Nhân Thọ Hoàng thái hậu

Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu
孝恭仁皇后
Ung Chính Đế sinh mẫu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị13 tháng 11 năm 1722
- 23 tháng 5 năm 1723
Tiền nhiệmNhân Hiến Hoàng thái hậu
Từ Hoà Hoàng thái hậu
Kế nhiệmSùng Khánh Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1660-04-28)28 tháng 4, 1660
Mất25 tháng 6, 1723(1723-06-25) (63 tuổi)
Vĩnh Hòa cung, Tử Cấm Thành
An táng1 tháng 9 năm 1723
Thanh Cảnh lăng
Phối ngẫuThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Ô Nhã·Mã Lục (乌雅·玛琭)
Tôn hiệu
Nhân Thọ Hoàng thái hậu
(仁壽皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Từ Thuần Khâm Mục Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu
(孝恭宣惠溫肅定裕慈純欽穆贊天承聖仁皇后)
Tước hiệuCung nữ tử
Đức tần(德嬪)
Đức phi(德妃)
Nhân Thọ Hoàng thái hậu(仁壽皇太后)
Hoàng hậu(thụy phong năm 1723)
Hoàng tộcNhà Thanh
Thân phụUy Vũ
Thân mẫuTắc Hoà Lý thị

Nhân Thọ Hoàng thái hậu (chữ Hán: 仁壽皇太后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡤᡠᠩᠨᡝᠴᡠᡴᡝ
ᡤᠣᠰᡳᠨ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga gungnecuke gosin hūwangheo, Abkai: hiyouxungga gungnequke gosin hvwangheo; 28 tháng 4 năm 1660 - 25 tháng 6 năm 1723) hay còn gọi là Hiếu Cung Nhân hoàng hậu (孝恭仁皇后), là phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế, thân mẫu của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.

Bà chưa bao giờ được lập làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong ngôi Hoàng hậu khi đã qua đời.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]
Cận chân dung Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị

Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu sinh ngày 19 tháng 3 (âm lịch), tên gọi Mã Lục (玛琭)[1], xuất thân từ dòng họ Ô Nhã thị (乌雅氏), lại có thuyết gọi Ngô Nhã thị (吴雅氏), thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Tuy nhiên, gia tộc bà nguyên thuộc Bao y Chính Hoàng kỳ, sau này mới được nhập Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, thoát khỏi thân phận Bao y.

Tằng tổ phụ Ngạch Bách Căn (额柏根), thế cư Cáp Đạt, lại có chỗ nói thế cư Diệp Hách, buổi đầu quốc sơ thì quy thuận. Tổ phụ Ngạch Tham (额参), là con trưởng của Ngạch Bách Căn, buổi đầu phò tá Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, làm chức Thiện Phòng Tổng lĩnh (膳房总管)[2], này vốn là Nội vụ phủ Bao y. Về sau ông lập được công danh, chinh chiến Triều Tiên, lại đến Sơn Đông, Tế Nam, công lao hiển hách nên dần thăng Nhất đẳng Đô úy, kiêm nhậm Tá lĩnh, thụ Nam tước. Phụ thân của bà là Uy Vũ (威武), lại có tên khác Ngụy Vũ (魏武), là trưởng tử của Ngạch Tham, đương thời nhậm chức vụ [Hộ quân Tham lĩnh; 護軍參領], hàm Chính tam phẩm. Em trai bà tên là Bác Khải (博启), được giữ chức Tán trật đại thần, hàm Tòng nhị phẩm.

Trong nhà bà còn có người chú Nhạc Sắc (岳色), nguyên nhậm Tư Hộ quan, sau đặc ban chức Kỵ đô úy. Ngoài ra, còn có Đạc Bật (铎弼), là đường huynh đệ của Uy Vũ, đương thời nhậm Phó đô Ngự sử trong Đô Sát viện, Nội vụ phủ Tổng quản kiêm Tá lĩnh. Em gái gả cho A Linh A, con trai của Át Tất Long và là em của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậuÔn Hi Quý phi. Cháu trai (con của em gái), ngay từ dưới thời Khang Hi đã làm đến hàm Chính nhất phẩm Lãnh Thị vệ Nội đại thần, Hình bộ Thượng thư, tước Nhị đẳng công. Về sau, khi bà hiển quý, trở thành Hoàng thái hậu, cả gia đình cũng vinh hiển, cả ông cụ, ông nội và cha bà được Ung Chính Đế phong tước phong Nhất đẳng công (一等公).

Ung Chính Đế vì khuếch trương dòng dõi của Thái hậu, cũng là để tự nâng bản thân, còn tự xưng dòng họ của bà là Bổn triều cựu tộc, sang thế danh gia (Nguyên văn: 本朝旧族, 创世名家), lại ra chỉ dụ tán thưởng:

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổ phụ vốn là Bao y, cho nên Ô Nhã thị tính ra phải vào Nội vụ phủ làm việc khi còn nhỏ dựa theo Nội vụ phủ tuyển tú. Căn cứ theo hồ sơ Quất Huyền Nhã (橘玄雅) khảo được từ Lục đầu bài đương (绿头牌档), vào năm Khang Hi thứ 14 (1675), Khang Hi Đế lệnh cho Nội vụ phủ tuyển chọn Bao y Tú nữ, Ô Nhã thị lấy thân phận Cung nữ tử mà nhập cung. Năm đó, bà 16 tuổi, cùng xét tuyển với bà có Lương phi Giác Thiền thị, được ghi lại tên là "Song Tỷ"Định phi Vạn Lưu Ha thị, được ghi lại tên là "Nữu Nữu".

Án theo tập hồ sơ này, Ô Nhã Mã Lục là được "đề cử", nhưng không phải là vì xuất chúng gì cả, mà là được đề cử khi tiến hành Nội vụ phủ tuyển tú lần thứ hai. Đại khái bà đã bị loại, lần này lại lần nữa tham tuyển. Lần đầu tiên diễn ra khi nào, vẫn chưa biết được. Hồ sơ cung đình thời Thanh dưới triều đại Khang Hi rất khan hiếm, nên cũng không thực sự rõ bối cảnh từ khi Mã Lục nhập cung đến khi chính thức trở thành tần phi. Sớm biết được, Mã Lục nhập cung đã lãnh làm Cung nữ tử, là Cung nữ riêng của các phi tần.

Năm Khang Hi thứ 17 (1678), ngày 30 tháng 10 (âm lịch), Cung nhân Ô Nhã Mã Lục sinh Hoàng tứ tử Dận Chân (胤禛). Lúc này Ô Nhã thị chưa có thân phận, nên sau khi đầy tháng thì Khang Hi Đế đem Hoàng tử Dận Chân đưa cho Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông thị nuôi dưỡng. Một năm sau (1679), ngày 13 tháng 10 (âm lịch), Khang Hi Đế sách phong cung nhân Ô Nhã thị làm Đức tần (德嬪). Do mới được sách phong, Đức tần Ô Nhã thị có thứ tự sau cùng trong số các tần phi có tước vị khi ấy[3][4].

Năm Khang Hi thứ 19 (1680), ngày 5 tháng 2 (âm lịch), bà sinh ra 1 người con trai nữa, tên Dận Tộ, là Hoàng tử thứ sáu của Khang Hi Đế. Sang năm sau (1681), ngày 20 tháng 12 (âm lịch), Đức tần Ô Nhã thị cùng Huệ tần Na Lạp thị, Vinh tần Mã Giai thị cùng Nghi tần Quách Lạc La thị đồng thời được tấn phong Phi vị, do đó Ô Nhã thị được thăng lên Đức phi (德妃). Lúc này bà ở tại Vĩnh Hòa cung. Năm ấy Ô Nhã thị vừa 22 tuổi[5].

Sách văn rằng:

Năm Khang Hi thứ 21 (1682), ngày 1 tháng 6 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh Hoàng thất nữ, nhưng Hoàng nữ chết non vào tháng 8 cùng năm, chỉ vừa được 2 tháng tuổi. Năm thứ 22 (1683), ngày 22 tháng 9, sinh hạ Hoàng cửu nữ, tức Cố Luân Ôn Hiến Công chúa, được giao cho Nhân Hiến Hoàng thái hậu đích thân nuôi dạy.

Năm Khang Hi thứ 25 (1686), ngày 24 tháng 4 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh Hoàng thập nhị nữ. Năm thứ 27 (1688), ngày 9 tháng 1 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh người con cuối cùng, Tuân Quận vương Dận Trinh, Hoàng tử thứ 14 của Khang Hi Đế.

Lúc này, Hoàng thập nhị nữ cùng Dận Trinh là những người con mà Ô Nhã thị trực tiếp gần gũi và nuôi lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là Dận Trinh, người vừa là con út, vừa là con trai còn lại nhỏ nhất của Ô Nhã thị, do Hoàng lục tử Dận Tộ đã mất vào năm Khang Hi thứ 24 (1685), trong khi Dận Chân đã được Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu nuôi dưỡng từ nhỏ. Hoàng thập nhị nữ sống đến năm 12 tuổi, thì đột ngột qua đời vào năm Khang Hi thứ 36 (1697), từ đó chỉ còn Hoàng tử Dận Trinh bên cạnh bà.

Đại Thanh Hoàng thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Hoàng đế băng hà. Ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), theo di chiếu, Hoàng tứ tử Ung Thân vương Dận Chân kế vị, tức Ung Chính Đế.

Với thân phận là sinh mẫu của Tân đế, Đức phi Ô Nhã thị được tấn tôn làm Hoàng thái hậu. Thời điểm tấn tôn, Ô Nhã thị đã hơn 60 tuổi, Ung Chính Đế đối với mẫu thân cực kì hiếu thuận, chuẩn bị lễ long trọng mời bà từ Vĩnh Hòa cung đến cung thất dành riêng cho Thái hậu là Ninh Thọ cung. Gặp khi Nghi phi có hành vi vô lễ, Ung Chính Đế cũng vì danh dự của mẹ mình mà ra chỉ trách phạt vị sủng phi này của Khang Hi Đế.

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng giêng, Ung Chính Đế soạn chỉ dụ, tấn dâng tôn hiệu cho Hoàng thái hậu là Nhân Thọ Hoàng thái hậu (仁壽皇太后)[6][7].

Sang đầu tháng 2 cùng năm, Ung Chính Đế ra chỉ dụ truy phong tằng tổ phụ của Thái hậu - Ngạch Bố Căn, tổ phụ của Thái hậu - Ngạch Tham cùng phụ thân của Thái hậu - Uy Vũ làm [Nhất đẳng công; 一等公], các phu nhân đều là [Công Nhất phẩm Phu nhân; 公一品夫人], em trai của Hoàng thái hậu là Bạch Khải thừa tập Nhất đẳng công, kế thừa truyền đời[8]. Sang ngày 22 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, Nhân Thọ Hoàng thái hậu lâm trọng bệnh, Ung Chính Đế ngày đêm hầu chén thuốc không nghỉ. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 5 (tức ngày 25 tháng 6 dương lịch), đêm khuya giờ Sửu, Hoàng thái hậu qua đời tại Vĩnh Hòa cung, thọ 64 tuổi. Nhân Thọ Hoàng thái hậu khi ấy được đặt tại Ninh Thọ cung, Ung Chính Đế thương cảm mặc đồ trắng cư tang. Sau 3 ngày, ngày 26 tháng 5, bà được đem đến Thọ Hoàng điện (壽皇殿).

Truy thụy và phối thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sang tháng sau, ngày 20 tháng 6, Tổng lý Vương đại thần Cửu khanh là Hàn Chiêm Khoa (翰詹科) dẫn đầu các quan hội nghị việc phụng thờ Thánh Tổ miếu, thêm chữ [Nhân] là Đế thụy của Khang Hi Đế vào thụy hiệu của Thái hậu, cũng như 3 vị Hoàng hậu trước đó[9]. Các đại thần cùng nghị phối thờ Tứ hậu (Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu cùng Nhân Thọ Hoàng thái hậu) vào Thánh Tổ miếu, đó là dựa vào lệ có từ thời Tống Thái Tông cùng Tống Chân Tông. Ung Chính Đế ra chỉ dụ, trong đó có đoạn:

Ngày 12 tháng 8 (âm lịch) cùng năm, Ung Chính Đế làm đại lễ tiến dâng thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng thái hậu, là Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu (孝恭宣惠溫肅定裕贊天承聖仁皇后). Chiếu cáo thiên hạ[10].

Sách thụy văn rằng:

Ngày 1 tháng 9 cùng năm, hợp táng cùng Khang Hi Đế và 3 vị Tiên hậu ở Cảnh lăng (景陵), thuộc Thanh Đông lăngTuân Hóa. Cùng ngày, thăng phụ Thái Miếu. Qua các đời con cháu Càn Long, Gia Khánh, thụy hiệu đầy đủ của bà là: Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Từ Thuần Khâm Mục Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu (孝恭宣惠溫肅定裕慈純欽穆贊天承聖仁皇后).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hoàng tứ tử Dận Chân [胤禛], tức Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.
  2. Hoàng lục tử Dận Tộ [胤祚; 1680 – 1685], con trai thứ sáu của Khang Hi Đế. Sinh ngày 5 tháng 2 năm Khang Hi thứ 19, mất ngày 14 tháng 5 năm Khang Hi thứ 24. Được 6 tuổi.
  3. Hoàng thất nữ [皇七女; 1682], con gái thứ 7 của Khang Hi Đế. Sinh ngày 1 tháng 6 năm Khang Hi thứ 21, chết vào tháng 8 cùng năm.
  4. Cố Luân Ôn Hiến Công chúa [固倫溫憲公主; 22 tháng 9, năm 1683tháng 7, năm 1702], Hoàng cửu nữ, sơ phong [Hòa Thạc Công chúa], từ nhỏ do Hoàng đích tổ mẫu là Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu nuôi dưỡng. Năm Khang Hi thứ 39 (1700), hạ giá Thuấn An Nhan (舜安颜) - là cháu nội của Đông Quốc Duy và là cháu gọi Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu bằng cô. Ung Chính Đế truy tặng làm [Cố Luân Công chúa].
  5. Hoàng thập nhị nữ [皇十二女; 1686 - 1697], con gái thứ 12 của Khang Hi Đế. Sinh ngày 24 tháng 4 năm Khang Hi thứ 25, mất vào tháng 2 năm Khang Hi thứ 36, được 12 tuổi.
  6. Hoàng thập tứ tử Dận Trinh [胤礽; 1688 - 1755], thụy hiệu Tuân Cần Quận vương (恂勤郡王).

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim truyền hình Diễn viên
1980 Đại nội quần anh Lương Thuấn Yên
1995 Cửu vương đoạt vị Bào Khởi Tĩnh
1997 Giang hồ kỳ hiệp truyện Trần Sa Lợi
1997 Vương triều Ung Chính Thi Kiến Lam
2011 Cung tỏa tâm ngọc Lưu Tuyết Hoa
2012 Hậu cung Chân Hoàn truyện Lưu Tuyết Hoa
2012 Cung tỏa châu liêm Lưu Tuyết Hoa
2012 Bộ bộ kinh tâm Đới Xuân Vinh
2014 Thực vi nô Lữ San

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Có nghĩa là ["Cái bình rượu lớn"]. Thông tin từ Quất Huyền Nhã (橘玄雅) sau khi sửa sang lại tập hồ sơ bằng chữ Mãn là Lục bài đầu đương (绿头牌档) - ghi thông tin một đợt tuyển tú nữ thời Khang Hi.
  2. ^ 八旗通志?正黄旗满洲世职大臣卷: 额参,满洲正黄旗人,姓吴雅氏,世居叶赫地方,初任布达衣大(即膳房总管),累擢至内大臣(正一品)。
  3. ^ 《有懷堂文稿》之冊貴嬪文:「皇帝若曰,惟稽古爰立六寢,即備九嬪,取像卿月之班,分屬參星之位,必求令質,始錫嘉名。爾某氏,選自良家,嫻茲內則,言歸永巷,不遺絲枲之功。俾贊長秋,克舉豆籩之職。宜申寶敬,往齎彝章,茲特冊爾為貴嬪。爾其勿違女師,益勤婦學。上以佐二南之化,下克為九御之宗,欽哉。」結合孝恭仁皇后包衣出身的家庭背景以及此文的大致撰寫時間,此人為德嬪的可能性是最大的。韓菼整理文集時,為尊者諱而將相關信息隱去。
  4. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之八十五》康熙十八年。己未。冬。十月。壬戌朔。享太庙。上亲诣行礼......○甲戌。册封嫔吴雅氏为德嫔○乙亥。免山西文水、寿阳二县、本年分雹灾额赋有差......
  5. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之九十九》康熙二十年。辛酉。十二月......○命大学士勒德洪、持节进封贵妃佟氏、为皇贵妃......惠嫔纳喇氏。为惠妃。册文曰......进封宜嫔郭罗洛氏、为宜妃。册文同○命侍郎额星格、持节进封德嫔吴雅氏、为德妃。册文曰、朕惟治本齐家、茂衍六宫之庆。职宜佐内、备资四德之贤。恪恭久效于闺闱。升序用光以纶綍。咨尔德嫔吴雅氏。柔嘉成性。淑慎持躬。动谐珩佩之和、克娴于礼。敬凛夙宵之节、靡懈于勤。兹仰承太皇太后慈谕、以册印、进封尔为德妃。尔其祗膺晋秩、副象服之有加。懋赞坤仪、迓鸿庥之方至。钦哉。侍郎杨正中、持节进封荣嫔马佳氏、为荣妃。册文同......
  6. ^ 清实录雍正朝实录-雍正实录卷之三 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 雍正元年。癸卯。春。正月。壬寅。谕总理事务王大臣等。母后诞育朕躬。缵承大统。谨考彝章。请上尊号。母后以皇考梓宫。奉移山陵之事未毕。不忍即受尊称。前据王大臣等、合词虔请。敬上仁寿皇太后尊号。盛德谦光。屡辞不允。诸王大臣援引旧典。恳求再三。始蒙慈允。今恭上册宝典礼。亟应举行。母后圣意。仍欲迟迟。朕复再四陈恳。未蒙许允。见今山陵之期已近。尊崇大典。言□耴吉何时。总理事务王大臣、会同礼部九卿、确议具奏
  7. ^ 清实录雍正朝实录-雍正实录卷之三 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 雍正元年。癸卯。春。正月。乙巳。总理事务王大臣、会同礼部九卿。遵旨议奏。臣等谨考典章。恭上仁寿皇太后尊号。伏承懿旨。以圣祖仁皇帝梓宫奉移山陵之事未毕。屡辞不允。臣等众吁恳求。始荷允行。今恭上册宝典礼。皇太后仍欲迟迟。仰见圣德谦光。追念先皇诚敬哀慕之心。至真至切。从古未有。臣等窃思尊上崇称。圣王之盛轨。恪遵慈谕。大孝之至情。况值圣祖仁皇帝梓宫奉移山陵在迩。谨俟事毕之后。恭上皇太后册宝典礼。吉期交与钦天监选择举行。得旨、是
  8. ^ 清实录雍正朝实录: 雍正元年。癸卯。二月。癸丑。追封仁寿皇太后曾祖额布根、祖一等阿思哈尼哈番兼佐领额参、父护军参领卫武、俱为一等公。妻、俱为公一品夫人。并命卫武子白启、袭封一等公。世袭罔替
  9. ^ ○丁卯。总理事务王大臣九卿翰詹科道等官、会议。恭请四后同祔圣祖庙。尊谥并加仁字。谕曰。朕惟母后升祔太庙。大典攸关。欲伸臣子之孝思。必准前代之成宪。务得情理允协。乃可昭示万年。诸王大臣等、奏请四后同祔太庙。引据宋朝太宗、真宗、四后祔庙之礼。朱子及有宋诸儒。皆以为允当。览奏、既得展朕孝敬无穷之心。复合前代斟酌尽善之典。不觉悲慰交集。恭惟孝诚仁皇后、元配宸极。孝昭仁皇后、孝懿仁皇后、继位中宫。孝恭仁皇后、诞育朕躬。母仪天下。按先儒祔庙之议。一元后。一继立。一本生。以次并列。今母后升祔位次。当首奉孝诚仁皇后。次奉孝昭仁皇后。次奉孝懿仁皇后。次奉孝恭仁皇后。如此、庶于古礼符合。而朕心亦安矣
  10. ^ 清实录雍正朝实录-雍正实录卷之十 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 庚申。恭上大行皇太后尊谥礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟国之盛典。报本莫重于尊亲。礼之大经。易名实垂于永世。盖恩深顾复。斯必著其徽称。惟事极推崇。爰有资乎显号。彝章攸在。简册具存。钦惟皇妣大行仁寿皇太后端庄恭俭。和惠柔明。仁孝本乎天资。静专同乎坤载。夙事皇考。懋著壸仪。诞育藐躬。备隆母道。劬劳鞠育。恩殚弱龄。谆复命提。诲周成立。宽仁逮下。厚泽洽于宫庭。谦约持身。盛德孚于禁掖。及朕祗承丕业。绍缵皇基。每因定省之辰。时切忧勤之儆。慈敷中外。化及家邦。方期合四海之欢心。永以奉慈闱之孝养。夫何遽昇仙驭。莫逮瞻依。追感方深。衔哀何极。惟藉鸿名之荐。少伸孺慕之诚。是用稽考礼文。恪遵旧典。祗告天地宗庙社稷。于雍正元年八月十二日、率诸王贝勒大臣、文武群臣、恭奉册宝。上尊谥曰。孝恭宣惠温肃定裕赞天承圣仁皇后。既展追崇之大义。当推教孝之宏仁。于戏、至德弘恩。岂揄扬之可尽。隆名焕号。尚昭显于无穷。布告万方。咸使知悉
  • Hummel, Arthur William, ed. Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644-1912). 2 vols. Washington: United States Government Printing Office, 1943.
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
  • Draft history of the Qing dynasty《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.聖祖孝恭仁皇后.
  • Passionate women: female suicide in late imperial China. Paul S. Ropp,Paola Zamperini,Harriet Thelma Zurndorfer. ISBN 90-04-12018-1, ISBN 978-90-04-12018-1.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế