Fernando Verdasco

Fernando Verdasco
Verdasco tại giải quần vợt Wimbledon 2017
Quốc tịchTây Ban Nha
Nơi cư trúDoha, Qatar[1]
Sinh15 tháng 11, 1983 (41 tuổi)
Madrid, Tây Ban Nha
Chiều cao1,88 m (6 ft 2 in)
Lên chuyên nghiệp2001
Giải nghệ19 tháng 2 năm 2025
Tay thuậntay trái (trái 2 tay)
Huấn luyện viênDiego Dinomo
David Sanchez
Quino Muñoz
Tiền thưởngUS$17,909,872
Đánh đơn
Thắng/Thua559–447 (55.57% ở các trận đấu vòng đấu chính ATP Tour, Grand SlamDavis Cup)
Số danh hiệu7
Thứ hạng cao nhấtNo. 7 (20 thãng 4, 2009)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngSF (2009)
Pháp mở rộng4R (2007, 2008, 2009, 2010, 2014, 2017, 2018)
WimbledonQF (2013)
Mỹ Mở rộngQF (2009), 2010)
Các giải khác
ATP Tour FinalsRR (2009)
Thế vận hội1R (2012)
Đánh đôi
Thắng/Thua206–205 (50.12% ở các trận đấu vòng đấu chính ATP Tour, Grand SlamDavis Cup)
Số danh hiệu8
Thứ hạng cao nhấtNo. 8 (11 tháng 11, 2013)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộngQF (2009, 2013)
Pháp Mở rộngSF (2017)
Wimbledon3R (2008)
Mỹ Mở rộngQF (2004, 2008, 2014)
Giải đấu đôi khác
ATP FinalsW (2013)
Đôi nam nữ
Thắng/Thua6–3 (66.67%)
Kết quả đôi nam nữ Grand Slam
Wimbledon1R (2006, 2008)
Mỹ Mở rộng1R (2015)
Giải đồng đội
Davis CupW (2008, 2009, 2011)
Hopman CupW (2013)

Fernando Verdasco Carmona (sinh 15 tháng 11 năm 1983) là cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Tây Ban Nha và huấn luyện viên. Theo bảng xếp hạng của ATP anh từng xếp ở vị trí thứ 9 trong các tay vợt nam hàng đầu thế giới. Verdasco bắt đầu chơi quần vợt từ năm 4 tuổi và có huấn luyện viên chính thức khi lên 8 tuổi.

Verdasco được biết đến là một tay vợt thuận tay trái và là một chuyên gia trên mặt sân đất nện. Anh đã giúp đội tuyển Tây Ban Nha giành 2 chức vô địch Davis Cup trong 2 năm 2008 và 2009. Trận đấu đáng nhớ nhất của anh là bán kết Giải quần vợt Úc Mở rộng 2019 và đã để thua tay vợt số 1 thế giới Rafael Nadal trong 5 set đấu. Trận đấu này được ghi nhận là trận đấu kéo dài lâu nhất trong lịch sử Australian Open

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Verdasco chính thức trở thành tay vợt chuyên nghiệp từ năm 2001, khi anh 18 tuổi và đã kết thúc năm đầu tiên của mình ở vị trí thứ 464 thế giới.

Năm 2003, Verdasco lần đầu tiên tham dự ATP Masters đó là giải Miami Masters và để thua trước tay vợt đồng hương Carlos Moyà. Tại giải Cincinnati, anh để thua trước Andy Roddick. Tại Wimbledon, anh bị loại ngay từ vòng đầu tiên bởi Jarkko Nieminen sau trận đấu kéo dài 5 set. Tại U.S. Open, Verdasco chịu dừng bước ở vòng 3 sau khi thua Paradorn Srichaphan. Ở 2 vòng trước đó, anh đã đánh bại Tommy RobredoDavide Sanguinetti. Đây cũng là năm Verdasco có bước tiến vượt bậc khi leo lên vị trí thứ 176 và kết thúc năm ở vị trí 109 thế giới.

Năm 2004, Verdasco giành danh hiệu ATP Masters đầu tiên trong sự nghiệp tại Open de Tenis Comunidad Valenciana|Valencia sau khi giành chiến thắng trước đương kim vô địch Juan Carlos Ferrero. Anh kết thúc năm ở vị trí số 36 của ATP.

Năm 2005, anh đã 2 lần đánh bại Andy Roddick tại MiamiRome. Đây cũng là năm đầu tiên anh lọt tới vòng 4 của 1 giải Grand Slam tại Mỹ mở rộng (US Open) và để thua Jarkko Nieminen. Trước đó, anh đã gây 1 bất ngờ khi đánh bại tay vợt số 1 của SerbiaNovak Djoković. Anh kết thúc năm ở vị trí 32 thế giới.

Năm 2006, anh lọt vào vòng 4 Wimbledon trước khi bị loại bởi Radek Štěpánek sau 5 set. Tại US Open. Verdasco lọt tới vòng 3 và chịu gác vợt trước tay vợt đã vô địch Mỹ mở rộng năm đó là Andy Roddick sau 5 set. Tại 2 giải Masters Series tournaments cuối trong năm, Verdasco thua Tim Henman tại giải Madrid Masters và thua Michaël Llodra tại Paris Masters. Anh kết thúc năm và tụt xuống vị trí 35 trên bảng xếp hạng ATP.

Năm 2007, anh để thua trước Novak Djokovic ở vòng 4 Pháp mở rộng (Rolland Garros) trước khi đánh bại Jérôme Haehnel, Dmitry TursunovDavid Ferrer. Cũng trong năm 2007, Verdasco để thua trước Richard Gasquet tại Monte Carlo Masters và Rome Masters, sau đó tiếp tục nhận thất bại trước Tomáš Berdych tại Hamburg Masters. Anh lọt tới vòng 3 Wimbledon và chịu thua Andy Roddick. Trong giải đấu đước tổ chức tại quê nhà Madrid Masters, Verdasco đã thắng tay vợt đồng hương Albert Montañés nhưng sau đó lại phải đối mặt hạt giống sô 3 của giải Novak Đoković, Verdasco đã thắng được set đầu tiên nhưng lại để thua 2 set còn lại với cùng tỷ số 6–3. Tại giải St. Petersburg Open, Verdasco đã lọt tới trận chung kết của giải đấu mà không để thua 1 set nào và đánh bại Marin Čilić, trước đó, Verdasco đã có chiến thắng 6–2, 6–3 trước Andy Murray. Anh kết thúc năm ở vị trí số 27 thế giới.

Fernando Verdasco tham dự Australian Open với tư cách là hạt giống số 25. Anh đã thắng trận đầu trước Thierry Ascione với tỷ số 6–4,6–0,6–3 nhưng bị loại ngay từ vòng 2 bởi Janko Tipsarević. Anh tham dự giải Dubai Tennis Championships và để thua 3–6, 6–3, 6–7 (5–7) trước Andy Murray tại vòng 2. Tại giải Berlin, anh đánh cặp cùng Feliciano López cho đội tuyển Tây Ban Nha trong trận bán kết giải Davis Cup và chiến thắng trước cặp đôi của đội tuyển Đức của Philipp KohlschreiberPhilipp Petzschner trong vòng 4 giờ 45 phút với tỷ số 6–7(3), 7–6(1), 6–4, 2–6, 12–10. Tại giải Monte Carlo Masters ở Monaco, Verdasco thua Gaël Monfils và bị loại ngay từ vòng 1. Tại Hamburg Masters, anh đánh bại Mikhail Youzhny 6–2, 6–3 ở vòng 1. vòng 2 thắng Michaël Llodra 6–2, 6–0. vòng 3 thắng David Ferrer 7–6 (4), 6–2. Cuối cùng đến vòng 4, anh thua tay vợt số 1 thế giới lúc đó là Roger Federer 6–3, 6–3. Tại Roland Garros Verdasco là hạt giống số 22 và tiến đước đến vòng 16 tay vợt mạnh nhất và để thua trước Rafael Nadal.

Verdasco tại Mỹ mở rộng 2008

Sau thành tích tuyệt vời tại Pháp mở rộng, anh leo lên vị trí số 20 thế giới. Sau đó, Verdasco lọt tới trận chung kết Nottingham Open và tiếp túc leo lên số 18 thế giới. Tại Wimbledon, anh để thua Mario Ančić ở vòng 4 và điều này là đủ để anh leo lên vị trí 13 thế giới. Tại US Open 2008, anh là hạt giống số 13 nhưng lại bị loại từ vòng 3 bởi hạt giống số 23 Igor Andreev.

Tháng 11, anh đã giúp đội tuyển Davis Cup Tây Ban Nha giành chức vô địch sau trận chung kết trước đội tuyển Argentina

Verdasco tập luyện tại Pháp mở rộng 2009.

Tại Australian Open, Ở vòng 4, anh đối đầu với hạt giống số 4 Andy Murray và giành chiến thắng sau 5 set. Sau đó, anh đã đánh bại Jo-Wilfried Tsonga 7–6(2), 3–6, 6–3, 6–2 và đi tiếp tới trận bán kết. Trong trận bán kết, Fernando Verdasco phải đối đầu với Rafael Nadal và để thua 7–6(4), 4–6, 6–7(2), 7–6(1), 4–6 trong một trận đấu kéo dài lâu nhất Australian Open (5 giờ, 14 phút). Tại Indian Wells, anh để thuaRoger Federer 6–3, 7–6(5). Tại 2009 Miami Masters, Verdasco kỷ niêm trận đấu thứ 200 bằng chiến thắng trước Benjamin Becker ở vòng 2 nhưng sau đó thua Andy Murray 6–1, 6–2. Lúc này, Verdasco đã leo lên vị trí số 8 thế giới Anh để thua Novak Djokovic 2–6, 6–4, 3–6 tại Barcelona. Tại 2009 Rome Masters, anh lọt tới bạn kết và để thua Rafael Nadal 6–3, 6–3. Tại 2009 Madrid Masters, Verdasco lọt tới tứ kết và thua Nadal 6–4, 7–5. Đây là trận thua thứ 9 của Verdasco trước Nadal và cho đến nay vẫn chưa thắng đước Nadal 1 trận nào. Tại 2009 Rolland Garros, Verdasco thắng Nicolás Almagro 6–2, 7–6(4), 7–6(8) nhưng ngay vòng sau để thua Nikolay Davydenko 6–2, 6–4, 6–4. Tại Wimbledon, anh bị loại ở vòng 4 sau khi thua Ivo Karlović, 7–6(5) 6–7(4) 6–3 7–6(9).

Tại 2009 US Open, anh thắng Tommy Haas 3–6, 7–5, 7–6(8), 1–6, 6–4 ở vòng 4 và đến bán kết thắng John Isner 4–6, 6–4, 6–4, 6–4.

Verdasco thực hiện cú volley trong trận gặp Isner tại Mỹ mở rộng 2009

Tuy nhiện khi lọt tới bán kết, anh gặp Novak Djokovic và để thua với tỷ số 7–6(2),1–6, 7–5, 6–2.

Tại Paris Masters anh thắng Andreas Seppi ở vòng 2 với tỷ số 6–7(3), 6–4, 6–4. Sau đó để thua trước Marin Čilić 6–3, 3–6, 4–6. Lúc này Verdasco đã leo lên vị trí số 7 thế giới và được quyền tham dự ATP World Tour Finals Tại ATP Tour Finals, Verdasco thua Roger Federer ở trận đầu tiên, 6–4, 5–7, 1–6 và tiếp tụt thua Juan Martín del Potro, 4–6, 6–3, 6–7(1) ở trận thứ 2. Ở trận thứ 3, anh thua Andy Murray 4–6, 7–6(4), 6–7(3) và chính thức bị loại. Verdasco kết thúc năm 2009 vớt tỷ lệ thắng-thua 52–25 và vị trí số 9 thế giới. 2009 là năm đầu tiên Verdasco kết thúc năm trong top 10 tay vợt mạnh nhất. Ngoài danh hiệu cá nhân, Verdasco còn cùng Feliciano López giành chiến thắng trong trận chung kết Davis cup 2009 trước đội tuyển Czech của Radek ŠtěpánekTomáš Berdych với tỷ số 7–6(7), 7–5, 6–2.

Tại Australian Open, Verdasco là hạt giống số 9 và đã đánh bại Carsten Ball ở vòng 1 với tỷ số 6–7(4), 7–6(1), 7–5, 6–2. Sau đó anh thắng Ivan Sergeyev 6–1, 6–2, 6–2 ở vòng 2. Vòng 3 anh đã có chiến thắng dễ dàng khi Stefan Koubek bỏ cuộc. Vòng 4 anh gặp Nikolay Davydenko và thua 2–6, 5–7, 6–4, 7–6(5), 3–6. Tại SAP OpenSan Jose, California. Trước khi vòng 1 bắt đầu, anh đánh 1 trận giao hữu với huyền thoại Pete Sampras và thắng 6–3 7–6(2). Vòng 1, anh thắng Yen-Hsun Lu 6–3, 6–7(6), 6–3. Vòng 2 anh thắng Benjamin Becker, 7–5, 6–2, bán kết anh thắng Ričardas Berankis 6–3, 7–6(5). Tứ kết anh thắng Denis Istomin 6–3, 2–6, 6–4. Chung kết, anh thắng Andy Roddick 3–6, 6–4, 6–4 và lên ngôi vô địch. Tại Acapulco, anh thua Juan Mónaco ở bán kết 7–5, 6–3. Tại 2010 Monte-Carlo Rolex Masters, với tư cách là hạt giống số 6, anh lọt tới trận bán kết và bất ngờ giành chiến thắng trước Novak Djokovic 6–2, 6–2 và gặp Rafael Nadal ở nhưng bị thất bại thảm hại 6-0,6-1 và sau đó anh lại trở về vị trí số 9 trên bảng xếp hạng ATP Tại 2010 Barcelona Open, anh thắng Robin Söderling 6–3, 4–6, 6–3 trong trận chung kết và lên ngôi vô địch. Đây là gianh hiệu thứ 5 trong sự nghiệp đánh đơn của anh. Verdasco là hạt giống số 7 tại Rolland Garros 2010 nhưng đến vòng 4, anh thua Nicolás Almagro. Sau đó bị loại ngay từ vòng 1 bởi Fabio Fognini 7–6, 6–2, 6–7. 6–4 tại Wimbledon 2010.

Tại US Open 2010, Verdasco thắng lại Fabio Fognini 1-6, 7-5, 6-1, 4-6, 6-3. Sau đó tiếp túc loại Adrian Mannarino sau chiến thắng 6-1, 6-2, 6-2. Vòng 3 anh thắng David Nalbandian 6-2, 3-6, 6-3, 6-2. Vòng 4 anh gặp David Ferrer. Verdasco đã thua trong 2 set đầu nhưng lật ngước thế trận và giành chiến thắng 5-7, 6-7(8), 6-3, 6-3, 7-6(4). Đối thủ tiếp theo của Verdasco là Rafael Nadal, anh một lần nữa thua Nadal 5-7, 3-6, 4-6. Với trận thua này, tỷ số đối đầu giữa 2 tay vợt này đã là Nadal 11-0 Verdasco.

Verdasco tại 2011 Australian Open

Được xếp hạng hạt giống số 9 2011 Australian Open, Verdasco bắt đầu vòng 1 bằng chiến thắng nhẹ nhàng trước Rainer Schüttler 6-1 6-3 6-2. Ở vòng 2, anh gặp Janko Tipsarevic và để thua 2 set đầu nhưng vẫn thắng ngược 2-6, 4-6, 6-4, 7-6(0), 6-0. Vòng 3, anh thắng Kei Nishikori 6-2, 6-4, 6-3. Verdasco bị loại ở vòng 4 khi thua Tomáš Berdych 6-4, 6-2, 6-3. Theo Verdasco, nguyên nhân anh thua trận đấu này là do anh bị chấn thương cổ chân.

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Fernando Verdasco đước đánh giá là tay vợt "máu lửa" và có lối đánh tấn công từ cuối sân (offensive baseliner). Verdasco thuận tay trái nên những cú đánh của anh gây khó khăn cho đối phương trong việc phán đoán hướng bóng. Anh có thể thi đấu tốt trên mọi mặt sân và nguy hiểm trên mặt sân cứng, sân đất nện. Với vũ khí sở trường là cú thuận tay (forehand). Cú thuận tay của Verdasco được đánh giá là một trong những cú thuận tay nặng nhất của các tay vợt hàng đầu thế giới hiện nay. Khả năng di chuyển tốt và thể lực bền bỉ cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh trong lối chơi của anh. Ngoài ra Verdasco còn có một điểm mạnh là anh luôn thi đấu với một tinh thần rất cao, luôn khao khát chiến thắng. Khi bị đối phương dẫn trước với tỷ số rất đậm, Verdasco vẫn sẽ thi đấu hết sức và vẫn có khả năng lộn ngược dòng để giành chiến thắng.

Điểm yếu: Điểm yếu chính của Fernando Verdasco là cú trái tay (backhand) không thực sự hiệu quả, thường bị đối thủ khai thác. Ngoài ra cú giao bóng (service) của anh thiếu tính ổn định, tỷ lệ mắc lỗi giao bóng kép (double faults) cao. Phong độ không ổn định.

Trang phục: Trang phục thi đấu của Fernando Verdasco được tài trợ hoàn toàn bởi công ty adidas (Trang phục thuộc dòng Edge/ClimaCool và giày Barricade V)

Vợt Thời gian đầu, Verdasco sử dụng vợt Tecnifibre. Trong một thời gian ngắn anh dùng vợt Yonex và cho đến nay, anh sử dụng vợt Dunlop Biomimetic 300.

Sự nghiệp huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2024, Verdasco bắt đầu huấn luyện tay vợt 20 tuổi người Jordan Abdullah Shelbayh.[2] Vào tháng 5 năm 2024, anh cũng bắt đầu huấn luyện Alejandro Davidovich Fokina tại Pháp mở rộng 2024.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Fernando Verdasco bắt đầu chơi tennis từ năm 4 tuổi tại nhà riêng. Năm lên 11 tuổi anh ngừng việc học ở trường và chú trọng việc luyện tập thi đấu chuyên nghiệp. Bố mẹ của Fernando, ông José và bà Olga sở hữu 1 nhà hàng ở Madrid. Verdasco có 2 em gái là Sara và Ana.

Verdasco được chẩn đoán mắc bệnh ADHD khi còn nhỏ, nhưng không được điều trị để không gặp vấn đề với doping.[3] Verdasco ủng hộ Real Madrid.

Sau 5 năm hẹn hò, Verdasco kết hôn với Ana Boyer vào ngày 7 tháng 12 năm 2017.[4][5][6] Đám cưới diễn ra trên hòn đảo tư nhân Mustique ở Caribe.[7] Boyer là con gái của cựu chính trị gia Tây Ban Nha Miguel Boyer và người dẫn chương trình truyền hình và xã hội người Tây Ban Nha gốc Philippines Isabel Preysler. Anh trai cùng mẹ khác cha của Boyer là ca sĩ người Tây Ban Nha Enrique Iglesias.[8] Cặp đôi có ba con trai, Miguel (sinh năm 2019), Mateo (sinh năm 2021) và Martín (sinh năm 2024).[9][10][11]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp Granslam

[sửa | sửa mã nguồn]
Tournament 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 W–L
Grand Slam tournaments
Australian Open A Q1 1R 2R 2R 2R 2R Bán Kết 4R 4R 1R 3R 17–10
French Open A Q1 2R 1R 2R 4R 4R 4R 4R 3R 3R 2R 19–10
Wimbledon A 1R 2R 2R 4R 3R 4R 4R 1R 2R 3R Tứ Kết 20–11
US Open A 3R 2R 4R 3R 3R 3R Tứ Kết Tứ Kết 3R 3R 24–10
Win–Loss 0–0 2–2 3–4 5–4 7–4 8–4 9–4 15–4 10–4 8–4 6–4 7–3 80–41

Các trận chung kết lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết ATP Finals

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi: 1 (1 danh hiệu)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Vô địch 2013 London Cứng (i) Tây Ban Nha David Marrero Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
7–5, 6–7(3–7), [10–7]

Chung kết Masters 1000

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 1 (1 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 2010 Monte Carlo Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 0–6, 1–6

Đôi: 1 (1 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Á quân 2013 Shanghai Cứng Tây Ban Nha David Marrero Croatia Ivan Dodig
Brasil Marcelo Melo
6–7(2–7), 7–6(8–6), [2–10]

Chung kết ATP

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 23 (7 danh hiệu, 16 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu
Grand Slam tournaments (0–0)
ATP World Tour Finals (0–0)
ATP World Tour Masters 1000 (0–1)
ATP World Tour 500 Series (1–5)
ATP World Tour 250 Series (6–10)
Mặt sân
Cứng (2–5)
Đất nện (5–10)
Cỏ (0–1)
Titles by setting
Ngoài trời (6–13)
Trong nhà (1–3)
Kết quả Thắng-Thua    Ngày    Giải đấu Cấp độ Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 0–1 Th3 năm 2004 Mexican Open, Mexico Intl. Gold Đất nện Tây Ban Nha Carlos Moyá 3–6, 0–6
Vô địch 1–1 Th4 năm 2004 Valencia Open, Tây Ban Nha International Đất nện Tây Ban Nha Albert Montañés 7–6(7–5), 6–3
Á quân 1–2 Th7 năm 2005 Austrian Open, Áo Intl. Gold Đất nện Argentina Gastón Gaudio 6–2, 2–6, 4–6, 4–6
Á quân 1–3 Th10 năm 2007 St. Petersburg Open, Nga International Cứng (i) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 2–6, 3–6
Á quân 1–4 Th6 năm 2008 Nottingham Open, Vương quốc Anh International Grass[a] Croatia Ivo Karlović 5–7, 7–6(7–4), 6–7(8–10)
Vô địch 2–4 Th7 năm 2008 Croatia Open, Croatia International Đất nện Nga Igor Andreev 3–6, 6–4, 7–6(7–4)
Á quân 2–5 Th1 năm 2009 Brisbane International, Úc 250 Series Cứng Cộng hòa Séc Radek Štěpánek 6–3, 3–6, 4–6
Vô địch 3–5 Th8 năm 2009 Connecticut Open, Mỹ 250 Series Cứng Hoa Kỳ Sam Querrey 6–4, 7–6(8–6)
Á quân 3–6 Th10 năm 2009 Malaysian Open, Malaysia 250 Series Cứng (i) Nga Nikolay Davydenko 4–6, 5–7
Vô địch 4–6 Th2 năm 2010 Pacific Coast Championships, Mỹ 250 Series Cứng (i) Hoa Kỳ Andy Roddick 3–6, 6–4, 6–4
Á quân 4–7 Th4 năm 2010 Monte-Carlo Masters, Monaco Masters 1000 Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 0–6, 1–6
Vô địch 5–7 Th4 năm 2010 Barcelona Open, Tây Ban Nha 500 Series Đất nện Thụy Điển Robin Söderling 6–3, 4–6, 6–3
Á quân 5–8 tháng 5 năm 2010 Open de Nice Côte d'Azur, Pháp 250 Series Đất nện Pháp Richard Gasquet 3–6, 7–5, 6–7(5–7)
Á quân 5–9 Th2 năm 2011 Pacific Coast Championships, Mỹ 250 Series Cứng (i) Canada Milos Raonic 6–7(6–8), 6–7(5–7)
Á quân 5–10 tháng 5 năm 2011 Estoril Open, Bồ Đào Nha 250 Series Đất nện Argentina Juan Martín del Potro 2–6, 2–6
Á quân 5–11 Th7 năm 2011 Swiss Open, Thụy Sĩ 250 Series Đất nện Tây Ban Nha Marcel Granollers 4–6, 6–3, 3–6
Á quân 5–12 Th3 năm 2012 Mexican Open, Mexico 500 Series Đất nện Tây Ban Nha David Ferrer 1–6, 2–6
Á quân 5–13 Th7 năm 2013 Swedish Open, Thụy Điển 250 Series Đất nện Argentina Carlos Berlocq 5–7, 1–6
Vô địch 6–13 Th4 năm 2014 U.S. Men's Clay Court Championships, Mỹ 250 Series Đất nện Tây Ban Nha Nicolás Almagro 6–3, 7–6(7–4)
Vô địch 7–13 Th4 năm 2016 Romanian Open, Romania 250 Series Đất nện Pháp Lucas Pouille 6–3, 6–2
Á quân 7–14 Th7 năm 2016 Swedish Open, Thụy Điển 250 Series Đất nện Tây Ban Nha Albert Ramos Viñolas 3–6, 4–6
Á quân 7–15 Th3 năm 2017 Dubai Tennis Championships, UAE 500 Series Cứng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 3–6, 2–6
Á quân 7–16 Th2 năm 2018 Rio Open, Brazil 500 Series Đất nện Argentina Diego Schwartzman 2–6, 3–6

Đôi: 13 (8 danh hiệu, 5 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu
Grand Slam tournaments (0–0)
ATP World Tour Finals (1–0)
ATP World Tour Masters 1000 (0–1)
ATP World Tour 500 Series (3–2)
ATP World Tour 250 Series (4–2)
Mặt sân
Cứng (3–3)
Đất nện (5–2)
Cỏ (0–0)
Kiểu sân
Ngoài trời (5–4)
Trong nhà (3–1)
Kết quả Thắng-Thua    Ngày    Giải đấu Cấp độ Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Vô địch 1–0 Th11 năm 2004 Stockholm Open, Thụy Điển International Cứng (i) Tây Ban Nha Feliciano López Úc Wayne Arthurs
Úc Paul Hanley
6–4, 6–4
Á quân 1–1 Th7 năm 2007 Stuttgart Open, Đức Intl. Gold Đất nện Tây Ban Nha Guillermo García López Cộng hòa Séc František Čermák
Cộng hòa Séc Leoš Friedl
4–6, 4–6
Á quân 1–2 Th1 năm 2009 Brisbane International, Úc 250 Series Cứng Đức Mischa Zverev Pháp Marc Gicquel
Pháp Jo-Wilfried Tsonga
4–6, 3–6
Vô địch 2–2 Th2 năm 2012 Argentina Open, Argentina 250 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Slovakia Michal Mertiňák
Brasil André Sá
6–4, 6–4
Vô địch 3–2 Th3 năm 2012 Mexican Open, Mexico 500 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Tây Ban Nha Marcel Granollers
Tây Ban Nha Marc López
6–3, 6–4
Vô địch 4–2 Th7 năm 2012 Croatia Open, Croatia 250 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Tây Ban Nha Marcel Granollers
Tây Ban Nha Marc López
6–3, 7–6(7–4)
Vô địch 5–2 Th7 năm 2012 German Open, Đức 500 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Brasil Rogério Dutra Silva
Tây Ban Nha Daniel Muñoz de la Nava
6–4, 6–3
Á quân 5–3 Th10 năm 2012 Valencia Open, Tây Ban Nha 500 Series Cứng (i) Tây Ban Nha David Marrero Áo Alexander Peya
Brasil Bruno Soares
3–6, 2–6
Vô địch 6–3 Th9 năm 2013 St. Petersburg Open, Nga 250 Series Cứng (i) Tây Ban Nha David Marrero Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Dominic Inglot
Uzbekistan Denis Istomin
7–6(8–6), 6–3
Á quân 6–4 Th10 năm 2013 Shanghai Masters, Trung Quốc Masters 1000 Cứng Tây Ban Nha David Marrero Croatia Ivan Dodig
Brasil Marcelo Melo
6–7(2–7), 7–6(8–6), [2–10]
Vô địch 7–4 Th11 năm 2013 ATP World Tour Finals, Vương quốc Anh Tour Finals Cứng (i) Tây Ban Nha David Marrero Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
7–5, 6–7(3–7), [10–7]
Á quân 7–5 Th4 năm 2014 U.S. Men's Clay Court Championships, Mỹ 250 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Hoa Kỳ Bob Bryan
Hoa Kỳ Mike Bryan
6–4, 4–6, [9–11]
Vô địch 8–5 Th2 năm 2018 Rio Open, Brazil 500 Series Đất nện Tây Ban Nha David Marrero Croatia Nikola Mektić
Áo Alexander Peya
5–7, 7-5, [10-8]

Chung kết giải đồng đội: 4 (4 danh hiệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Davis Cup: 3 (3 danh hiệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Verdasco đã thi đấu với La Armada trong bảy mùa giải liên tiếp từ (2005 đến 2011), giành được cúp vào các năm 20082009, cũng như vào năm 2011.

Mùa giải Tây Ban Nha Đội tuyển Tây Ban Nha Vòng/Đối thủ/Tỷ số
2008 Fernando Verdasco
Rafael Nadal
David Ferrer
Feliciano López
Tommy Robredo
Nicolás Almagro
1R: Peru 0–5 Tây Ban Nha
QF: Đức 1–4 Tây Ban Nha
SF: Tây Ban Nha 4–1 Mỹ
FN: Argentina 1–3 Tây Ban Nha
2009 Fernando Verdasco
Rafael Nadal
David Ferrer
Feliciano López
Tommy Robredo
Juan Carlos Ferrero
1R: Tây Ban Nha 4–1 Serbia
QF: Tây Ban Nha 3–2 Đức
SF: Tây Ban Nha 4–1 Israel
FN: Tây Ban Nha 5–0 Cộng hoà Séc
2011 Fernando Verdasco
Rafael Nadal
David Ferrer
Feliciano López
Marcel Granollers
1R: Bỉ 1–4 Tây Ban Nha
QF: Mỹ 1–3 Tây Ban Nha
SF: Tây Ban Nha 4–1 Pháp
FN: Tây Ban Nha 3–1 Argentina

Hopman Cup: 1 (1 danh hiệu)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Số thứ tự Ngày Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Vô địch 1. 5 tháng 1 năm 2013 Hopman Cup, Perth, Úc Cứng Tây Ban Nha Anabel Medina Garrigues Serbia Ana Ivanovic
Serbia Novak Djokovic
2–1

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Verdasco residence, in Doha Qatar
  2. ^ “Shelbayh meets Bellingham, Kroos & Vini Jr. at Real Madrid practice; Jordanian reflects on memorable experience arranged by new coach Verdasco. 6 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ “El Tenista Fernando Verdasco Tambien Fue Diagniosticado Como Tdah | El Blog De La Hiperactividad”. Elblogdelahiperactividad.blogia.com. 25 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Instagram post by Ana Boyer Preysler • Dec 18, 2017 at 4:25pm UTC”. Instagram. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ “Fernando Verdasco gets married to Ana Boyer”. Tennis World USA. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “En ¡HOLA!, Ana Boyer y Fernando Verdasco, divertidos y enamorados en la fiesta de su boda”. HOLA USA (bằng tiếng Tây Ban Nha). 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Verdasco weds Ana Boyer on private Caribbean island”. Baseline. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ “Fernando Verdasco and Ana Boyer open up about their engagement and wedding plans”. HOLA USA (bằng tiếng Tây Ban Nha). 21 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2018.
  9. ^ “Fernando Verdasco Anuncia El Nacimiento De Su Hijo Mateo | ATP Tour | Tenis”. ATP Tour.
  10. ^ Tennis.com. “Verdasco and wife Ana Boyer welcome first child”. Tennis.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ “Enrique Iglesias' family welcomes a new family member”. HOLA! USA (bằng tiếng Anh). 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ “Karlovic retains Nottingham tennis title”. Reuters. 21 tháng 6 năm 2008.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Các thiếu nữ mơ mộng theo đuổi School Idol. Lần này trường sống khỏe sống tốt nên tha hồ mà tấu hài!
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Nhân vật Hanekawa Tsubasa trong Monogatari Series
Nhân vật Hanekawa Tsubasa trong Monogatari Series
Hanekawa Tsubasa (羽川 翼, Hanekawa Tsubasa) là bạn cùng lớp cũng như là người bạn thân nhất của Araragi Koyomi