Giuse Nguyễn Phụng Hiểu

Giám mục
 
Giuse Nguyễn Phụng Hiểu
Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa
(1990 – 1992)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Hưng Hóa
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
TòaGiáo phận Hưng Hoá
Bổ nhiệmNgày 3 tháng 12 năm 1990
Hết nhiệmNgày 9 tháng 5 năm 1992
Tiền nhiệmGiuse Phan Thế Hinh
Kế nhiệmAntôn Vũ Huy Chương
Truyền chức
Thụ phongNgày 26 tháng 5 năm 1951
Tấn phongNgày 11 tháng 4 năm 1991
Thông tin cá nhân
SinhNgày 19 tháng 3 năm 1921
Kim Sơn, Ninh Bình, Việt Nam
MấtNgày 9 tháng 5 năm 1992 (71 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Khẩu hiệu"Các con hãy nên chứng nhân của Thầy"
Cách xưng hô với
Giuse Nguyễn Phụng Hiểu
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Vos eritis Mihi testes"
TòaGiáo phận Hưng Hoá

Giuse Nguyễn Phụng Hiểu (1921 – 1992) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[1] Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Hưng Hóa trong khoảng thời gian ngắn từ cuối năm 1990 đến khi qua đời năm 1992. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Các con hãy nên Chứng nhân của Thầy".[2]

Giám mục Nguyễn Phụng Hiểu quê ở Kim Sơn, Ninh Bình. Từ thuở thiếu thời, ông đã đi theo con đường tu học và học tại các chủng viện Công giáo khác nhau tại giáo phận Hưng Hóa cũng như giáo phận Phát Diệm. Sau 17 năm tu học trong thời kỳ Pháp thuộcchiến tranh Đông Dương, năm 1951, ông được truyền chức linh mục.

Năm 1952, linh mục Giuse Hiểu bắt đầu làm việc tại giáo phận Hưng Hóa. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau trong thời kỳ linh mục, tháng 1 năm 1989, ông được chọn làm Giám quản Giáo phận Hưng Hóa. Tòa Thánh chọn linh mục giám quản Nguyễn Phụng Hiểu làm giám mục chính tòa Hưng Hóa tháng 12 năm 1990. Giám mục Nguyễn Phụng Hiểu chính thức quản lý giáo phận Hưng Hóa từ tháng 4 năm 1991, sau nghi thức tấn phong. Tuy nhiên, do tuổi cao nên chỉ vài tháng sau, ông lâm bệnh nặng và qua đời vì ung thư tháng 5 năm 1992.

Thân thế và những năm đầu tu nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nguyễn Phụng Hiểu sinh ngày 19 tháng 3 năm 1921 tại giáo họ Hàm Phu, giáo xứ Quân Triêm, nay thuộc xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 13 tuổi (1934), cậu bé Hiểu bắt đầu con đường tu trì của mình bằng việc nhập học tại Tiểu chủng viện Hà Thạch, thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Sau 12 năm tu học tại Hà Thạch, năm 1945, chủng sinh Giuse Hiểu tiếp tục việc học tại Đại chủng viện Thượng Kiệm, giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình.[3]

Thời kỳ linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau quá trình tu học dài hạn, Phó tế Giuse Nguyễn Phụng Hiểu được thụ phong linh mục vào ngày 26 tháng 5 năm 1951. Sau khi được truyền chức, ông được bổ nhiệm giữ chức linh mục phó giáo xứ Liễu Đề, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu. Một năm sau khi trở thành linh mục, Giuse Nguyễn Phụng Hiểu quyết định gia nhập Giáo phận Hưng Hoá. Đại diện Tông Tòa Hưng Hóa Jean Marie Mazé Kim quyết định bổ nhiệm linh mục Hiểu làm linh mục phó giáo xứ Vĩnh Lộc, hỗ trợ họ đạo Thạch Thán và các họ đạo mới thành lập.[3]

Chỉ hai năm sau khi bắt đầu làm việc ở Giáo phận Hung Hóa, năm 1954, linh mục Giuse Nguyễn Phụng Hiểu được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Tiểu chủng viện Sơn Lộc. Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1967, linh mục Hiểu là Quản lý Địa phận, đồng thời kiêm nhiệm chức linh mục chánh xứ Sơn Tây.[3] Cũng trong năm này, ông được chọn làm nhân chứng về văn thư thành lập Dòng Ba thánh Đa Minh của Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang. Giám mục Quang và linh mục Hiểu cùng linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bảo là ba thành viên tiên khởi của Dòng Ba tại xứ Sơn Tây, thuộc giáo phận Hưng Hóa.[4]

Năm 1979, ông được bổ nhiệm đảm nhận vai trò linh mục Chánh xứ Tinh Lam, phụ trách nhiều xứ đạo, họ đạo nhánh với 42 nhà thờ, 9.200 giáo dân. Ngày 22 tháng 1 năm 1989, giám mục chính tòa Hưng Hóa Giuse Phan Thế Hinh qua đời, linh mục Giuse Nguyễn Phụng Hiểu được chọn làm Giám quản giáo phận Hưng Hóa, về cư trú ở Sơn Tây. Cũng trong thời gian này, linh mục Hiểu còn đảm trách nhiệm vụ giáo sư Thần học tín lý cho Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.[3]

Thời kỳ giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bổ nhiệm và tấn phong

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 12 năm 1990, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm linh mục Giám quản Giuse Nguyễn Phụng Hiểu làm Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa. Tuy vậy, hơn 3 tháng sau đó tin tức bổ nhiệm mới được chính thức thông báo. Đợt bổ nhiệm này ngoài tin bổ nhiệm tân giám mục Hưng Hóa còn có tin thuyên chuyển giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang làm Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình.[3]

Ban đầu lễ tấn phong cho giám mục tân cử dự định vào ngày lễ kính Giuse, một vị thánh và là Thánh bổn mạng của giám mục Nguyễn Phụng Hiểu. Tuy vậy, dự tính này phải hủy bỏ và lùi lại đến ngày 8 tháng 4 năm 1991, với mục đích để có sự tham gia của đông đảo giám mục Việt Nam, do kỳ họp thường niên được tổ chức tại Hà Nội vào khoảng thời gian này. Lễ tấn phong tân giám mục Nguyễn Phụng Hiểu là lễ tấn phong có sự tham gia của hàng giám mục đông đảo nhất cho đến thời điểm đó, với 25 vị. Chủ phong trong nghi thức truyền chức là giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh kiêm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Hà Nội. Cùng đồng tế cũng như tham gia lễ tấn phong có hơn 40 linh mục và 20.000 giáo dân đa số là người dân tộc Mèo từ Sapa (Lào Cai).[3]

Tòa thánh cử Tổng Giám mục Alberto Tricarico, Sứ thần Tòa Thánh tại Bangkok, đại diện Giáo hoàng sang dự lễ. Giáo hoàng Gioan Phaolô II tặng riêng cho tân giám mục một thánh giá đeo ngực bằng bạc và sẽ do Tổng giám mục Alberto trao cho vị tân chức. Vào giờ chót, tổng giám mục Alberto Tricarico không thể đến sang Việt Nam dự lễ.[3]

Thánh lễ Tấn phong Giám mục Giuse Nguyễn Phụng Hiểu.
Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Phụng Hiểu thăm giáo xứ Hoàng Xá.

Trong thời kỳ làm giám mục, ông quyết định gửi 13 chủng sinh vào học tại miền Nam và quyết định xây dựng Tòa giám mục tại Sơn Tây.[5]

Lâm bệnh và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nguyễn Phụng Hiểu chính thức trở thành giám mục Hưng Hóa khi đã thất thập. Việc quản nhiệm một giáo phận nghèo khó và có địa bàn rộng lớn làm ông trở bệnh. Chỉ vài tháng sau ngày tấn phong, tháng 8 năm 1991, ông đi Roma điều trị bệnh tại bệnh viện Piô X. Ông di chuyển bằng xe lăn khi giáo hoàng đến thăm bệnh. Trở về Việt Nam tháng 12 năm 1991, ông tiếp tục điều trị tại bệnh viện Việt–Xô (Hà Nội) trong 2 tháng. Sau Tết Nguyên đán năm 1992, ngày 11 tháng 2 giám mục Nguyễn Phụng Hiểu đến Thành phố Hồ Chí Minh để theo chữa bệnh bằng phương pháp đông y. Thời gian điều trị bệnh, giáo phận Hưng Hóa có nhiều tin buồn diễn ra liên tiếp: 4 người thân với vị giám mục qua đời trong vòng 30 ngày, điều này làm sức khỏe ông suy yếu dần.[3]

Ngày 7 tháng 5, ông dự lễ tấn phong tân giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Tôma Nguyễn Văn Trâm và ngay ngày hôm sau đến trụ sở Giáo phận Hưng Hóa tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh để giã từ trở về giáo phận Hưng Hóa. Bệnh ung thư bộc phát, giám mục Hiểu được đưa đến điều trị tại Trung tâm cấp cứu bệnh viện Sài Gòn. Ông qua đời lúc 14 giờ 20 phút, ngày 9 tháng 5 năm 1992 thọ 71 tuổi.[3]

Linh cữu cố giám mục được quàn tại nhà thờ xứ Lộc Hưng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, chuyển linh cữu về thị xã Sơn Tây nơi tạm đặt Tòa Giám mục Hưng Hóa. Lễ an táng cố giám mục Nguyễn Phụng Hiểu chủ tế bởi giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo, giám mục Giáo phận Phát Diệm vào ngày 14 tháng 5, nghi thức đọc điếu văn do giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng chủ sự. Giáo dân đến từ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam như: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang đến dự lễ tang giám mục Nguyễn Phụng Hiểu.[3]

Giám mục Giuse Nguyễn Phụng Hiểu chính thức lãnh đạo giáo phận Hưng Hóa trong khoảng thời gian 1 năm 29 ngày, tuy nhiên ông đã thực hiện các công tác mục vụ cho giáo phận Hưng Hóa từ nhiều năm trước, từ năm 1934 và đồng hành cùng giáo phận trong những ngày tháng chiến tranh và thời hậu chiến.[6]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh mục Giuse Nguyễn Gia Huấn nhận định trong lễ giỗ 25 năm cố giám mục Nguyễn Phụng Hiểu:[7]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giuse Nguyễn Phụng Hiểu được tấn phong năm 1991, dưới thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[8]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Giuse Phan Thế Hinh
Giám mục chính tòa
Giáo phận Hưng Hóa

1990 – 1992
Kế nhiệm:
Antôn Vũ Huy Chương
  1. ^ Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia. “Danh Sách Các Đức Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục Việt Nam”. Vietnamese Missionaries in Asia. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ “Đức Cha Giuse Nguyễn Phụng Hiếu Nguyên Giám mục Giáo phận Hưng Hóa”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ a b c d e f g h i j “GIÁO PHẬN HƯNG HÓA Lê Ngọc Bích - Dũng Lạc”. Giáo xứ Giáo họ. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “NĂM MƯƠI NĂM THÀNH LẬP HUYNH ĐOÀN ĐA MINH HƯNG HÓA”. Dòng Đa Minh. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN HƯNG HÓA”. Giáo phận Hưng Hóa. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “Các Giám mục Tuổi Dậu đầu thế kỷ 20 đến nay”. Báo Công giáo và Dân tộc. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  7. ^ “Giáo xứ Tình Lam tổ chức lễ giỗ 25 năm Đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu”. Giáo phận Hưng Hóa. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  8. ^ “Bishop Joseph Nguyên Phung Hiêu † Bishop of Hưng Hóa, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 21 tháng 6 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.