Đồng(II) selenit | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Đồng(II) selenit |
Tên khác | Cupric selenit Đồng(II) selenat(IV) Cupric selenat(IV) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CuSeO3 |
Khối lượng mol | 190,5042 g/mol (khan) 208,51948 g/mol (1 nước) 226,53476 g/mol (2 nước) |
Bề ngoài | Chất rắn màu xanh lam[1] |
Khối lượng riêng | 3,31 g/cm³ (2 nước)[2] |
Điểm nóng chảy | 265 °C (538 K; 509 °F) (2 nước, mất nước)[2] |
Điểm sôi | 460 °C (733 K; 860 °F) (phân hủy)[2] |
Độ hòa tan trong nước | 0,003 g/100 mL[1] |
Độ hòa tan trong benzen và acid | Ít tan[1] |
Các nguy hiểm | |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | Nguy hiểm |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H301, H331, H371, H410 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P260, P261, P264, P270, P271, P273, P301+P310, P304+P340, P311, P314, P321, P330, P391, P403+P233, P405, P50 |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Đồng(II) selenit là một muối vô cơ của đồng(II) và ion selenit có công thức CuSeO3. Hợp chất này thường được tìm thấy dưới dạng dihydrat, CuSeO3·2H2O, ở dạng bột màu xanh lam.[3][4]
Đồng(II) selenit chủ yếu được khai thác từ mỏ khoáng vật chalcomenit – CuSeO3·2H2O có lẫn tạp chất trong tự nhiên.
Đồng(II) selenit có thể được điều chế từ đồng(II) acetat và acid selenơ.[3][5]
Hợp chất này cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của dung dịch đồng(II) sulfat và kali selenit ở nhiệt độ cao:
Đồng(II) selenit kết tinh thành các tinh thể màu xanh lam, không tan trong nước.
Nó tạo thành tinh thể dihydrat CuSeO3·2H2O – tinh thể màu xanh lam thuộc hệ tinh thể trực thoi, nhóm không gian P 212121, các hằng số mạng tinh thể a = 0,736 nm, b = 0,910 nm, c = 0,665 nm, Z = 4.
Đồng(II) selenit có thể được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình phân hủy Kjeldahl.[3]