Cây bình rượu (cũng gọi là cây bình nước) có danh pháp: Nepenthes rafflesiana, là một loài của chi nắp ấm,[1] sống trên cạn, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới của Borneo, Sumatra, Malaysia, Singapore. Giống như các loài cây nắp ấm, loài cây bắt ruồi hay loài cây ăn sâu bọ khác, đây là một loài cây ăn thịt, mặc dù "thịt" chỉ là những sâu bọ nhỏ. Cây có phương thức dinh dưỡng kép: vừa tự dưỡng bằng quang hợp, lại vừa dị dưỡng nhờ ăn thịt nhằm bổ sung nguồn đạm do môi trường cằn cỗi.[2]
Loài cây thân thảo, mọc thấp. Cây non thường có nhiều sợi lông nhỏ, dài, màu nâu hoặc trắng. Cây trưởng thành thường có ít lông, thưa, ngắn và màu nâu.
Các "bình rượu" (bình nước) của nó là biến dạng của lá dùng để bắt mồi, có dung tích trung bình khoảng 250 ml, thường chỉ ở gần sát mặt đất, hiếm khi vượt quá 20 cm so với mặt đất. Màu sắc của "bình" có thể là màu tím đậm, tím nhạt hoặc gần như hoàn toàn trắng, nhưng thường gặp là màu lục, trong và ngoài có các đốm màu tím.[3] Các "bình" mọc thấp thường to, còn mọc trên cao thì nhỏ hơn.
Hoa hình cụm, có thể cao từ 16 đến 70 cm, mỗi bông hoa màu đỏ hoặc tím thường xuất hiện đơn lẻ, hoặc đôi khi theo cặp, trên mỗi cuống hoa.
Loài cây bình rượu Nepenthes rafflesiana này được cho là do phát hiện của tiến sĩ William Jack vào năm 1819, qua một tài liệu của ông từ Singapore được công bố trên Tạp chí Thực vật Curtis.
Sau đó, loài này bắt đầu thu hút chú ý nhờ được mô tả kỹ lưỡng ở tạp chí "Người làm vườn và Nông dân" Anh vào năm 1850, rồi được trồng trọt ở Anh nhờ phổ biến của The Gardeners' Chronicle and Agricultural Gazette (Biên niên ký người làm vườn và nông nghiệp), 1872.
Ở các khu vực trên, cây thường mọc ở vùng đất cát ẩm ướt, bên lề của rừng, ven đầm lầy than bùn thuộc rừng mưa nhiệt đới và có khi ở vách đá bên bờ biển. Nó có thể sinh sống ở độ cao đến 1200 m hoặc thậm chí 1500 m so với mực nước biển.[4][6]
Như tất cả các cây cùng chi Nepenthes, loài này không có cơ quan bắt mồi chuyển động chủ động được như cây bắt ruồi Venus, mà là cây bắt mồi bị động. Chúng dẫn dụ con mồi vào bình là nơi tiết ra loại chất có vị ngọt, mùi hấp dẫn. Khi con mồi đã vào thành "bình" rất trơn, thì nhanh chóng trượt rơi xuống đáy "bình" có chứa chất lỏng rồi bị chết đuối. Các enzym tiêu hóa được cây tiết ra từ thành "bình" sẽ phân giải các hợp chất hữu cơ của con mồi thành các chất dinh dưỡng hòa tan, được cây hấp thụ qua thành "bình".
Đặc điểm này được cho là kết quả của phương thức tiến hoá ở những cây sống trong đất nghèo chất đạm. Cũng do phương thức này, mà rễ của hầu hết các loài cây ăn thịt khác đều nhỏ, ăn nông và rất dễ gẫy.
Ngoài ra, một số nơi còn thấy vào ban đêm thì "bình" còn là nơi trú ngụ của loài dơi nhỏ - sự hợp tác có lợi cho hai loài - trong đó dơi có chỗ nghỉ, còn cây nhận thêm nguồn đạm từ phân dơi.[7]
Loài này đã được trồng ở nhiều nơi ở châu Âu, Mỹ như một cây cảnh.
Cây nên được trồng dưới bóng râm, hoặc nơi tán xạ của ánh sáng mặt trời, cũng có thể chiếu sáng nhân tạo thích hợp. Cung cấp nước cho cây bằng cách tưới đủ nước sạch vào gốc và phun sương đều đặn. Tuyệt đối không để nước đọng ở nơi cây sinh sống vì cây ưa ẩm nhưng không chịu nước.
Cho cây "ăn" có nhiều cách, nhưng thức ăn thường là giun khô, xác côn trùng (nếu có thể) hoặc thức ăn viên cho cá (Koi pellets), lượng thức ăn không được nhiều. Tuy gọi là cây ăn thịt, nhưng không loài cây ăn thịt nào ăn được thịt thật (như thịt gà, thịt lợn,...) dù cắt nhỏ, vì các enzym tiêu hóa của chúng không phân giải được loại thức ăn này; lượng thức ăn này sẽ thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm cơ hội hại cây cũng như gây mùi khó chịu.
Một số bộ phận của dạng khổng lồ (từ trái sang phải): 1) bình cao tới trên 30 cm; 2) đường gân dài trên 110 cm; 3) bình trên có kích thước khoảng 45 cm.
Dạng cây to, cao với "bình" rất lớn so với các dạng khác thường gặp, được gọi là dạng khổng lồ của N. rafflesiana đã được phát hiện ở các địa phương cô lập trên bờ biển phía tây bắc của Borneo và ven biển Sematan, cách thành phố Kuching khoảng 110 km về phía tây.[16] Môi trường sống của dạng này là rừng mưa nhiệt đới rất rậm rạp. Ở dạng khổng lồ, thân cây có thể leo lên độ cao 15 m, phiến lá to khoảng hai lần rưỡi so với dạng bình thường, thân có đường kính tới 10 mm. "Bình" thấp (mọc sát đất) có thể đạt chiều cao hơn 35 cm, "phễu" rộng 15 cm, thể tích quá 1000 ml (1 lít).[16] "Bình" của dạng này có sắc tố đa dạng: từ màu trắng với các đốm đỏ đến màu tím sẫm. "Bình" cao thường có màu lục, trong suốt. Cụm hoa cũng rất lớn, đạt chiều dài hơn 1 m. Những bông hoa riêng lẻ có đường kính lên tới 1,5 cm và có những chiếc vòi màu đỏ sẫm.
(tiếng Mã Lai) Adam, J.H., J.N. Maisarah, A.T.S. Norhafizah, A.H. Hafiza, M.Y. Harun & O.A. Rahim et al. 2009. Ciri Tanih Pada Habitat Nepenthes (Nepenthaceae) di Padang Tujuh, Taman Negeri Endau-Rompin Pahang. [Soil Properties in Nepenthes (Nepenthaceae) Habitat at Padang Tujuh, Endau-Rompin State Park, Pahang.] In: J.H. Adam, G.M. Barzani & S. Zaini (eds.) Bio-Kejuruteraan and Kelestarian Ekosistem. [Bio-Engineering and Sustainable Ecosystem.] Kumpulan Penyelidikan Kesihatan Persekitaran, Pusat Penyelidikan Bukit Fraser and Universiti Kebangsaan, Malaysia. pp. 147–157.
Adam, J.H., H.A. Hamid, M.A.A. Juhari, S.N.A. Tarmizi & W.M.R. Idris 2011. Species composition and dispersion pattern of pitcher plants recorded from Rantau Abang in Marang District, Terengganu State of Malaysia. International Journal of Botany7(2): 162–169. doi:10.3923/ijb.2011.162.169
Adams, R.M. & G.W. Smith 1977. An S.E.M. survey of the five carnivorous pitcher plant genera. American Journal of Botany64(3): 265–272. doi:10.2307/2441969
Bauer, U., C. Willmes & W. Federle 2009. Effect of pitcher age on trapping efficiency and natural prey capture in carnivorous Nepenthes rafflesiana plants. Annals of Botany103(8): 1219–1226. doi:10.1093/aob/mcp065
Bauer, U., C.J. Clemente, T. Renner & W. Federle 2012. Form follows function: morphological diversification and alternative trapping strategies in carnivorous Nepenthes pitcher plants. Journal of Evolutionary Biology25(1): 90–102. doi:10.1111/j.1420-9101.2011.02406.x
Bauer, U., B. Di Giusto, J. Skepper, T.U. Grafe & W. Federle 2012. With a flick of the lid: a novel trapping mechanism in Nepenthes gracilis pitcher plants. PLoS ONE7(6): e38951. doi:10.1371/journal.pone.0038951
Beaman, J.H. & C. Anderson 2004. The Plants of Mount Kinabalu: 5. Dicotyledon Families Magnoliaceae to Winteraceae. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
Benz, M.J., E.V. Gorb & S.N. Gorb 2012. Diversity of the slippery zone microstructure in pitchers of nine carnivorous Nepenthes taxa. Arthropod-Plant Interactions6(1): 147–158. doi:10.1007/s11829-011-9171-2
Bonhomme, V., H. Pelloux-Prayer, E. Jousselin, Y. Forterre, J.-J. Labat & L. Gaume 2011. Slippery or sticky? Functional diversity in the trapping strategy of Nepenthes carnivorous plants. New Phytologist191(2): 545–554. doi:10.1111/j.1469-8137.2011.03696.x
Brearley, F.Q. & M. Mansur 2012. Nutrient stoichiometry of Nepenthes species from a Bornean peat swamp forest. Carnivorous Plant Newsletter41(3): 105–108.
Cannon, J., V. Lojanapiwatna, C. Raston, W. Sinchai & A. White 1980. The Quinones of Nepenthes rafflesiana. The Crystal Structure of 2,5-Dihydroxy-3,8-dimethoxy-7-methylnaphtho-1,4-quinone (Nepenthone-E) and a Synthesis of 2,5-Dihydroxy-3-Methoxy-7-methylnaphtho-1,4-quinone (Nepenthone-C). Australian Journal of Chemistry33(5): 1073–1093. doi:10.1071/CH9801073
Chung, A.Y.C. 2006. Biodiversity and Conservation of The Meliau Range: A Rain Forest in Sabah's Ultramafic Belt. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu. ISBN9838121169.
Di Giusto, B., V. Grosbois, E. Fargeas, D.J. Marshall & L. Gaume 2008. Contribution of pitcher fragrance and fluid viscosity to high prey diversity in a Nepenthes carnivorous plant from Borneo. Journal of Biosciences33(1): 121–136. doi:10.1007/s12038-008-0028-5
Di Giusto, B., J.-M. Bessière, M. Guéroult, L.B.L. Lim, D.J. Marshall, M. Hossaert-McKey & L. Gaume 2010. Flower-scent mimicry masks a deadly trap in the carnivorous plant Nepenthes rafflesiana. Journal of Ecology98(4): 845–856. doi:10.1111/j.1365-2745.2010.01665.x
Dixon, W.E. 1889. Nepenthes.The Gardeners' Chronicle, series 3, 6(144): 354.
Gaume, L. & Y. Forterre 2007. A viscoelastic deadly fluid in carnivorous pitcher plants. PLoS ONE2(11): e1185. doi:10.1371/journal.pone.0001185
(tiếng Pháp) Gaume, L. & Y. Forterre 2008. Un piège viscoélastique chez Nepenthes rafflesiana. Dionée71: 28–32.
Gaume, L. & B. Di Giusto 2009. Adaptive significance and ontogenetic variability of the waxy zone in Nepenthes rafflesiana. Annals of Botany104(7): 1281–1291. doi:10.1093/aob/mcp238
(tiếng Indonesia) Handayani, T. & Syamsuddin 1998. Nepenthes rafflesiana Jack. dan keturunannya. Warta Kebun Raya2(3): 1–8.
(tiếng Indonesia) Handayani, T. 1999. “Konservasi Nepenthes di kebun raya Indonesia”(PDF). [Conservation of Nepenthes in Indonesian botanic gardens.] In: A. Mardiastuti, I. Sudirman, K.G. Wiryawan, L.I. Sudirman, M.P. Tampubolon, R. Megia & Y. Lestari (eds.) Prosiding II: Seminar Hasil-Hasil Penelitian Bidang Ilmu Hayat. Pusat Antar Universitas Ilmu Hayat IPB, Bogor. pp. 365–372.
Korthals, P.W. 1839. Over het geslacht Nepenthes. In: C.J. Temminck 1839–1842. Verhandelingen over de Natuurlijke Geschiedenis der Nederlandsche overzeesche bezittingen; Kruidkunde. Leiden. pp. 1–44, t. 1–4, 13–15, 20–22.
Kurup, R., A.J. Johnson, S. Sankar, A.A. Hussain, C.S. Kumar & S. Baby 2013. Fluorescent prey traps in carnivorous plants. Plant Biology15(3): 611–615. doi:10.1111/j.1438-8677.2012.00709.x
Lecoufle, M. 1990. Nepenthes rafflesiana. In: Carnivorous Plants: Care and Cultivation. Blandford, London. pp. 136–137.
Lee, C.C. 2000. Recent Nepenthes Discoveries. [video] The 3rd Conference of the International Carnivorous Plant Society, San Francisco, USA.
Lim, S.H., D.C.Y. Phua & H.T.W. Tan 2000. Primer design and optimization for RAPD analysis of Nepenthes. Biologia Plantarum43(1): 153–155. doi:10.1023/A:1026535920714
(tiếng Indonesia) Mansur, M. 2007. Keanekaragaman jenis Nepenthes (kantong semar) dataran rendah di Kalimantan Tengah. [Diversity of lowland Nepenthes (kantong semar) in Central Kalimantan.] Berita Biologi8(5): 335–341. Abstract
Meimberg, H., A. Wistuba, P. Dittrich & G. Heubl 2001. Molecular phylogeny of Nepenthaceae based on cladistic analysis of plastid trnK intron sequence data. Plant Biology3(2): 164–175. doi:10.1055/s-2001-12897
Meimberg, H. & G. Heubl 2006. Introduction of a nuclear marker for phylogenetic analysis of Nepenthaceae. Plant Biology8(6): 831–840. doi:10.1055/s-2006-924676
Meimberg, H., S. Thalhammer, A. Brachmann & G. Heubl 2006. Comparative analysis of a translocated copy of the trnK intron in carnivorous family Nepenthaceae. Molecular Phylogenetics and Evolution39(2): 478–490. doi:10.1016/j.ympev.2005.11.023
Mogi, M. & K.L. Chan 1997. Variation in communities of dipterans in Nepenthes pitchers in Singapore: Predators increase prey community diversity. Annals of the Entomological Society of America90(2): 177–183.
Moran, J.A. 1991. The role and mechanism of Nepenthes rafflesiana pitchers as insect traps in Brunei. Ph.D. thesis, University of Aberdeen, Aberdeen, Scotland.
Moran, J.A. 1993. Visitors to the flowers of the pitcher plant Nepenthes rafflesiana. Brunei Museum Journal8: 73–75.
Moran, J.A. 1993. Pitcher allocation strategy of the pitcher plant Nepenthes rafflesiana. Brunei Museum Journal8: 77–80.
Moran, J.A. 1993. The effect of pitcher wing removal on prey capture by the pitcher plant Nepenthes rafflesiana. Brunei Museum Journal8: 81–82.
Moran, J.A. 1993. Misumenops nepenthicola: the top aquatic predator of the Nepenthes food web? Brunei Museum Journal8: 83–84.
Moran, J.A. 1996. Pitcher dimorphism, prey composition and the mechanisms of prey attraction in the pitcher plant Nepenthes rafflesiana in Borneo. Journal of Ecology84(4): 515–525. doi:10.2307/2261474
Moran, J.A. & A.J. Moran 1998. Foliar Reflectance and Vector Analysis Reveal Nutrient Stress in Prey-Deprived Pitcher Plants (Nepenthes rafflesiana). International Journal of Plant Sciences159(6): 996–1001. doi:10.1086/314086
Moran, J.A., B.J. Hawkins, B.E. Gowen & S.L. Robbins 2010. Ion fluxes across the pitcher walls of three Bornean Nepenthes pitcher plant species: flux rates and gland distribution patterns reflect nitrogen sequestration strategies. Journal of Experimental Botany61(5): 1365–1374. doi:10.1093/jxb/erq004
Osunkoya, O.O., S.D. Daud & F.L. Wimmer 2008. Longevity, lignin content and construction cost of the assimilatory organs of Nepenthes species. Annals of Botany102(5): 845–853. doi:10.1093/aob/mcn162
Renner, T. & C.D. Specht 2011. A sticky situation: assessing adaptations for plant carnivory in the Caryophyllales by means of stochastic character mapping. International Journal of Plant Sciences172(7): 889–901. doi:10.1086/660882
Rizzacasa, M.A. & M.V. Sargent 1987. The structure and synthesis of nepenthone-A, a naphthoquinone from Nepenthes rafflesiana. Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 1: 2017–2022. doi:10.1039/P19870002017
Rottloff, S., R. Stieber, H. Maischak, F.G. Turini, G. Heubl & A. Mithöfer 2011. Functional characterization of a class III acid endochitinase from the traps of the carnivorous pitcher plant genus, Nepenthes. Journal of Experimental Botany62(13): 4639–4647. doi:10.1093/jxb/err173
Ruxton, G.D. & H.M. Schaefer 2011. Alternative explanations for apparent mimicry. Journal of Ecology99(4): 899–904. doi:10.1111/j.1365-2745.2011.01806.x
Slack, A. 1979. Nepenthes rafflesiana. In: Carnivorous Plants. Ebury Press, London. p. 82.
Smythies, B.E. 1965. The distribution and ecology of pitcher-plants (Nepenthes) in Sarawak. UNESCO Humid Tropics Symposium, June–July 1963, Kuching, Sarawak.
^ abcdScharmann, M. & T.U. Grafe 2013. Reinstatement of Nepenthes hemsleyana (Nepenthaceae), an endemic pitcher plant from Borneo, with a discussion of associated Nepenthes taxa. Blumea58(1): 8–12. doi:10.3767/000651913X668465
^ abc(tiếng Đức) Beck, G. 1895. Die Gattung Nepenthes. Wiener Illustrirte Garten-Zeitung20(3–6): 96–107, 141–150, 182–192, 217–229.
^Clarke, C., J.A. Moran & C.C. Lee 2011. Nepenthes baramensis (Nepenthaceae) – a new species from north-western Borneo. Blumea56(3): 229–233. doi:10.3767/000651911X607121
^ ab(tiếng Pháp) Teysmann, M.J.E. 1859. Énumération des plantes envoyées de Java au jardin botanique de l'Université de Leide.Annales d'horticulture et de botanique, ou Flore des jardins du royaume des Pays-Bas, et histoire des plantes cultivées les plus intéressantes des possessions néerlandaises aux Indes orientales, de l'Amérique et du Japon2: 133–142.