Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Calci sulfat | |
---|---|
Calcium sulfate hemihydrate | |
Tên khác | Thạch cao, Drierite |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Số RTECS | WS6920000 |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CaSO4 |
Khối lượng mol | 136,142 g/mol (khan) |
Bề ngoài | rắn trắng |
Khối lượng riêng | 2,96 g/cm³, rắn |
Điểm nóng chảy | 1460 °C (khan) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,24 g/100 ml (20 °C) |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | trực thoi |
Nhiệt hóa học | |
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | magnesi sulfat Stronti sulfat |
Chất hút ẩm liên quan | Calci chloride Magnesi sulfat |
Hợp chất liên quan | Vữa thạch cao Thạch cao |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Calci sulfat là một hóa chất công nghiệp và thí nghiệp thông dụng. Dưới dạng γ-anhydride (gần như dạng khan), nó được sử dụng làm một chất hút ẩm. Trong tự nhiên, calci sulfat là một loại đá màu trong mờ, tinh thể trắng, thì một dạng được bán dưới tên gọi Drierite® có màu sắc xanh da trời hay hồng do vì có thấm lẫn với muối cobalt(II) chloride, hoạt động như một chất chỉ thị độ ẩm. Công thức hóa học của calci sulfat là (CaSO4.~0.5H2O) còn gọi là vữa thạch cao, còn dihydrate (CaSO4.2H2O) xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng thạch cao. Dạng anhydrous xuất hiện trong tự nhiên dưới là β-anhydrit. Tùy thuộc vào phương pháp nung của calci sulfat dihydrate mà các hemihydrat riêng biệt đôi khi được phân biệt: alpha-hemihydrate và beta-hemihydrat[1]. Chúng trông chỉ khác biệt về kích cỡ tinh thể. Các tinh thể alpha-hemihydrat có hình lăng trụ nhiều hơn các tinh thể beta-hemihydrat và khi trộn với nước tạo thành một kết cấu mạnh và cứng hơn[cần dẫn nguồn].
Calci sulfat được dùng điều chế lưu huỳnh dioxide và calci silicat bằng cách nung hỗn hợp thạch cao, than cốc và cao lanh (silic dioxide)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Calci sulfat. |