篤。敦天敘於寢門。聖學緝熙。懋日新於經幄。隆保傅公孤之選。置輔則其慎其難。𥳑方岳牧伯之良。任人則勿疑勿貳。奮威棱於初政。朝序澄清。敷智勇為武功。中原砥定。詔裁浮賦。惠南邦而曠典蠲除。策裕邊防。綏西極而大勛創始。飭官方以俾乂。黜陟維嚴。增貢額以求賢。登崇益廣。考言詢事。彤廷廑察邇之勞。慎獄明刑。丹扆建協中之治。神謨廣運。庶績咸熙。惟道積於厥躬。乃化光於天下。十三載宵衣旰食。精勤無閒於皇衷。億兆人樂事勸功。教養胥資乎帝力。矢蠲吉以昭崇報。成憲孔彰。肅烝嘗以永輝光。蕃厘丕迓。孝哲毅皇后伣天正位。應地含章。蘭殿承歡。婉順克勷夫至養。椒塗贊化。柔雍早樹厥徽音。端內治於六宮。言容有度。播壼儀於九域。感愴同深。允宜陳圭瓚以鳴虔。潔幾筵而祗薦。謹率諸王貝勒文武諸臣、於光緒五年閏三月初二日、恭奉穆宗繼天開運受中居正保大定功聖智孝信敏恭寬毅皇帝神位、孝哲嘉順淑慎賢明憲天彰聖毅皇后神位、合祔於太廟。兩儀撰合。宜並奉以明禋。九室禮成。咸恪承乎大糦。爰本餕餘以施惠。特頒渙號而推恩。所有事宜。開列於後。一、內外大小官員。於從前恩詔後升職加銜補官者。悉照現在職銜、給與封典。一、試職各員俱准實授。一、貢監生仍派大臣官員考定職銜。照舊例送吏部注冊。一、各省儒學。以正貢作恩貢。次貢作□山戊不□貢。一、貢生監生在監肄業者。免坐監一月。一、軍民七十以上者。許一丁侍養。免其雜派差使。一、窮民無力營葬、並無親族收瘞者。該地方官擇隙地多設義塚。隨時掩埋。毋使暴露。於戲、松梴丕煥。在庭之陟降匪遙。黍稷升香。備物之精誠曷罄。合臣工以獻享。共效尊崇。慰朝野之謳思。覃敷闓澤。布告天下。咸使聞知。禮部檔
  10. ^ Thán sử cảo, chương 255
  • Draft history of the Qing dynasty. 《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.
  • Royal archives of the Qing dynasty (清宫档案).
  • Qing imperial genealogy(清皇室四谱).
  • Biographies of the Qing dynasty consorts (清历朝后妃列传).
  • Sterling Seagraves, "Dragon Lady" ISBN 0-679-73369-8.
  • Maria Warner", "The Dragon Empres": Life and Times of Tz'u-Hsi, 1835–1908, Empress of China". ISBN 0-689-70714-2.
  • Daily life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen. ISBN 0-670-81164-5.
  • Hummel, Arthur William, ed. Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644–1912). 2 vols. Washington: United States Government Printing Office, 1943.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
CZ2128 Delta (シ ー ゼ ッ ト ニ イ チ ニ ハ チ ・ デ ル タ / CZ2128 ・ Δ) AKA "CZ" là một người hầu chiến đấu tự động và là thành viên của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Garnet.
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau