Phêrô Trần Đình Tứ

Giám mục
 
Phêrô Trần Đình Tứ
Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường
(1998 – 2012)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Phú Cường
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Phú Cường
Bổ nhiệmNgày 5 tháng 11 năm 1998
Tựu nhiệmNgày 26 tháng 1 năm 1999
Hết nhiệmNgày 30 tháng 6 năm 2012
Tiền nhiệmLouis Hà Kim Danh
Kế nhiệmGiuse Nguyễn Tấn Tước
Truyền chức
Thụ phongNgày 29 tháng 4 năm 1965
bởi Giám mục Giuse Trần Văn Thiện
Tấn phongNgày 6 tháng 1 năm 1999
bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II (chủ phong), các Tổng giám mục Giovanni Battista ReFrancesco Monterisi (phụ phong)
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhTrần Đình Tứ
Sinh2 tháng 3, 1937 (87 tuổi)
Thuần Túy, Thái Bình
Cha mẹPhêrô Trần Văn Thường
Maria Phạm Thị Tèo
Giáo dụcTiến sĩ Giáo luật và Cử nhân Phụng vụ
Khẩu hiệu"Yêu rồi làm"
Cách xưng hô với
Phêrô Trần Đình Tứ
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuDilige et quod vis fac
TòaGiáo phận Phú Cường

Phêrô Trần Đình Tứ (sinh 1937) là một giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Rôma.[1] Ông nguyên là Giám mục chính tòa thứ ba của Giáo phận Phú Cường[2] và là nguyên Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong ba nhiệm kỳ liên tiếp, kéo dài từ năm 2007 đến năm 2016. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Yêu Rồi Làm".[3]

Giám mục Trần Đình Tứ sinh tại Thái Bình, bắt đầu con đường tu trì từ năm 11 tuổi. Sau khoảng thời gian 17 năm tu học, ông được truyền chức linh mục tháng 4 năm 1965. Sau khi trở thành linh mục, ông đảm nhận chức phó xứ Lễ Trang trong thời gian ngắn và được chuyển làm phó xứ Chính Tòa Phú Cường. Linh mục Tứ sau đó được cử đi du học và nhận được hai văn bằng Tiến sĩ Giáo luật và Cử nhân Phụng vụ.

Về Việt Nam, ông đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong giáo phận cũng như trở thành Tổng Thư ký Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Trần Đình Tứ làm giám mục chính tòa Phú Cường tháng 11 năm 1998 và nghi thức tấn phong cử hành tại Rôma vào đầu tháng 1 năm 1999.

Thời làm giám mục, ông đảm nhận nhiều vai trò trong đời sống tôn giáo trong và ngoài nước. Ông cũng là giám mục khởi công và hoàn tất nhà thờ chính tòa Phú Cường.

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Trần Đình Tứ sinh ngày 2 tháng 3 năm 1937 tại Thuần Túy, nay thuộc xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình. Song thân là ông Phêrô Trần Văn Thường và bà Maria Phạm Thị Tèo.[4] Năm 11 tuổi, ông bắt đầu con đường tu học của mình bằng việc nhập học tại Tiểu chủng viện Mỹ Đức, Thái Bình, với sự bảo trợ của linh mục nghĩa phụ Đa Minh Phạm Hữu Tư.[5] Ngay năm đầu tiên ở Tiểu chủng viện, chủng sinh Trần Đình Tứ bị Giám đốc Chủng viện đuổi học do quy kết chủng sinh Tứ vừa xướng kinh vừa đốt pháo khi cậu này làm rớt đế đèn dầu. Sau khi năn nỉ và khó khăn về đi lại do hoàn cảnh chiến tranh, nên được chấp thuận ở lại. Chủng sinh Tứ cũng từng bị nhiều giáo sư chủng viện bỏ phiếu loại khỏi chủng viện, tuy vậy vẫn tiếp tục được theo học.[6] Sau khi Hiệp định Genève có hiệu lực, chủng sinh Tứ di cư vào miền Nam, học tại Tiểu chủng viện Phan Rang, Tấn Tài. Sau một năm tại Tiểu chủng viện Phan Rang, Trần Đình Tứ được cử đi du học và học tại học viện Albertô, Hồng Kông phân môn Triết học năm 1955.[5]

Trở về Việt Nam ba năm sau đó, chủng sinh Trần Đình Tứ được cử giúp xứ, dạy học tại trường Nguyễn Duy Khang, Thành phố Sài Gòn.[5] Sau khi hoàn tất chương trình Triết học, cậu được cử đi du học Rôma, nhưng bỏ lỡ cơ hội do bị thủng phổi.[6] Từ năm 1961, cậu bắt đầu học phân môn Thần học tại Đại Đại Chủng viện thánh Giuse, Sài Gòn và học tại đây đến năm 1965.[5]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 4 năm 1965, Phó tế Phêrô Trần Đình Tứ được truyền chức linh mục do giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho Giuse Trần Văn Thiện cử hành. Sau khi trở thành linh mục, linh mục Tứ được bổ nhiệm đảm nhận vai trò linh mục phó giáo xứ Lễ Trang, hạt Phú Giáo, giáo phận Phú Cường trong thời gian ngắn trước khi được điều chuyển giữ chức linh mục phó giáo xứ chính tòa Phú Cường.[5]

Năm 1968, linh mục Trần Đình Tứ được cử đi du học tại Rôma và đạt được hai văn bằng Tiến sĩ Giáo luật và Cử nhân Phụng vụ. Sau 5 năm du học, ông trở về Việt Nam và được bổ nhiệm giữ chức phó Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Phú Cường. Đến năm 1975, ông trở thành Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Phú Cường và giữ chức này đến năm 1988.[5]

Từ năm 1987, linh mục Phêrô Trần Đình Tứ đảm nhận vai trò linh mục chánh xứ nhà thờ chính tòa Phú Cường kiêm Quản hạt giáo hạt Phú Cường và Chánh án Tòa án hôn phối giáo phận Phú Cường. Song song cùng chức vụ này, ông đảm nhận vai trò Giáo sư hai môn Phụng vụ và Luân lý tại Đại Chủng viện Sài Gòn từ năm 1985.[5]

Từ năm 1985 đến năm 1991, linh mục Phêrô Trần Đình Tứ đảm nhận vai trò linh mục Tổng Thư ký Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.[5]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 5 tháng 11 năm 1998, Tòa Thánh thông báo bổ nhiệm linh mục Phêrô Trần Đình Tứ làm tân Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường.[7] Tòa Thánh gửi thư mời giám mục Tứ đến Rôma để giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ sự nghi thức Tấn phong Giám mục, nghi thức Tấn phong được diễn ra vào ngày 6 tháng 1 cùng năm.[8] Theo lời của chính Giám mục Tứ, sau khi được Tòa Thánh đề cử, việc đề cử ông gặp nhiều cản trở, chỉ được giải quyết bốn năm sau đó.[6] Giáo phận Phú Cường lúc này có 63 linh mục triều và 1 linh mục dòng. Ngoài ra còn có 29 đại chủng sinh và 67 nữ tu.[9]

Tân giám mục được tấn phong vào ngày 6 tháng 1 năm 1999 bởi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican. Khẩu hiệu Giám mục của ông là: "Yêu rồi làm".[3][10] Một ngày sau lễ tấn phong, giáo hoàng Gioan Phaolô II có buổi tiếp kiến các tân giám mục và gia đình của họ. Cùng tham dự buổi lễ này có Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên Gioan Baotixita Bùi Tuần, Đức ông Trần Văn Khả từ Bộ Kỷ luật Bí tích và 20 thành viên gia đình tân giám mục. Một ngày sau đó, ông cùng thân nhân đi Hoa Kỳ sau đó trở về Việt Nam vào cuối tháng.[10] Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ chính thức nhận giáo phận Phú Cường ngày 26 tháng 1 cùng năm.[11]

Từ tháng 10 năm 1999, giám mục Trần Đình Tứ đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam, sau khoảng thời gian gián đoạn vì hoàn cảnh và ông đảm nhận chức vụ này cho đến tháng 10 năm 2020.[12] Từ năm 2001, giám mục Tứ đảm nhận vai trì chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Từ năm 2002, giám mục Phêrô Trần Đình Tứ là đại biểu Giáo hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.[5]

Nghi thức phong chức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ.

Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông đảm nhận công tác Chủ tịch Ủy ban Phụng tự và Nghệ thuật thánh nhiệm kỳ 2004 – 2007, sau đó trở thành chủ tịch hai ủy ban: Ủy ban Nghệ thuật thánh và Ủy ban Phụng tự nhiệm kỳ 2007 – 2010. Trong hai nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2010 đến năm 2016, Giám mục Tứ chỉ còn đảm nhận chức chủ tịch Ủy ban Phụng tự.[13] Ông cho rằng trách vụ về Uỷ ban Phụng Tự và Hội Thừa Sai là hai trách vụ nặng nề. Riêng vai trò Đặc trách Hội Thừa sai, ông cho biết đã hết lòng từ chối nhưng không được chấp thuận. Ông cho biết ông không có nhiều thời gian để chăm lo cho Hội Thừa Sai. Chỉ hai năm sau khi được tấn phong giám mục, ông bị tai nạn làm đứt hai gân máu não và tiên liệu bị tâm thần, nhưng sau đó được chữa lành.[6]

Năm 2007, giám mục Phêrô Trần Đình Tứ trở thành thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại liên tôn.[5]

Nghi thức phong chức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ.

Ngày 13 tháng 6 năm 2009, giám mục Trần Đình Tứ cho khởi công xây dựng nhà thờ chính tòa Phú Cường.[5] Trong thời kỳ giám mục, ông đã truyền chức cho khoảng 400 linh mục.[6]

Ngày 30 tháng 6 năm 2012, Giáo hoàng Biển Đức XVI chấp nhận đơn nghỉ hưu của ông theo giáo luật.[14] Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước chính thức kế vị chức giám mục chính tòa. Giám mục Tước là học trò và cũng là người được Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ cho đi du học.[5] Cùng vào ngày này, giáo hoàng cũng chấp thuận đơn từ nhiệm của giám mục Qui Nhơn Phêrô Nguyễn Soạn.[15]

Tuy đã hồi hưu, giám mục Trần Đình Tứ vẫn tiếp tục công việc xây dựng nhà thờ chính tòa Phú Cường cho đến ngày hoàn tất.[5] Sau khi từ nhiệm chức vụ giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường, Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ vẫn kiêm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam, Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách đối thoại liên tôn, Đại biểu Giáo hội Việt Nam tại Ủy ban Giáo hoàng đặc trách các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.[5]

Ngày 6 tháng 1 năm 2014, tại nhà nguyện Giáo phận Phú Cường, Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ cử hành lễ tạ ơn kỷ niệm 15 năm Giám mục. Đồng tế trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và 10 giám mục khác, cùng đông đảo các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân thuộc các giáo phận Phú Cường, Xuân Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh,...[5]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ được tấn phong giám mục năm 1999, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[16]

Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ là Giám mục Chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho:[16]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Louis Hà Kim Danh
Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường
1998 – 2012
Kế nhiệm:
Giuse Nguyễn Tấn Tước
Tiền nhiệm:
Philípphê Nguyễn Kim Điền
Tổng Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam[12]
1999 – 2020
Kế nhiệm:
Anphong Nguyễn Hữu Long
Tiền nhiệm:
Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Chủ tịch Ủy ban Phụng tự
Hội đồng Giám mục Việt Nam

2007 – 2016
Kế nhiệm:
Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
Tiền nhiệm:
Stêphanô Tri Bửu Thiên
Chủ tịch UB Thánh Nhạc & Nghệ thuật Thánh[17]
Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật Thánh
Hội đồng Giám mục Việt Nam

2007 – 2010
Kế nhiệm:
Mátthêu Nguyễn Văn Khôi
  1. ^ “Danh sách các Giám mục người Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 30 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ “Các vị chủ chăn của Giáo Phận”. Giáo phận Phú Cường. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b “Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ Nguyên Giám Mục Giáo Phận Phú Cường”. Taiwan Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2017. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ Trần Anh Dũng 2009, tr. 563
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC”. Công giáo Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 5 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 5 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ a b c d e “Toạ đàm gặp gỡ Đức Cha Phêrô nhân dịp kỷ niệm 25 năm Giám mục”. Truyền Thông Giáo phận Phú Cường. 2 tháng 1 năm 2024. Truy cập Ngày 11 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ “Tòa Thánh mời Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ Tân Giám Mục Phú Cường sang Roma để ĐTC phong chức”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  9. ^ “Chúc Mừng Đức Tân Giám Mục Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ a b “ĐTC tiếp chín vị tân Giám Mục và các người thân trong gia đình các ngài”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ “Lễ tạ ơn 2O năm giám mục của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ”. Báo Công giáo và Dân tộc. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  12. ^ a b “HĐGMVN: Thư tri ân Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - nguyên đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua 13 kỳ đại hội”. Ban Tôn giáo Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 6 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 6 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ “RINUNCE E NOMINE, 30.06.2012 ● RINUNCIA E SUCCESSIONE DEL VESCOVO DI PHÚ CUONG (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  15. ^ “Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của ĐGM Phú Cường và Qui Nhơn”. Giáo phận Phát Diệm. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ a b “Bishop Pierre Trân Đinh Tu - Bishop Emeritus of Phú Cường, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  17. ^ “ỦY BAN NGHỆ THUẬT THÁNH Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2019.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh, họ sẽ thường phải hứng chịu những cơn đau đầu đột ngột
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Mặc dù Kaeya sở hữu base ATK khá thấp so với mặt bằng chung (223 ở lv 90 - kém khá xa Keqing 323 ở lv 90 hay Qiqi 287 ờ lv 90) nhưng skill 1 của Kaeya có % chặt to