Hòa Thạc Lý Thân vương | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 和碩理親王 | ||||||||
Giản thể | 和硕理亲王 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Mãn | |||||||||
Bảng chữ cái tiếng Mãn | ᡥᠣᡧᠣᡳ ᡤᡳᠶᠠᠩᡤᠠ ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ | ||||||||
Chuyển tự | hošoi giyangga cin wang |
Hòa Thạc Lý Thân vương (tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡤᡳᠶᠠᠩᡤᠠ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ, Möllendorff: Hošoi giyangga cin wang, chữ Hán: 和碩理親王), là một tước vị thế tập của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Năm Ung Chính nguyên niên (1723), con trai thứ hai của Dận Nhưng là Hoằng Tích được phong làm Lý Quận vương. Tổng cộng truyền qua tám thế hệ, có chín vị tập tước.
Thủy tổ của Lý vương phủ là Dận Nhưng - con trai thứ hai của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Dận Nhưng được lập làm Hoàng Thái tử vào năm Khang Hi thứ 14 (1675) khi chưa đầy một tuổi, là Thái tử duy nhất của nhà Thanh được hưởng đại điển lập Thái tử. Năm Khang Hi thứ 46 (1707), Dận Nhưng bị phế bỏ tước vị Thái tử vì "Bất hiếu bất nhân". 1 năm sau được khôi phục tước vị Thái tử vì "Đã chữa trị trấn yểm". Năm thứ 51 (1712), lần thứ hai Dận Nhưng bị phế bỏ tước vị Thái tử, vì lý do "Tính điên cuồng không đổi, cực kỳ mất lòng người", u cấm trong Hàm An cung.
Sau khi Ung Chính lên ngôi, đã phong cho con trai thứ hai của Dận Nhưng là Hoằng Tích làm Lý Quận vương, cùng Dận Nhưng chuyển tới Lý vương phủ ở Trịnh Gia trang. Năm 1725, Dận Nhưng qua đời, được truy phong làm Lý Thân vương, thụy hiệu "Mật" (密).
Phong hiệu ["Lý"] của Hoằng Tích, Mãn văn là 「giyangga」, ý là "Có lý", "Hợp lý".
Dận Nhưng có tất cả mười hai con trai, trừ con trai trưởng, con trai thứ tư, thứ năm và thứ tám chết yểu, còn lại tám người con trai đều hình thành nên tám tông chi, chính là con trai thứ hai Hoằng Tích, con trai thứ ba Hoằng Tấn, con trai thứ sáu Hoằng Yến, con trai thứ bảy Hoằng Triều, con trai thứ chín Hoằng Diêu, con trai thứ mười Hoằng Quế, con trai thứ mười một Hoằng Bính và con trai thứ mười hai Hoằng Hoàn. Bởi vì tất cả đều không phải đích xuất[1], nên con trai do Trắc Phúc tấn sinh ra là Hoằng Tích được tập tước trở thành Đại tông.
Tuy nhiên, về sau Hoằng Tích bị phán tội danh mưu nghịch thời Càn Long, vì vậy Đại tông do hai chi hệ của Hoằng Quế và Hoằng Triều thay nhau thừa tập. Đại tông đời cuối cùng là Dục Chiếu - hậu duệ của Hoằng Triều.
Dận Nhưng vốn được phong làm Thái tử, luôn thuộc vào Tương Hoàng kỳ. Về sau Dận Nhưng hai lần liền tiếp bị phế đều bị giam trong cung, chưa từng nhắc đến việc nhập kỳ. Vì vậy thời gian phân phong kỳ tịch tịch của Lý vương phủ tương đối không rõ ràng, có lẽ là lúc Ung Chính vừa mới kế vị, Hoằng Tích được phong làm Lý Quận vương. Mặc dù sau này trải qua "đại án" thời Càn Long nhưng kỳ tịch vẫn luôn không thay đổi, cho đến tận thời Thanh mạt, vẫn luôn nằm trong Bát phân. Một chi hệ của Dận Nhưng được phân vào Tương Lam kỳ, thuộc Hữu dực cận chi Tương Lam kỳ Đệ nhị tộc.
Dận Nhưng vốn là "Đích hệ Đại tông", thừa kế chính thống của Khang Hi Đế, nhưng trải qua "Cửu tử đoạt đích" thời Khang Hi mà dẫn đến bi kịch sau này. Tuy nhiên, vào thời Ung Chính và những năm đầu Càn Long, Lý vương phủ nhận được đãi ngộ tương đối cao: Hoằng Tích được phong làm Quận vương, Hoằng Tấn được phẩm cấp Phụ quốc công, Hoằng Yến, Hoằng Triều, Hoằng Quế và Hoằng Hoàn đều được phong Phụ quốc công. Trong thời gian đó, một nhà có sáu người có tước bị Nhập bát phân, địa vị hiển hách.
Nhưng giữa những năm Càn Long, đi theo "Vụ án Hoằng Tích", cũng như trên đà lợi dụng quét sạch quan thần để tiến hành chuyên chế, Càn Long Đế thưc sự xử lý rất hà khắc hậu duệ của Lý vương phủ. Hoằng Tích mất đi thân phận Đại tông, hậu duệ thành Nhàn tản; Hoằng Tấn, Hoằng Triều và Hoằng Hoàn chỉ vì sai lầm nhỏ mà cũng bị đoạt tước hoặc hàng vị; Hoằng Yến truyền được 3 đời thì tuyệt tự; còn kế tục Đại tông là Hoằng Quế, sau 4 đời cũng phải đem Đại tông địa vị giao cho hậu duệ của Hoằng Triều.
Trong hậu duệ của Lý vương phủ, tương đối nổi danh có thể nhắc đến Hoằng Tích và Phúc Côn.
Hoằng Tích là con trai thứ hai của Dận Nhưng (tuy nhiên trên thực tế là con trai trưởng vì trưởng tử của Dận Nhưng mất sớm, chưa kịp đặt tên). Bởi vì Đích Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị không có con, nên con trai trưởng do Trắc Phúc tấn Lý Giai thị sinh ra là Hoằng Tích có địa vị tương đương với đích tử. Năm Càn Long thứ 4 (1739), xảy ra "Vụ án Hoằng Tích", Hoằng Tích bị gán tội danh mưu nghịch, tước bỏ đi tư cách Tông thất, đổi tên thành "Tứ Thập Lục", quyển cấm ở Đông Quả viên thuộc Cảnh Sơn. Năm thứ 43 (1778), Hoằng Tích và hậu duệ được khôi phục thân phận Tông thất, tiếp tục được nhập vào Ngọc điệp.
Phúc Côn (福锟), tự Chẩm Đỉnh (箴庭), cháu đời thứ sáu của Dận Nhưng, con trai thứ hai của Tái Diệu (载耀) - con trai thứ hai của Dĩ cách Trấn quốc công Dịch Hạo. Năm Hàm Phong thứ 8 (1858), Phúc Côn trúng cử, 1 năm sau trở thành Đệ nhị giáp Tiến sĩ, nhiều lần đảm nhậm các chức vụ trong Lại bộ. Những năm Quang Tự, Phúc Côn từ Thái bộc Tự khanh nhiều lần đảm nhiệm các chức vụ trong bốn bộ Binh, Hình, Hộ, Công, về sau nhậm Hiệp biện Đại học sĩ, Thể Nhân các Đại học sĩ, được ban hàm Thái tử Thái bảo. Sau khi qua đời, được truy thụy "Văn Thuận" (文慎). Có địa vị rất cao thời Quang Tự, thường được xưng là "Phúc Trung đường".
Lý vương phủ có hai tòa phủ đệ.
Một tòa ở Trịnh Gia trang thuộc Xương Bình, là tòa Vương phủ của Tông thất nhà Thanh duy nhất không nằm trong phạm vi kinh sư, nghe nói là do chính Khang Hi Đế cho xây dựng ngay sau khi ra chỉ phế truất Dận Nhưng lần thứ hai. Sau khi Dận Nhưng qua đời, Hoằng Tích tiếp tục ở lại cho đến khi bị nghị tội.
Một tòa khác thuộc về chi hệ của Hoằng Quế, vốn là tiểu tông trở thành đại tông, nằm ở phố nhỏ Vương đại nhân (王大人胡同) thuộc Bắc Tân kiều Tam điều (北新桥三条) của khu phố Bắc Tân kiều (北新桥) thuộc khu Đông Thành (东城区), trung tâm của Bắc Kinh, gần với Tử Cấm Thành. Tòa phủ đệ này quy mô cực nhỏ, kiến trúc cục xúc.
Viên tẩm của Dận Nhưng, Dận Thì và Dận Trinh nằm ở cùng một nơi, đều ở phía Tây của Thanh Đông lăng, dưới chân núi Hoàng Hoa, là nơi có tất cả sáu viên tẩm của các Hoàng tử, hiện nay còn rất ít di tích.
Mộ phần Hoằng Tích, Hoằng Tấn và Hoằng Bính đều nằm ở Sa Hà trấn thuộc Xương Bình, tức nghĩa trang thuộc về Lý vương phủ.
Một phần của một chi Hoằng Quế đều nằm ở thôn Trưởng Điếm, xã Kiêm Trản thuộc khu Triều Dương. Trước mắt, di tích có thể thấy được không nhiều.
Thứ tự thừa kế Lý vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:
Quá kế | |||||||||||||||||||||||||||
Lý Mật Thân vương Doãn Nhưng 1674 - 1725 | |||||||||||||||||||||||||||
Dĩ cách Lý Thân vương Hoằng Tích 1694 - 1723 - 1739 - 1742 | Dĩ cách Phụng ân Phụ quốc công Hoằng Triều 1714 - 1774 | Lý Khác Quận vương Hoằng Quế 1718 - 1739 - 1780 | |||||||||||||||||||||||||
Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân Vĩnh Đăng 1740 - 1770 | Bối lặc Vĩnh Ái 1742 - 1780 - 1788 | ||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Tướng quân Miên Bạc 1759 - 1832 | Bối tử Miên Phổ 1766 - 1789 - 1801 | ||||||||||||||||||||||||||
Dịch Chi 1779 - 1814 | Phụng ân Trấn quốc công Dịch Hạo 1784 - 1801 - 1830 - 1838 - 1843 | ||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Phụ quốc công Tái Đại 1802 - 1839 - 1874 | Phụng ân Phụ quốc công Tái Khoan 1813 - 1830 - 1838 | ||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Phụ quốc công Phổ Phong 1829 - 1875 - 1896 | |||||||||||||||||||||||||||
Phụng ân Phụ quốc công Dục Chiếu 1883 - 1896 - ? | |||||||||||||||||||||||||||
Hằng Thụy 1934 - 1936 | |||||||||||||||||||||||||||