Giacôbê Nguyễn Văn Mầu

Giám mục
 
Giacôbê Nguyễn Văn Mầu
Giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long
(1968–2001)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Vĩnh Long
Bổ nhiệmNgày 12 tháng 7 năm 1968
Tựu nhiệmNgày 19 tháng 9 năm 1968
Hết nhiệmNgày 3 tháng 7 năm 2001
Tiền nhiệmAntôn Nguyễn Văn Thiện
Kế nhiệmTôma Nguyễn Văn Tân
Truyền chức
Thụ phongNgày 21 tháng 9 năm 1940
Tấn phongNgày 12 tháng 9 năm 1968
Thông tin cá nhân
SinhNgày 21 tháng 1 năm 1914
Bà Rịa, Việt Nam
MấtNgày 31 tháng 1 năm 2013 (99 tuổi)
Nơi an tángKhuôn viên Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long
Khẩu hiệu"Yêu thương và Lao khổ"
Cách xưng hô với
Giacôbê Nguyễn Văn Mầu
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuAmor et Labor
TòaGiáo phận Vĩnh Long

Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (1914–2013) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Vĩnh Long trong hơn 30 năm, từ năm 1968 đến năm 2001.[1] Khẩu hiệu giám mục của ông là "Amor et Labor" – Yêu thương và Lao khổ.[2]

Thân thế, tu tập và thời kỳ linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Mầu sinh ngày 21[2] hoặc 22[3] tháng 1 năm 1914 tại Bà Rịa (nay là thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc Giáo phận Bà Rịa). Cậu bé Mầu là con út trong gia đình gồm có 4 người con.[4]

Năm 11 tuổi, Nguyễn Văn Mầu được linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, chánh xứ Bà Rịa, dẫn dắt và hướng dẫn theo con đường tu trì. Năm 1926, cậu chính thức bắt đầu con đường tu trì bằng việc nhập học Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.[4]

Sau quá trình dài hạn tu học, ngày 21 tháng 9 năm 1940, Nguyễn Văn Mầu được thụ phong linh mục. Sau khi được ử hành nghi thức truyền chức, linh mục Mầu được bổ nhiệm lần lượt đảm trách công việc mục vụ giáo xứ khắp Địa phận Sài Gòn[5]: sau khi thụ phong, quản nhiệm giáo xứ Lương hoà thượng. Ba năm sau đó, đảm trách quản nhiệm giáo xứ Bến Gỗ trong thời gian ngắn trước khi quản nhiệm các xứ đạo Cái Thia, Cái Sao, Cái Bèo, Mỹ Lợi từ năm 1943 đến 1947.[4]

Năm 1948, linh mục Nguyễn Văn Mầu được bổ nhiệm làm linh mục Tuyên uý Côn Đảo, Bảo Lộc trong thời gian ngắn cho đến năm 1949, khi ông được điều chuyển đến quản nhiệm giáo xứ Bảo Lộc. Năm 1950, ông tiếp tục được thuyên chuyển làm linh mục quản nhiệm Đơn Dương, Cầu Đất, Lạc Lâm, Bắc Hội, sau đó đảm trách xứ đạo Vũng Tàu từ năm 1953 đến 1955.[4]

Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1960, Nguyễn Văn Mầu đảm trách vai trò quản lý nhà thờ Chợ Quán và Bề trên nhà phước Chợ Quán.[2] Trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1964, ông đảm trách vai trò linh mục giáo xư Hưng Phú.[6] Từ năm 1966 đến 1968, ông làm Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.[2]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 7 năm 1968, Toà Thánh loan báo chọn linh mục Nguyễn Văn Mầu làm giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long. Lễ tấn phong cho vị tân chức sau đó được tổ chức vào ngày 12 tháng 9 cùng năm, với phần nghi thức truyền chức chính yếu được cử hành bởi Chủ phong là Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas cùng với hai vị phụ phong là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình và nguyên giám mục giáo phận Vĩnh Long Antôn Nguyễn Văn Thiện tại Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Sài Gòn. Sau lễ tấn phong, ông chính thức nhận giáo phận ngày 19 tháng 9.[4]

Sau khi Việt Nam thống nhất, Tòa Thánh liền bổ nhiệm linh mục Raphael Nguyễn Văn Diệp làm giám mục phó giáo phận Vĩnh Long vào tháng 8 năm 1975. Lễ tấn phong cho giám mục Diệp diễn ra trong cùng ngày, Nguyễn Văn Mầu là chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục.[7]

Sau 25 năm giữ chức giám mục phó, Nguyễn Văn Diệp từ chức tháng 5 năm 2000.[8] Đồng thời Tòa Thánh bổ nhiệm tân giám mục phó Tôma Nguyễn Văn Tân, với quyền kế vị giám mục Nguyễn Văn Mầu.[9] Lễ tấn phong của giám mục Tân cử hành vào ngày 15 tháng 8 cùng năm. Giám mục Nguyễn Văn Mầu đóng vai trò chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục.[10]

Ngày 3 tháng 7 năm 2001, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin hồi hưu của Nguyễn Văn Mầu, giám mục phó Tôma Nguyễn Văn Tân chính thức kế nhiệm.[11] Ngày 19 tháng 9 năm 1968, Giacôbê Nguyễn Văn Mầu nhận Giáo phận Vĩnh Long khi đó có trên dưới 40.000 giáo dân. 33 năm sau, ông trao lại Giáo phận cho người kế nhiệm để nghỉ hưu, Giám mục Tôma Nguyễn Văn Tân với số giáo dân tăng lên gần con số 200.000.[4]

Nguyễn Văn Mầu qua đời lúc 3 giờ sáng, ngày 31 tháng 1 năm 2013, hưởng thọ 99 tuổi với 73 năm linh mục và 45 năm giám mục.[12] Lễ an táng cố giám mục cử hành sau đó vào ngày 4 tháng 2 năm 2013, gồm có 13 hồng y, giám mục và hơn 200 linh mục từ Giáo phận Vĩnh Long cũng như các giáo phận khác. Tham dự lễ an táng cũng có khoảng gần 5.000 giáo dân.[13]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu được tấn phong giám mục năm 1968, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:[3]

Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu là giám mục Chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho các giám mục:[3]

Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu là giám mục cử hành nghi thức truyền chức linh mục cho giám mục:[3]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Antôn Nguyễn Văn Thiện
Giám mục chính tòa
Giáo phận Vĩnh Long

1968–2001
Kế nhiệm:
Tôma Nguyễn Văn Tân
Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Uỷ viên Uỷ ban Phụng vụ và Thông tin
Hội đồng Giám mục Việt Nam

1971–1974
Kế nhiệm:
Chức vụ bị hủy bỏ
  1. ^ “Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu - Nguyên Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b c d “Giáo phận Vĩnh Long cáo phó: Đức Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đã an nghỉ trong Chúa”. Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ a b c d “Bishop Jacques Nguyên Van Mâu † Bishop Emeritus of Vĩnh Long”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ a b c d e f “Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu”. Giáo phận Vĩnh Long. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Lúc đó Địa phận Sài Gòn bao gồm cả các địa phận sau này thành lập các giáo phận như Giáo phận Đà Lạt, Giáo phận Xuân Lộc, Giáo phận Mỹ ThoGiáo phận Vĩnh Long
  6. ^ “Các Cha Sở Hưng Phú”. Truyền Thông Công giáo. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Bishop Raphaël Nguyên Van Diêp † Coadjutor Bishop Emeritus of Vĩnh Long - Titular Bishop of Tubusuptu”. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ “Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp Nguyên Giám Mục Phó Giáo Phận Vĩnh Long”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ “RINUNCE E NOMINE, 27.05.2000 ● RINUNCIA DEL COADIUTORE DELLA DIOCESI DI VINH LONG (VIÊT NAM) E NOMINA DEL SUCCESSORE”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  10. ^ “Tường thuật Thánh Lễ tấn phong giám mục phó Vĩnh Long đức cha Toma Nguyễn Văn Tân 15.8.2000”. Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ “RINUNCE E NOMINE, 03.07.2001 ● RINUNCIA DEL VESCOVO DI VINH LONG (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  12. ^ Cáo Phó Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu và Chương Trình Tang Lễ, TOÀ Giám mục VĨNH LONG
  13. ^ “Thánh Lễ An Táng Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu”. Giáo phận Vĩnh Long. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  14. ^ Giáo phận Vĩnh Long. “Bài Giảng Lễ An Táng Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu của Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc”. TOÀ Giám mục VĨNH LONG. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan