Hòa Thạc Dụ Thân vương (chữ Hán: 和碩裕親王, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡝᠯᡤᡳᠶᡝᠨ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ, Abkai: hošoi elgiyen cin wang) là tước vị Thân vương truyền đời của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Thủy tổ của Dụ vương phủ là Phúc Toàn - Hoàng tử thứ hai của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Năm Khang Hi thứ 6 (1667), ông được em trai là Khang Hi Đế phong cho tước vị Dụ Thân vương (裕親王). Trong số các anh em của mình, ông là người được Khang Hi Đế quý trọng nhất, hơn xa so với người em Thường Ninh, vì khi ấy, hậu duệ của Thuận Trị Đế chỉ còn lại 3 người con trai. Năm thứ 42 (1703), ông qua đời, Khang Hi Đế đích thân đến phủ đệ để cúng viếng, cho thấy tình cảm mà Khang Hi Đế dành cho ông thật sự không nhỏ. Hơn nữa, Khang Hi Đế còn cho hai người con trai của ông là Bảo Thái (保泰) và Bảo Thụ vào cung nuôi dưỡng. Ngoại trừ Hoàng tử thứ ba Huyền Diệp lên ngôi kế vị và Hoàng tử thứ năm Thường Ninh không được tín nhiệm, thì chi hệ của ông trở thành chi hệ lớn nhất trong số mạch tự của Thuận Trị Đế.
Dụ vương phủ từ khi thành lập đến khi lụi tàn, truyền được tổng cộng 12 đời, trong đó có 2 vị được truy phong, 2 vị Thân vương, 1 vị Quận vương, trở thành một trong những vương phủ không phải Thiết mạo tử vương có nhiều đời phong Vương nhất lịch sử nhà Thanh.
Phong hiệu ["Dụ"] của Phúc Toàn, Mãn văn là 「elgiyen」, ý là "Sung túc", "Dư dả". Đại khái mang ý nghĩa hy vọng tông chi này vĩnh viễn giữ được phú quý giàu sang.
Phúc Toàn có tất cả sáu con trai, trong đó con trai trưởng Xương Toàn, con trai thứ hai Chiêm Sinh, con trai thứ tư Bảo An và con trai thứ sáu Bảo Vĩnh đều mất sớm, vì vậy một mạch Dụ vương phủ chỉ còn lại hai chi hệ của con trai thứ hai Bảo Thái và con trai thứ năm Bảo Thụ. Bảo Thái và Bảo Thụ đều do Trắc Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị sinh ra, vì vậy lấy trưởng làm người thừa kế, tức Bảo Thái thừa kế Đại tông. Tuy nhiên, vào những năm Ung Chính, Bảo Thái vì phạm tội mà bị cách tước, con trai ông là Quảng Thiện cũng bị cách tước Thế tử, dẫn đến Đại tông được chuyển sang cho Bảo Thụ kế thừa. Ở một phương diện khác, Bảo Thái có tất cả 25 con trai, trong khi Bảo Thụ tuy chỉ có 3 con trai, nhưng lại có hơn 30 cháu nội, điều này khiến cho hai chi hậu duệ của Phúc Toàn đề có nhân khẩu cực đông đảo, đảm bảo sự phát triển trong tương lai.
Dụ Hiến Thân vương Phúc Toàn là huynh trưởng của Khang Hi Đế, quan hệ với Khang Hi lại cực thân mật, hơn nữa tang nghi vượt mức bình thường của Phúc Toàn đã cho thấy địa vị đặc biệt của ông. Đến thời Thanh trung hậu kỳ, Đại tông dựa vào kế tập tước vị mà làm việc trong triều đình, trong khi đó Tiểu tông lại lần lượt dựa vào Khoa cử hay những phương thức khác mà nhập sĩ, như Thị lang Phong Liệt (丰烈), hay Thượng thư Văn Thải (文彩) đều là nhân tài kiệt xuất trong đó. Có thể nói rằng, Dụ vương phủ có kết cấu tương đối tiêu chuẩn của Vương phủ nhà Thanh, cũng là điển hình cho sự phát triển trên nhiều phương diện.
Sau khi Dụ vương phủ nhập kỳ, với tư cách là Viễn chi Tông thất được phân vào Tương Bạch kỳ đệ nhị tộc, cùng tộc với hậu duệ của Ba Nhã Lạt.
Trên dưới Dụ vương phủ, ngoại trừ Đại tông, người nổi danh nhất có thể kể đến là Văn Thải (文彩).
Văn Thải là cháu nội của Đại tông đời thứ 5 Dụ Hy Quận vương Lượng Hoán, cha ông là Phụ quốc Tướng quân Hằng Lược (恒略). Với tư cách là con trai trưởng Phụ quốc Tướng quân, Văn Thải không hề tham gia "Khảo phong"[1] mà là đem tước vị nhường cho em trai, bản thân mình thì tham gia vào Khoa cử. Vào năm Gia Khánh thứ 23 (1818), ông thi đậu Phiên dịch Cử nhân, năm sau tiếp tục đậu Phiên dịch Tiến sĩ, lần lượt đảm nhiệm Chủ sự Công bộ, Viên ngoại lang các loại chức vị, về sau tiếp tục nhậm Thương trường Thị lang, Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần, Công bộ Thượng thư, Bộ quân Thống lĩnh, Đô thống Mông Cổ Tương Bạch kỳ, trở thành Đại thần quan trọng thời Đạo Quang - Hàm Phong. Năm Hàm Phong thứ 10 (1860), ông qua đời, được truy thụy "An Khác" (安恪).
Ngoài ra còn có một vị tương đối nổi danh với hậu thế, là một nữ hậu duệ của Dụ vương phủ, tên là Kế Thành (继诚). Bà là con gái duy nhất của Phụng ân Tướng quân Tường Hanh (祥亨), mà Tường Hành chính là con trai của Văn Trưng (文徵) - em trai thứ ba của Văn Thải, người được Văn Thải nhường cho tước vị.
Kế Thành, hiệu Thức Nhất (识一), từ nhỏ đã nhận được nền giáo dục tốt, "Tất Ngũ kinh, trường ca văn, công thư pháp". Năm 1904 cha bà qua đời, Kế Thành vẫn chưa lập gia đình, quyến định dùng toàn bộ tài sản lập ra một học đường, mở mang dân trí. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng đến năm 1907, bà thành công thành lập "Châm Nghi nữ học đường", là một điển phạm cho nữ học thời Vãn Thanh. Ngoài ra, bà còn ủng hộ phụ nữ tham chính. Ngày 20 tháng 10 năm 1912, "Nữ tử tham chính Đồng minh hội" được thành lập ở Bắc Kinh, Kế Thành đảm nhiệm chức vụ trợ lý. Năm 1916 vì vất vả lâu ngày thành bệnh, Kế Thành qua đời. Cả đời chưa từng kết hôn, trước khi lâm chung, bà đem toàn bộ tài sản mình sở hữu quyên góp cho học đường ban đầu đã mở. Học đường này về sau cũng được giữ lại, đến năm 1928 thì mở rộng nhận cả nam và nữ, năm 1952 thì chuyển thành sở hữu của nhà nước, năm 1965 đổi tên thành trưởng tiểu học Dục Phương.
Thứ tự thừa kế Dụ vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:
Quá kế | |||||||||||||||||||||||
Dụ Hiến Thân vương Phúc Toàn 1653 - 1667 - 1703 | |||||||||||||||||||||||
Dĩ cách Dụ Thân vương Bảo Thái 1682 - 1703 - 1724 - 1730 | Truy phong Điệu Thân vương Bảo Thụ 1684 - 1706 | ||||||||||||||||||||||
Dĩ cách Thế tử Quảng Thiện 1697 - 1722 - 1724 - 1745 | Dĩ cách Dụ Thân vương Quảng Ninh 1705 - 1724 - 1726 - 1739 | Dụ Trang Thân vương Quảng Lộc 1706 - 1726 - 1785 | |||||||||||||||||||||
Dụ Hy Quận vương Lượng Hoán 1740 - 1786 - 1808 | |||||||||||||||||||||||
Truy phong Bối lặc Hằng Tồn 1762 - 1796 | |||||||||||||||||||||||
Bối lặc Văn Hòa 1781 - 1808 - 1815 | Phụng ân Tướng quân Văn Kiệt 1783 - 1834 | ||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Tường Đoan 1799 - 1816 - 1836 | Phụng ân Tướng quân Tường Thụy 1807 - 1837 | ||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Kế Thiện 1829 - 1836 - 1861 | |||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Vinh Dục 1846 - 1861 - 1897 | |||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Khôi Chương 1894 - 1898 - ? | |||||||||||||||||||||||
Nhạc Lệ 1913 - 1935 | |||||||||||||||||||||||
Đạt Thanh 1932 - ? | |||||||||||||||||||||||