Giuse Nguyễn Tích Đức

Giám mục
 
Giuse Nguyễn Tích Đức
Giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột
(2000 – 2006)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
TòaGiáo phận Ban Mê Thuột
Bổ nhiệmNgày 29 tháng 12 năm 2000
Hết nhiệmNgày 17 tháng 5 năm 2006
Tiền nhiệmGiuse Trịnh Chính Trực
Kế nhiệmVinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Giám mục Phó Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
Giáo phậnGiáo phận Ban Mê Thuột
Bổ nhiệmNgày 21 tháng 4 năm 1997
Hết nhiệmNgày 29 tháng 12 năm 2000
Tiền nhiệmGiuse Trịnh Chính Trực
Kế nhiệmKhuyết vị
Truyền chức
Thụ phongNgày 21 tháng 12 năm 1967
Tấn phongNgày 17 tháng 6 năm 1997
Thông tin cá nhân
Sinh22 tháng 2 năm 1938
Hà Nam, Việt Nam
Mất23 tháng 5 năm 2011 (73 tuổi)
Nơi an tángTòa giám mục Ban Mê Thuột
Khẩu hiệu"Đạt tới người mới"
Cách xưng hô với
Giuse Nguyễn Tích Đức
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuInduite novum hominem
TòaGiáo phận Ban Mê Thuột

Giuse Nguyễn Tích Đức (1938 – 2011) là một giám mục Công giáo Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột[1] từ năm 2000 đến năm 2006. Trước đó, ông từng đảm nhận vai trò giám mục Phó giáo phận này từ năm 1997. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Đạt tới người mới".[2]

Nguyễn Tích Đức quê quán tại Hà Nam. Theo con đường tu trì từ năm 10 tuổi, sau khoảng thời gian dài tu học, chủng sinh Đức được phong chức linh mục năm 1967. Tân linh mục Nguyễn Tích Đức được chọn làm giáo sư Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh trước khi trở thành Giám đốc chủng viện này. Từ năm 1986, ông là linh mục chánh xứ Hưng Đạo.

Tòa Thánh loan tin chọn Nguyễn Tích Đức làm giám mục Phó giáo phận Ban Mê Thuột vào tháng 4 năm 1997. Nghi thức truyền chức cử hành vào tháng 6 cùng năm. Cuối năm 2000, ông kế vị chức vụ giám mục chính tòa Ban Mê Thuột. Vì sức khỏe suy yếu, giám mục Đức viết đơn xin hồi hưu và được chấp thuận vào tháng 5 năm 2006.

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Tích Đức sinh ngày 22 tháng 2 năm 1938 tại Giáo xứ Bút Đông, Giáo hạt Lý Nhân, Tổng giáo phận Hà Nội (thuộc phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nhưng theo gia đình di cư vào Nam 1954. Từ năm 10 tuổi, cậu bé Đức đã bắt đầu con đường tu trì của mình bằng việc theo học Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên tại Hà Nội cho đến năm 1950. Từ năm 1951, chủng sinh Đức học Tiểu chủng viện Piô XII (tại Hà NộiSài Gòn). Sau mười năm học Tiểu chủng viện Piô, từ năm 1958, Nguyễn Tích Đức theo học Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt.[3]

Ông là nghĩa tử của Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.[4]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau quá trình tu học dài hạn, ngày 21 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Tích Đức được truyền chức chức linh mục tại Sài Gòn với nghi thức truyền chức cử hành bởi giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai. Sau khi thụ phong linh mục, linh mục trẻ Nguyễn Tích Đức được bổ nhiệm giữ vai trò Giáo sư Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh – Ban Mê Thuột từ năm 1968.[3] Ông là một trong bốn giáo sư đầu tiên của chủng viện này. Trên đường về sau khi tiễn con trai ra sân bay nhận nhiệm sở mới, thân phụ linh mục Đức gặp tai nạn và qua đời. Năm 1978, chủng viện Lê Bảo Tịnh bị giải tán lần 2, các chủng sinh trở về quê sinh sống, các linh mục giáo sư chủng viện cũng được bổ nhiệm giữ các chức vụ tại các vùng trung tâm. Trong hoàn cảnh khó khăn này, giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai chính thức bổ nhiệm linh mục Nguyễn Tích Đức làm Giám đốc Chủng viện Lê Bảo Tịnh..[5]

Sau gần 20 năm đảm nhận vai trò Giáo sư và Giám đốc chủng viện, từ năm 1986, linh mục Nguyễn Tích Đức giữ nhiệm vụ linh mục chánh xứ giáo xứ Hưng Đạo (Ban Mê Thuột).[3] Chính vì khoảng thời gian dài chỉ đào tạo chủng sinh, khi được bổ nhiệm giữ vai trò linh mục giáo xứ, Nguyễn Tích Đức lo lắng vì hoàn toàn không có kinh nghiệm mục vụ giáo xứ. Trong khoảng thời gian này, vì công việc không quá áp lực, ông vẫn quan tâm đến việc đào tạo ứng sinh.[5]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 4 năm 1997, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Nguyễn Tích Đức làm Giám mục phó Giáo phận Ban Mê Thuột.[6] Khi quyết định nhận bổ nhiệm làm giám mục, ông lo lắng và từng chia sẻ: "Cuộc đời của cha chỉ muốn dành hết tâm huyết của mình cho việc đào chủng sinh, cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận còn bao la. Cương vị Giám mục thật nặng nề với cha. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này cha phải chia sẻ gánh nặng với Đức cha chính".[5]

Lễ tấn phong cho giám mục Tân cử được cử hành sau đó vào ngày 17 tháng 6 cùng năm tại Ban Mê Thuột với phần nghi thức truyền chức chính yếu cử hành bởi chủ phong là giám mục chính tòa Ban Mê Thuột Giuse Trịnh Chính Trực và hai vị phụ phong gồm Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang và giám mục chính tòa Giáo phận Qui Nhơn Phaolô Huỳnh Đông Các.[6] Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: "Đạt tới người mới".[2]

Ngày 29 tháng 12 năm 2000, giám mục chính tòa Trịnh Chính Trực được Tòa Thánh chấp thuận đơn xin hồi hưu ví lý do tuổi tác và được chấp thuận, với vai trò giám mục Phó, Nguyễn Tích Đức kế vị làm Giám mục Chính toà Giáo phận Ban Mê Thuột.[7] Huấn quyền qua lời truyền giảng của Nguyễn Tích Đức mang tính triết học hơn mang tính sự kiện của đời thường, nỗi trăn trở của ông là sự hiệp nhất trong giáo phận. Trong thời kỳ giám mục Đức quản nhiệm, ban Giáo lý của Giáo phận Ban Mê Thuột hệ thống hóa để đưa chương trình giáo lý của Giáo phận vào một tổ chức nhất quán. Nguyên giám mục Trịnh Chính Trực vẫn hỗ trợ bằng cách công tác mục vụ trong giáo phận.[5]

Giám mục Nguyễn Tích Đức mắc chứng bệnh nan y, có dấu hiệu hoại tử ngón chân vì di chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, mỗi lần đến tham mục vụ tại các giáo xứ, các giáo dân thường dành các món kiêng như nước trái cây và trứng luộc cho ông. Sức khỏe ngày càng suy yếu, giám mục Nguyễn Tích Đức không thể điều hành giáo phận. Nhận thấy việc này gây tổn hại đến lợi ích giáo phận, ông viết đơn xin từ chức Giám mục.[5]

Ngày 17 tháng 5 năm 2006, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin từ chức của giám mục Nguyễn Tích Đức vì lý do sức khỏe.[8][9] Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa được chọn làm Giám quản quản lý giáo phận Ban Mê Thuột từ ngày 29 tháng 5.[10]

Khoảng thời gian sau khi hồi hưu, di chứng bệnh xuất hiện ngày càng nhiều khiến giám mục Nguyễn Tích Đức đi lại khó khăn. Tuy vậy, nhiều người cho rằng vị tiền nhiệm Trịnh Chính Trực, vốn bị tai biến sẽ qua đời trước giám mục Đức.[5] Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức qua đời ngày 23 tháng 5 năm 2011 (nhằm ngày 21 tháng 4 năm Tân Mão).[6] Lễ an táng cố giám mục cử hành sau đó vào ngày 26 tháng 5, với sự tham gia chủ sự của 15 giám mục và hơn 200 linh mục. Ông được an táng tại Tòa giám mục Ban Mê Thuột.[11]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục giáo phận Nha Trang, nguyên Giám quản Giáo phận Ban Mê Thuột, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nói về những đóng góp của Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức cho giáo hội Việt Nam và Giáo phận Ban Mê Thuột:

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức được tấn phong giám mục năm 1997, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[6]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Giuse Trịnh Chính Trực
Giám mục Phó Giáo phận Ban Mê Thuột
1997 – 2000
Kế nhiệm:
Khuyết vị
Tiền nhiệm:
Giuse Trịnh Chính Trực
Giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột
2000 – 2006
Kế nhiệm:
Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
  1. ^ Acta Apostolicae sedis, Vatican, trang 72.
  2. ^ a b “Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức, Nguyên Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuột”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b c “Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức, nguyên giám mục Ban Mê thuột đã qua đời”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ Trần Anh Dũng 2009, tr. 484
  5. ^ a b c d e f “NHÌN LẠI CHÂN DUNG VỊ MỤC TỬ: ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN TÍCH ĐỨC”. Giáo phận Ban Mê Thuột. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ a b c d “Bishop Joseph Nguyên Tich Duc † Bishop Emeritus of Ban Mê Thuột, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ “RINUNCE E NOMINE, 30.12.2000 ● RINUNCIA DEL VESCOVO DI BAN MÊ THUÔT (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  8. ^ “RINUNCE E NOMINE, 17.05.2006 ● RINUNCIA DEL VESCOVO DI BAN MÊ THUÔT (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ “ĐTC NHẬN ĐƠN TỪ CHỨC CỦA ĐỨC CHA NGUYỄN TÍCH ĐỨC”. Đài Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN BANMÊTHUỘT”. Giáo phận Ban Mê Thuột. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  11. ^ “Thánh lễ an táng Đức cố giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức”. Catholic Hierachy. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập Ngày 28 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ “Thánh lễ an táng Đức cố giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức - Trích website Giáo phận Đà Nẵng”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.