Hòa Thạc Hàm Thân vương (chữ Hán: 和碩諴親王, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᠶᠠᡤᡳᠶᠠᠩᡤᠠ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ, Möllendorff: Hošoi yargiyangga cin wang) là tước vị Thân vương truyền đời của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Thủy tổ của Hàm vương phủ là Dận Bí - Hoàng nhị thập tứ tử, cũng là người con trai út của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế. Ông được sinh ra vào cuối những năm Khang Hi Đế trị vì, nên ông không có khả năng tranh đoạt Hoàng vị với các Hoàng tử khác. Sau khi lên ngôi, Ung Chính Đế đối với người ấu đệ này cũng vô cùng quan tâm và yêu thương. Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được tấn phong làm Hàm Thân vương (諴親王), cùng với Hoàng tứ tử Hoằng Lịch và Hoàng ngũ tử Hoằng Trú. Năm Càn Long thứ 38 (1773), ông qua đời, tước vị sẽ được con cháu thế tập, tuy nhiên mỗi lẫn sẽ giáng xuống một bậc.
Hàm vương phủ từ khi thành lập đến khi lụi tàn, truyền được tổng cộng 6 đời, là Vương phủ không phải Thiết mạo tử vương hưởng đúng quy chuẩn thừa tự của Hoàng thất.
Phong hiệu ["Hàm"] của Dận Bí, Mãn văn là 「yargiyangga」, ý là "Chân thực", "Xác thực", nghĩa rộng là "Chân thành".
Dận Bí có tất cả 4 con trai, đều sống đến tuổi trưởng thành. Trong đó, con trai thứ ba Hoằng Khang và con trai thứ tư Hoằng Siêu đều tuyệt tự ở tự bối "Miên", vì vậy Hàm vương phủ chỉ còn lại 2 chi hậu duệ. Hoằng Sướng là con trai trưởng lại là đích xuất duy nhất, tất nhiên được kế thừa Đại tông, mà con trai thứ hai Hoằng Ngộ cũng được đặc ân phong làm Bối tử. Trên chỉ dụ, Càn Long Đế nói: "Thứ tử Hoằng Ngộ vốn được Hàm Khác Thân vương thương yêu, nay gia phong làm Bối tử. Huynh đệ hai người tin tưởng hòa ái lẫn nhau, cùng nhau hiếu kính y mẫu Phúc tấn". Kết quả lại không như mong muốn, anh em hai người bất hòa, liên tục hoạch tội nhau, dẫn đến tước vị thăng giáng liên tục. Đại tông truyền đến con trai Hoằng Sướng là Vĩnh Châu thì phạm tội bị cách tước, tước vị truyền cho hậu duệ của Hoằng Ngộ. Vì vậy đến cuối cùng, chi của Hoằng Ngộ trở thành Đại tông của Hàm vương phủ.
Càn Long Đế từng bình luận về Dận Bí như sau: "Hòa Thạc Hàm Thân vương làm người đoan chính cẩn trọng, bẩm sinh cẩn thận thành thật. Thời thiếu niên từng cùng trẫm đọc sách, là người thân cận nhất trong các vị thúc. Đãi bị vị thân phiên, cửu chiêu cẩn thận". Có thể thấy được, Dận Bí bản tính tương đối nội liễm ổn trọng, quan hệ với Càn Long cũng không tệ, sau khi được phong tước vẫn tương đối thân cận, vì vậy rất được Càn Long Đế tín nhiệm.
Sau khi Hàm vương phủ nhập Kỳ, được phân vào Tả dực Cận chi Chính Lam kỳ đệ nhị tộc, cùng tộc với Di vương phủ (hậu duệ Dận Tường), Liêm vương phủ (hậu duệ Dận Tự), phủ Bối tử Dận Đường và Hòa vương phủ (hậu duệ Hoằng Trú).
Hàm Thân vương phủ nằm ở đường lớn. Trong phủ theo chiều ngang chia làm 4 sân nhỏ, kiến trúc chủ thể nằm ở sân nhỏ xa nhất về phía Đông, cổng chính 5 gian, chính điện 5 gian, phối phòng hai bên Đông - Tây mỗi bên 5 gian, hậu điện 3 gian, hậu tẩm và dãy nhà sau mỗi nơi 5 gian. Phủ này đến năm Đồng Trị thứ 8 (1869) được chuyển thành phủ của Vinh An Cố Luân Công chúa - con gái trưởng của Hàm Phong Đế, sau lại trở thành phủ của Vinh Thọ Cố Luân Công chúa, thường được biết đến là "Đại Công chúa phủ". Sau khi thành lập Tân Trung quốc, nơi này được cải tạo thành Bệnh viện Trung y Bắc Kinh. Năm 1985 vì nhu cầu xây dựng nhà cao tầng, phủ đệ được đem dời đến Mật Vân.
Thứ tự thừa kế Hàm vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:
Quá kế | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hàm Khác Thân vương Dận Bí 1716 - 1733 - 1773 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hàm Mật Quận vương Hoằng Sướng 1741 - 1774 - 1795 | Phụng ân Tướng quân Hoằng Ngộ 1743 - 1811 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Dĩ cách Bối lặc Vĩnh Châu 1759 - 1795 - 1836 - 1837 | Truy phong Bối tử Vĩnh Tùng 1782 - 1827 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bối tử Miên Huân 1817 - 1836 - 1893 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Trấn quốc Tướng quân Dịch Quân 1836 - 1871 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Tái Tín 1855 - 1894 - 1900 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Trấn quốc công Phổ Duật 1879 - 1902 - 1934 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Dục Nhạc 1903 - ? | |||||||||||||||||||||||||||||||