Biệt khu Thủ đô Quân lực Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
![]() Phù hiệu | |
Hoạt động | 1956 - 1975 |
Quốc gia | ![]() |
Phục vụ | ![]() |
Quân chủng | Hỗn hợp |
Phân loại | Biệt khu |
Bộ phận của | ![]() ![]() |
Bộ chỉ huy | Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa |
Khẩu hiệu | Cương quyết Bảo vệ Thủ đô |
Tham chiến | - Trận Mậu Thân - Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | - Dương Văn Minh - Thái Quang Hoàng - Nguyễn Văn Y - Tôn Thất Đính - Mai Hữu Xuân - Trần Thiện Khiêm - Phạm Văn Đỗng - Vĩnh Lộc - Lê Nguyên Khang - Nguyễn Văn Minh - Chung Tấn Cang - Lâm Văn Phát |
Biệt khu Thủ đô là một Biệt khu trong tổ chức Quân khu và Khu Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trực thuộc Quân khu 3 và theo hệ thống điều hành của Bộ Tổng Tham mưu. Do địa bàn bảo an là Trung tâm Hành chính và Quân sự của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên tuy vùng hoạt động nhỏ gọn, nằm trọn hoàn toàn trong Quân khu 3, nhưng trách vụ nặng nề và quan trọng hơn. Vì vậy, vào cuối tháng 4 năm 1975, khi Biệt khu Thủ đô thất thủ, kéo theo sự sụp đổ của Chính thể Việt Nam Cộng hòa và tác động tan rã lực lượng của Quân đoàn IV dù binh lực gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ Lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu gồm:
Địa bàn của Quân khu Thủ đô đặc trách vùng Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn.[6] Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô đặt tại trại Lê Văn Duyệt[7], trên địa bàn quận 3, Sài Gòn cho đến tháng 4 năm 1975. Trụ sở Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô (tức Trại Lê Văn Duyệt) hiện nay chính là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng Chiến thuật, theo đó Quân khu Thủ đô được đổi thành Biệt khu Thủ đô, mở rộng địa bàn thêm tỉnh Gia Định, trực thuộc Vùng 3 Chiến thuật.[8].
Ngày 21 tháng 11 năm 1962, Tổng thống Diệm đã ra Sắc lệnh số 213/QP, sửa đổi lại điều 2 do Sắc lệnh số 98/QP, chia lại các Địa bàn Quân sự thành 4 Vùng Chiến thuật và 1 Biệt khu Thủ đô.[9]. Biệt khu Thủ đô trở thành một đơn vị cấp Quân khu Độc lập.
Ngày 2 tháng 7 năm 1965, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ đã ký Sắc lệnh số 124-QP “Đổi danh hiệu Biệt khu Thủ đô thành Quân khu Thủ đô”. Theo điều 1 của Sắc lệnh: Ranh giới Quân khu Thủ đô tạm thời là ranh giới Biệt khu Thủ đô cũ, gồm Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, tỉnh Gia Định.[10]. Một năm sau, ngày 18 tháng 7 năm 1966, vẫn là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ, lại ký tiếp Sắc lệnh số 130/SL/QP đổi danh hiệu Quân khu Thủ đô thành Biệt khu Thủ đô và quy định: Ranh giới Biệt khu Thủ đô bao gồm Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và Đặc khu Côn Sơn. Biệt khu Thủ đô vẫn được đặt thuộc Vùng 3 Chiến thuật, có nhiệm vụ như một Khu Chiến thuật.[11].
Ngày 1 tháng 7 năm 1970, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thay đổi danh hiệu 4 vùng chiến thuật thành 4 quân khu. Quân khu 3 có thêm tỉnh (tiểu khu) Gia Định, theo đó địa bàn quân khu 3 có 11 tỉnh. Tuy nhiên về mặt khu chiến thuật, tiểu khu Gia Định vẫn nằm trong Biệt khu Thủ đô.
Nhiệm vụ gìn giữ an ninh tại Biệt khu Thủ đô rất phức tạp. Các cơ sở Trung ương. Các định chế Quốc gia như hành chánh, quân đội, cảnh sát, an ninh tình báo, các tòa Đại sứ. Bộ tư lệnh và Bộ chỉ huy của các quân binh chủng, các đơn vị yểm trợ, tiếp vận v.v... đều nằm trong phạm vi của Biệt khu.
Stt | Phòng Sở Trực thuộc |
Chú thích | Stt | Phòng Sở Trực thuộc |
Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
- |
Lực lượng trực tiếp dưới quyền của Biệt khu Thủ đô gồm các Đại đội phiên hiệu từ 306 đến 310 đồn trú trong nội đô và ven đô; cùng Lực lượng các Phân khu, Tiểu khu (Tỉnh), các Chi khu (Quận) và Lực lượng Quân cảnh duy trì kỷ luật, hợp thành Liên đoàn An ninh Thủ đô. Ngoài ra còn có Lực lượng của các Bộ Tư lệnh, Bộ chỉ huy của các Quân, Binh chủng như Hải quân, Không quân, Sư đoàn Nhảy dù, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương, Bộ chỉ huy Thiết giáp và Liên đoàn Biệt cách Dù sẵn sàng ứng phó.
Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Chức vụ | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Đà Lạt K4[12] |
Ngày 28/4/1975 Trung tướng Lâm Văn Phát đảm nhiệm chức vụ này. | |||
Võ bị Đà Lạt K3 |
||||
Võ khoa Thủ Đức K1[14] |
||||
Võ khoa Nam Định[16] |
||||
Võ khoa Thủ Đức K4 |
||||
Hải quân Nha Trang K3 |
Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Tông Sơn Tây |
Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Chức vụ sau cùng: Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan (1964) | |||
Võ bị Tông Sơn Tây |
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Chức vụ sau cùng: Tổng tham mưu phó đặc trách Bình định & Phát triển kiêm Tư lệnh Địa phương quân & nghĩa quân (1968-1974). | |||
Võ bị Móng Cái |
Kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định | |||
Võ bị Địa phương Vũng Tàu |
Đương nhiệm Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô | |||
Võ bị Lục quân Pháp |
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn. Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tổng tham mưu trưởng (1975) | |||
Võ khoa Nam Định |
Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn (1965-1968). Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng, đặc trách Hành quân | |||
Võ khoa Nam Định |
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Bị thương trong trận Mậu Thân 1968 do bị rocket của trực thăng Hoa Kỳ bắn nhầm | |||
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn lần thứ 1 | ||||
Hải quân Nha Trang K1 |
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn. Chức vụ sau cùng: Tư lệnh Hải quân | |||
Tái nhiệm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn lần thứ 2. | ||||
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt |
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn cuối cùng |